Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2012-2013

A/Mức độ cần đạt

- Nắm được các đặc điểm của động từ

- Nắm được các loại động từ

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Khái niệm động từ

- Ý nghĩa khái quát của động từ

- Đặc điểm ngữ pháp của động từ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ cú pháp của động từ)

- Các loại động từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết động từ trong câu.

- Phân biệt động từ tính thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.

- Sử dụng động từ để đặt câu.

3. Thái độ: giáo dục đức tính chăm chỉ, tích cực trong học tập

C/Phương pháp: phát vấn, thảo luận nhóm, phân tích ví dụ

D/Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: 6a1:. 6a2:.

 6a3:.

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chỉ từ ? cho VD? Hoạt động của chỉ từ trong cầu như thế nào? cho VD minh họa?

3. Bài mới:

* Lời vào bài: Các em vừa học xong một số từ loại như như danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ. Hôm nay, thầy giới thiệu các em từ loại tiếp theo là động từ. Động từ có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

* Bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	 Ngày soạn: 24/ 11/ 2012
Tiết 53-54 Ngày dạy: 26/ 11/ 2012 
 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A/Mức độ cần đạt
- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
2. Kĩ năng:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
3. Thái độ: yêu thích, tự hào về kho tàng truyện dân gian Việt Nam.
C/Phương pháp: thuyết trình, so sánh, thống kê, phát vấn.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 6a1.. 6a2...................................................
 6a3...................................................
2. Bài cũ : Kể lại truyện “Treo biển” ? Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới :
 * Lời vào bài: Chương trình ngữ văn 6 giới thiệu cho học sinh một thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian Việt Nam và Thế Giới  Bài học này giúp các em hệ thống hoá, nắm vững hơn nội dung kiến thức đã học, từ định nghĩa về các thể loại đến những truyện kể cụ thể.
* Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Nội dung
* Định nghĩa
- Gv: Kể tên các thể loại truyện VHGD đã học ở lớp 6? Nêu khái niệm của từng thể loại?
- Học sinh đnhắc lại các định nghĩa : Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. 
* Thể loại, đặc điểm thể loại
- Gv: Em hãy kể lại các câu truyện đã học theo từng thể loại
+ Nhận xét gì về thể loại truyện đã học?
Giáo viên kẻ bảng – Học sinh lên bảng điền vào Giáo viên nhấn mạnh lại đđặc đđiểm của từng thể loại
I. Nội dung :
1. Định nghĩa : 
a. Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đđến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đđược kể.
b. Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đđời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: 
+ Nhân vật bất hạnh( mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí.)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật làđđộng vật ( con vật biết nói năng, hoạt đđộng, tính cách như con người)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đđường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
c. Truyện ngụ ngôn: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đđồ vật hoặc về chính con người đđể nói bóng, nói gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d. Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
2. Các thể loại VHGD lớp 6
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngơn
Truyện cười
Khái niệm 
Chú thích SGK trang 7
Chú thích SGK trang 53
Chú thích SGK trang 100 
SGK /124
Các truyện đã học
- Con Rồng cháu Tiên 
- Bánh chưng bánh giầy 
- Thánh Giĩng 
- Sơn Tinh , Thuỷ Tinh 
- Sự tích Hồ Gươm
- Sọ dừa
- Thạch sanh 
- Em bé thơng minh 
- Cây bút thần 
- Ơng lão đánh cá và con cá vàng 
- Ếch ngồi đáy giếng 
- Thầy bĩi xem voi 
- Đeo nhạc cho mèo 
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
- Treo biển 
- Lợn cưới – áo mới 
Đặc điểm
- Kể về các nhân vật, sự vật liện quan đến lịch sử 
- Cĩ nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, những nhân vật, sự vật liện quan đến lịch sử
- Nhận xét, đánh giá về con người sự vât trong lịch sử 
- Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc, cĩ sử dụng yếu tố kỳ ảo 
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác
- Mượn chủ yếu chuyện lồi vật thể nĩi bĩng giĩ chuyện con người, cĩ yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo 
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống 
- Cĩ yếu tố gây cười 
- Mua vui hay phê phán 
Tiết 54
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện
- Gv chia nhóm để hs so sánh
Nhóm 1-2 so sánh mục 1
Nhóm 3-4 so sánh mục 2
Hs: Thảo luận, trình bày, nhận xét cho nhau.
Gv chốt ý, cho điểm.
II. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện:
1. Truyện truyền thuyết với truyện cổ tích
* Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian 
- Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo .
-Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường 
* Khác nhau : 
Truyền thuyết
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể .
 - Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật ( mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo )
Cổ tích
- Kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
 - Được cả người kể và người nghe tin những câu chuyện không có thật ( mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế ).
 2. Truyện ngụ ngôn với truyện cười 
 * Giống nhau : 
 	Thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn dạy người ta. Vì thế những truyện ngụ ngôn như : Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho Mèo giống như truyện cười cũng thường gây cười cho người đọc, người nghe.
 * Khác nhau : 
Truyện ngụ ngôn
 - Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười
 - Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.
* Bài mới: Chuẩn bị bài “Con hổ có nghĩa”
	- Tại sao người viết dùng con hổ để nói đến cái nghĩa của con người?
	- Bài học rút ra từ truyện?
E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 14	 Ngày soạn: 26/ 11/ 2012
Tiết 55 Ngày dạy: 29/ 11/ 2012	
	Tiếng Việt: ĐỘNG TỪ
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được các đặc điểm của động từ
- Nắm được các loại động từ
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Khái niệm động từ
- Ý nghĩa khái quát của động từ
- Đặc điểm ngữ pháp của động từ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ cú pháp của động từ)
- Các loại động từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tính thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ: giáo dục đức tính chăm chỉ, tích cực trong học tập
C/Phương pháp: phát vấn, thảo luận nhóm, phân tích ví dụ
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a1:......................................................... 6a2:......................................................... 
 6a3:......................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chỉ từ ? cho VD? Hoạt động của chỉ từ trong cầu như thế nào? cho VD minh họa? 
3. Bài mới:
* Lời vào bài: Các em vừa học xong một số từ loại như như danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ. Hôm nay, thầy giới thiệu các em từ loại tiếp theo là động từ. Động từ có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
* Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
- HS đọc VD SGK/145
- GV: Xác định các động từ trong VD trên
Nêu ý nghĩa khái quát của các tư trong 3 VD trên? 
- Hs: nêu ý nghĩa
- Gv: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật là động từ . Động từ là gì?
- Gv: Chỉ ra sự khác biệt giữa động từ và danh từ?
- Hs: Nhắc lại khả năng kết hợp của danh từ đã học? 
- Gv: Chức vụ ngữ pháp của động từ là gì? cho VD? 
- Hs: Trả lời.
- Gv: Nói về đặc điểm của ĐT em cần ghi nhớ gì? 
GV chốt. Hs đọc ghi nhớ.
- Hs:đọc Vd sgk/146 
- Gv: yêu cầu hs kẻ bảng phân loại vào vở.Xếp các ĐT vào phần bảng phân loại
- HSTLN:hoàn thành bảng.
- Gv: Theo em có mấy loại động từ đáng chú ý? Đó là những ĐT nào?
- Hs: Trả lời/
- Gv: Động từ chỉ hành động trạng thái gồm mấy loại nhỏ?
- Hs: hai. Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ? 
Luyện tập
Bài 1: HS TLN 3 phút – 4 nhĩm – Điền vào bảng nhĩm
Các nhĩm trả lời. GV nhận xét, ghi điểm, chốt ý 
Bài 2: Cho biết câu chuyện buồn cười ở chổ nào?
Bài 3: GV đọc chính tả - HS ghi, GV nhận xét, sửa lỗi
Hướng dẫn tự học
- Đặt 3 câu, xác đinh chức vụ cú pháp của động từ.
- Viết lại truyện lợn cưới, áo mới.
- Chuẩn bị bài “Cụm động từ”. Tìm hiểu nghĩa, chức năng, cấu tạo của cụm động từ.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của động từ:
* VD SGK/145
a, Đi, đến, ra, hỏi 
b, hãy, lấy, làm.
c, treo, xem, cười, bảo, bán, phải, đề 
-> Các từ trên chỉ hành động trạng thái của sự vật 
=> Động từ 
* Đặc điểm của động từ:
- Kết hợp với các từ (Sẽ, vẫn, đang, đã, hãy, đứng, chờ) ở trước tạo thành cụm động từ
- Không kết hợp với số từ, lượng từ.
- Chức vụ điển hình của động từ: làm Vị ngữ.
* Ghi nhớ sgk/146
2. Các loại động từ chính: có 2 loại 
* Vd sgk/146
- Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm theo: dám, toan, đừng, định
->Động từ tình thái.
- Động từ không cần động từ khác đi kèm theo: buồn, chạy, cười, đau, đi, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi...-> Động từ chỉ hành động, trạng thái.
+ Động từ chỉ hành động: đi, đứng, ngồi..
+ Động từ chỉ trạng thái: buồn, ghét, đau, nhức...
Ghi nhớ sgk/146
II. Luyện tập: 
Bài 1
a. Các động từ: cĩ, khoe, may, đem ra đứng hĩng, đợi, đi, khen, thấy, hỏi, cĩ, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc 
b. Phân loại: 
- Động từ chỉ tình thái: mặc, cĩ, may, khen, thấy, bảo, giơ
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi. 
Bài 2: Câu chuyện buồn cười ở chỗ anh chàng keo kiệt nọ chỉ thích cầm của người khác mà khơng muốn đưa cho ai ?
Chú ý động từ “cầm” và “đưa” trái nghĩa nhau 
Bài 3: Chính tả: Con hổ cĩ nghĩa ( Hổ đực mừng rỡ.vẻ tiễn biệt)
III. Hướng dẫn tự học
*Bài cũ:
- Đặt câu và xác định chức vụ cú pháp của động từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động trạng thái trong bài chính tả.
* Bài mới: soạn bài “Cụm động từ”
E/Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................	
Tuần 14	 Ngày soạn: 26/ 11/ 2012
Tiết 56 	Ngày dạy: 29/ 11/ 2012
Tập làm văn: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A/Mức độ cần đạt
- Hiểu được vai trò của tưởng tượng trong kể chuyên.
- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tưởng.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyên tưởng tượng.
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ: giáo dục học sinh tính chăm chỉ, sáng tạo.
C/Phương pháp: phát vấn, làm việc nhóm, thuyết giảng.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a1...............................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kể chuyên tưởng tượng là gì? Nêu các yếu tố cơ bản của kể chuyện tưởng tượng? 
3. Bài mới: 
- Lời vào bài: Để củng cố lại lý thuyết đã học về văn kể chuyện tưởng tượng, chúng ta tiến hành giờ luyện tập.
- Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức 
Củng cố kiến thức
Gv: em hãy cho biết đặc điểm của kể chuyện tưởngtượng?
- Hs: trả lời
Vai trò của kể chuyện tưởng tượng?
Hs: Trả lời
Luyện tập GV cho HS đọc bài luyện tập SGK 
GV gợi ý hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài 
Hãy cho biết chủ đề của chuyện là gì? 
Đề ra thuộc kiểu bài nào? 
Nhận vật kể chyện là ai? Ngôi kể thứ mấy? 
- Hs: Trả lời
- GV hướng dẫn HS lập dàn bài.
Theo em, phần mở bài làm những gì? (10 năm nữa em bao nhiêu tuổi, làm gì)
Hãy tưởng tượng phần thân bài sẽ gồm những ý gì?
Khi chuẩn bị đến thăm trường, tâm trạng em ra sao? Gặp lại trường cũ, em thấy có gì đổi thay?
Thử tưởng tượng lại cuộc trò chuyện của em với thầy cô giáo cũ như thế nào?
Phần kết bài em phải làm gì? 
HSTLN lập dàn bài, nhận xét bổ sung cho nhau
Gv: ghi dàn bài
Gv chuyển ý, cho các nhóm luyện tập viết đoạn văn.
Hs: Luyện tập viết và trình bày đoạn văn của mình.
Gv: Nhận xét, sửa chữa.
Hướng dẫn tự học
Hoàn chỉnh dàn ý vào vở bài tập, bám sát dàn ý để kể.
Chuẩn bị bài chương trình địa phương phần văn và tập làm văn.
Tìm hiểu về văn học dân gian và văn hóa dân gian địa phương( tác phẩm, trò chơi, dân ca,)
I. Củng cố kiến thức
1. Đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng:
- Do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, khơng cĩ sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng cĩ một ý nghĩa nào đĩ.
- Vai trò của kể chuyện tưởng tượng.
II. Luyện tập
Ú Đề: Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học, hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra
1. Tìm hiểu đề 
- Chủ đề: Chuyến thăm trường sau 10 năm cách xa
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng 
- Ngôi kể: Em (Ngôi thứ nhất )
2. Dàn bài 
Mở bài: Lý do về thăm trường sau 10 năm xa cách (Nhân dịp nào? 20 – 11) Năm ấy, em bao nhiêu tuổi? Em đang học hay đã đi làm?
Thân bài 
- Miêu tả tâm trạng bồn chồn, náo nức, hồi hộp, chờ đợi)
- Quang cảnh chung của trường có gì thay đổi? - Những gì còn lưu lại? 
- Gặp thầy cô, bạn bè cũ.
- Lời trò chuyện, hỏi han, tâm sự 
Kết bài: 
Phút chia tay lưu luyến 
Ấn tượng sâu lần về thăm 
3. Viết bài: 
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Lập dàn ý cho một bài kể chuyện tưởng tượng và tập kể theo dàn ý đó.
* Bài mới: soạn bài chương trình địa phương phần văn và tập làm văn
E/Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 Ngu van 6 Tiet 53545556.doc