Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 5+6: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 5+6: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức:

 - Nhân vật sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước

 - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong tác phẩm truyền thuyết

 2 Kỹ năng :

 - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

 - phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện

 3 Thái độ:

 - Biết ơn các vị anh hùng có công với đất nước

II Chuẩn bị .

 1 .Giáo viên: Tranh minh họa, tư liệu tham khảo.

 2. Học sinh : Đọc trước bài tóm tắt văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK

 III Phương pháp

 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,

 IV. Tiến trình tổ chức dạy học

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ : Kể tóm tắt truyện “bánh chưng, bấnh giầy” và cho biết ý nghĩa của truyện?

 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

Khởi động: Ngay từ buổi đầu dựng nướcVăn Lang, nhân dân ta đã phải chống trả giặc ngoại xâm (giặc Ân ,giặc mũi đỏ ) để giữ yên bờ cõi.Truyền thuyết Thánh Gióng ca ngợi tinh thần quật khởi chống ngoại xâm của dân tộc trong buổi đầu dựng nước, truyện được kể vào thời kỳ nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 5+6: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21-08-2010
Ngày giảng: 6B 23-08-2010
 6A 24-08-2010
 Ngữ văn Bài 2 
Tiết 5- 6 : Thánh gióng
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: 
 - Nhân vật sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước 
 - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong tác phẩm truyền thuyết 
 2 Kỹ năng : 
 - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 
 - phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện 
 3 Thái độ: 
 - Biết ơn các vị anh hùng có công với đất nước 
II Chuẩn bị .
 1 .Giáo viên: Tranh minh họa, tư liệu tham khảo.
 2. Học sinh : Đọc trước bài tóm tắt văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK
 III Phương pháp 
 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,
 IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : Kể tóm tắt truyện “bánh chưng, bấnh giầy” và cho biết ý nghĩa của truyện?
 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Khởi động: Ngay từ buổi đầu dựng nướcVăn Lang, nhân dân ta đã phải chống trả giặc ngoại xâm (giặc Ân ,giặc mũi đỏ ) để giữ yên bờ cõi.Truyền thuyết Thánh Gióng ca ngợi tinh thần quật khởi chống ngoại xâm của dân tộc trong buổi đầu dựng nước, truyện được kể vào thời kỳ nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, thảo luận chú thích 
Mục tiêu : Đọc nắm được nội dung và cốt truyện , thể loại , giải thích được một số chú thích khó 
GV hướng dẫn HS cách đọc 
Yêu cầu đọc to, rõ ràng.
- Giọng đọc, lời kể hồi hộp. Gióng ra đời
- Đọc dõng dạc, đĩnh đạc, trang nghiêm ở đoạn Gióng trả lời sứ giả
- Cả làng nuôi Gióng : đọc giọng hào hức phấn khởi
- Gióng đánh giặc đọc với giọng khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh, gấp
GV: đọc mẫu – hướng dẫn đọc
3 HS: Đọc và nhận xét cho nhau.
GV: Nhận xét rút kinh nghiệm.
GV: Hướng dẫn HS giải thích một số chú thích.
T. Thánh : bậc anh minh , tài đức phi thường.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục
Mục tiêu : Chia vb thành từng phần theo đúng giới hạn.
H: Truyện chia làm mấy phần? ND từng phần ? 
 .
Hoạt động 3: Hướng dẫn Tìm hiểu văn bản:
Mục tiêu: Hiêu nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết thánh Gióng
 - Có kĩ năng tìm hiểu phân tích văn bản
 - Có lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc, về quá trình đánh đuổi giặc ngoại xâm của cha ông.
 HS đọc đoạn 1 SGK
HS: Nêu các chi tiết chính – sự vật chính của truyện .
H: Nếu ta bỏ đi một trong chuỗi các sự vật của truyện có được không? Vì sao?
- Không bỏ được vì: các sự vật tạo nên liền mạch, lô gích của truyện (đặc điểm của văn tự sự ).
H: Tìm các chi tiết về sự ra đời của Gióng và nhận xét về các chi tiết đó?
- Bà lão ra đồng giẫm phải vết chân lạ , có mang, 12 tháng sinh ra Gióng.
H: Tác giả đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng bằng các yếu tố nghệ thuật nào? 
H: Thông qua biện pháp nghệ thuật đó tác giả dân gian muốn phản ánh điều ?
 ( HS bộc lộ )
H: Ba tuổi mà gióng không biết nói , biết cười nhưng khi cất tiếng nói đầu tiên thì Gióng nói gì?.
H: Chi tiết thần kì này mang ý nghĩa gì?
- Chi tiết kỳ lạ, nhưng hàm chứa 1 sự thật rằng ở 1 đất nước luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa thì nhu cầu đánh giặc cũng luôn thường trực từ tuổi trẻ thơ, đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc à ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng à Gióng là hình ảnh nhân dân à tạo ra khả năng hành động khác thường thần kỳ.
GV bình: Gióng là hình ảnh của nhân dân, nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm đứng ra cứu nước đầu tiên 
H: Chi tiết “Bà con gom góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì?
GV : Ngày nay ở hội Gióng nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng à hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa
H: Tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Gióng bằng những yếu tố nghệ thuật nào? Thông qua đó tác giả muốn phản ánh gì?
- Những chi tiết kì ảo thần linh....
Sự trưởng thành của Gióng chính là sự trưởng thành vượt bậc của dân tộc ta khi có giặc ngoại xâm. ( thực tế lịch sử đã chứng tỏ điều đó ).
.
10p
5p
25p
I. Đọc, thảo luận chú thích.
1. Đọc :
2. Thảo luận chú thích.
1,2,4,6,10,17.
II. Bố cục:
3 phần.
P1: từ đầu -> cứu nước.:Sự ra đời ,lớn lên của Gióng .
P2: tiếp -> bay lên trời : Thánh Gióng đánh giặc cứu nước. 
P3: Còn lại : Những vết tích còn lại.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng.
* Sự ra đời.
- Bà lão ra đồng giẫm vết chân lạ, có mang 12 tháng.
- Lên 3 tuổi chưa biết nói, biết cười.
-> Bằng những chi tiết kì ảo thần linh, cho ta thấy sự ra đời của Thánh Gióng thật kì lạ khác thường.
* Sự lớn lên của Gióng:
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc .
- Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước, là tiếng nói đánh giặc cứu nước của dân tộc.
- Bà con gom góp gạo nuôi Gióng -> sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng.
- Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ,oai phong lẫm liệt.
-> Bằng những chi tiết kì ảo tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng với một sức mạnh phi thường.
Sự trưởng thành của Gióng chính là sự trưởng thành vượt bậc của dân tộc ta khi có giặc ngoại xâm.
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 GV: Khái quát kiến thức toàn bài.
 Học bài cũ: + Nắm được nội dung kiến thức toàn bài.
 Học thuộc ghi nhớ.
 Làm bài tập 2 ( SGK)
	 Chuẩn bị bài: Thánh Gióng đánh giặc cứu nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T6.doc