I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng: - Kể chuyện tưởng tượng ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ: - Tự xây dựng một câu chuyện tưởng tượng.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.
III. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
Ngày soạn:........ Lớp 6B Tiết (TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng. - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Kĩ năng: - Kể chuyện tưởng tượng ở mức độ đơn giản. 3. Thái độ: - Tự xây dựng một câu chuyện tưởng tượng. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục. III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng. - Phương tiện: SGK, Giáo án. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi. IV. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị bài của học sinh. 2. Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 - Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. I. tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. - Hãy kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì? - Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào trong truyện này? - Có phải tất cả mọi chi tiết, sự việc trong truyện đều là bịa đặt hay không? Vì sao? - Sự tưởng tượng đó có ý nghĩa gì? - Theo em tưởng tượng trong tự sự có phải là tuỳ tiện không? Vậy tưởng tượng nhằm mục đích gì? - HS đọc truyện Lục súc tranh công. - Truyện có thật trong thực tế không? - Chỉ ra sự tưởng tượng của tácgiả dân gian? - Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào? - Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? - Qua hai bài tập vừa tìm hiểu, em hiểu rthế nào là kể chuyện tưởng tượng? - Cho HS đọc Ghi nhớ (SGK, 133). - Kể tóm tắt truyện. - Theo dõi văn bản. trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Đọc và tìm hiểu truyện. - Trả lời. - Theo dõi văn bản, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Suy nghĩ, phát biểu. - Đọc Ghi nhớ. 1. Ví dụ. * Ví dụ 1: - Tưởng tượng: + Các bộ phận trên cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng có tên gọi, có nhà, biết suy nghĩ, hành động như con người. + Chi tiết dựa vào sự thật: Đặc điểm của các nhân vật này trrong thực tế. + ý nghĩa: Trong XH con người phải biết nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không thể tồn tại được. - Mục đích: Nhằm thể hiện một tư tưởng, một chủ đề. * Ví dụ 2: - Tưởng tượng: + Sáu con gia súc nói được tiếng người. + Sáu con kể công và kể khổ. - Sự thật: cuộc sống và công việc của mỗi giống vật. - Chủ đề: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người không nên so bì, tị nạnh. 2. Ghi nhớ: (SGK, 133). * Hoạt động 2 – Luyện tập. II. Luyện tập. - Cho HS đọc và tim hiểu truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu. - Vì sao truyện thuộc truyện kể chuyện tưởng tượng? - Câu chuyện đã tưởng tượng những gì? - Câu chuyện tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? - Hướng dẫn HS làm Bài tập 1. - Đọc truyện. - Theo dõi văn bản, trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Làm bài tập theo hướng dẫn. 1. Bài tập 1 (làm thêm). Bài văn: Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu. - Truyện thuộc thể loại tưởng tượng vì: Chỉ có nhân vật người kể xưng em và việc nấu bánh chưng là có thật còn mọi chuyện khác đều do tưởng tượng. - Câu chuyện tưởng tượng: + Tưởng tượng một giấc mơ được gặp Lang Liêu. + Tưởng tượng Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng. + Tưởng tượng em trò chuyện với Lang Liêu. - Mục đích: giúp hiểu thêm về nhân vật Lang Liêu, về phong tục làm bánh chưng, bánh giày của dân tộc ta. 2. Bài tập 2 (Bài tập 1 – SGK, 134) * Dàn bài: a. Mở bài: - Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long. - Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này. b. Thân bài: - Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh hơn gấp bội, tàn ác hơn gấp bội. - Cảnh Sơn Tinh ngày nay chống lũ lụt: huy động sức mạnh tổng lực: đất, đá, xe ben, tàu hoả, trực thăng, xe lội nước... + Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động... + Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống. + Cảnh cả nước quyên góp: Lá lành đùm lá rách. + Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân. c. Kết bài: Thuỷ Tinh lại một lần nữa lại thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21. 3. Củng cố. - Giáo viên hệ thống lại bài học. 4. Hướng dẫn học tập: - Học bài, thuộc Ghi nhớ. - Làm dàn bài cho Đề bài 2,5 phần Luyện tập. - Soạn: Ôn tập truyện dân gian.
Tài liệu đính kèm: