Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm số từ và lượng từ.

- Đặc điểm ngữ pháp: Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được số từ và lượng từ.

- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.

- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói viết.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT

Hoạt động 1

- Học sinh nhận diện phân biệt số từ với danh từ.

- Học sinh đọc VD1 sgk/128

+ Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các từ nào trong câu?

- Học sinh gạch chân dưới các từ được bổ sung ý nghĩa trên bảng phụ.

+ Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì? (Danh từ)

+ Chúng được bổ sung ý nghĩa về mặt nào (Số lượng)

+ Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ?

+ Từ “đôi” có phải là số từ không?

- Không phải số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị, đứng ở vị trí danh từ chỉ đơn vị và có thể kết hợp với số từ đứng trước.

- Những từ Hai, một, sáu được gọi là số từ.

+ Số từ là gì? HS

HS trả lời – rút ra phần ghi nhớ1 sgk/128.

+ Cho 1 ví dụ về số từ.

Hoạt động 2

+ Nghĩa của các từ in đậm trong VD1 phần II có gì giống và khác nghĩa số từ? - Học sinh thảo luận nhóm, 2’ trả lời

- Phân loại lượng từ. Học sinh điền các cụm DT vào mô hình cụm từ.

+ Lượng từ là gì? Lượng từ được chia ra thành những loại nào?

- HS trả lời rút ra ghi nhớ2 sgk/129.

- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy,

- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mọi, mỗi, từng

- HS cho một cụm danh từ có lượng từ.

Hoạt động 3:

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

 Bài tập 1: Tìm ra các số từ đó là số từ chỉ lượng hay thứ tự?

- Học sinh làm theo nhóm (2’). Gọi 1 học sinh trình bày. Giáo viên nhận xét, sửa nếu sai.

Bài tập 2: Học sinh đọc bài tập 2 thảo luận trả lời tại chỗ.

Bài 3: Học sinh làm ở phiếu học tập.

4. Giáo viên đọc - Học sinh viết. Viết xong, GV thu (4 – 5 bài) chấm sửa lỗi chính tả.

 I. TÌM HIỂU BÀI

1. SỐ TỪ

*Ví dụ: sgk/128

1a. Hai chàng

 Một trăm ván cơm nếp.

 Một trăm nệp bánh chưng.

 Chín ngà, chín cựa, chín hồng mao.

- Hai, một, chín, một trăm: Chỉ số lượng đứng trước danh từ → số từ

1b. Thứ sáu.

- Sáu: chỉ thứ tự đứng sau danh từ.

→ số từ

Ví dụ 2:sgk/128

- “Đôi” không phải số từ là danh từ chỉ đơn vị.

* Ghi nhớ 1 sgk/128

VD: Hai con gà

→ Số từ chỉ lượng.

 Lang Liêu là con thứ mười tám.

→ Số từ chỉ thứ tự

2. LƯỢNG TỪ

* Ví dụ sgk/128

- Giống số từ: Vị trí đứng trước danh từ.

- Khác:

+ Số từ: Chỉ lượng hoặc số thứ tự của sự vật.

+ Lượng từ: Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

* Mô hình cụm danh từ có lượng từ:

Phần trước Phần TT Phần sau

t2 t1 T1 T2 s1 s2

 các hoàng tử

 những kẻ thua trận

Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ

* Ghi nhớ: SGK/129.

VD: Những chú bò

II. LUYỆN TẬP

1. Tìm số từ.

- một canh, hai canh, ba canh, năm cánh → Số từ chỉ số lượng.

- Canh bốn, canh năm → số từ chỉ thứ tự.

2. Ý nghĩa các từ in đậm

- Các từ: trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi tái tê: được dùng để chỉ số lượng nhiều.

3. Điểm giống nhau và khác nhau của từng và mỗi là:

Giống: Tách ra từng sự vật, từng cá thể.

Khác nhau:

- Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.

- Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.

4. Chính tả (nghe - viết)

Bài “Lợn cưới, áo mới”

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2011
Tiết 52: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp: Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói viết.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- Học sinh nhận diện phân biệt số từ với danh từ.
- Học sinh đọc VD1 sgk/128
+ Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các từ nào trong câu?
- Học sinh gạch chân dưới các từ được bổ sung ý nghĩa trên bảng phụ.
+ Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì? (Danh từ)
+ Chúng được bổ sung ý nghĩa về mặt nào (Số lượng)
+ Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ?
+ Từ “đôi” có phải là số từ không?
- Không phải số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị, đứng ở vị trí danh từ chỉ đơn vị và có thể kết hợp với số từ đứng trước.
- Những từ Hai, một, sáu được gọi là số từ.
+ Số từ là gì? HS
HS trả lời – rút ra phần ghi nhớ1 sgk/128.
+ Cho 1 ví dụ về số từ.
Hoạt động 2
+ Nghĩa của các từ in đậm trong VD1 phần II có gì giống và khác nghĩa số từ? - Học sinh thảo luận nhóm, 2’ trả lời
- Phân loại lượng từ. Học sinh điền các cụm DT vào mô hình cụm từ.
+ Lượng từ là gì? Lượng từ được chia ra thành những loại nào? 
- HS trả lời rút ra ghi nhớ2 sgk/129.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy,
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mọi, mỗi, từng
- HS cho một cụm danh từ có lượng từ.
Hoạt động 3: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài tập 1: Tìm ra các số từ đó là số từ chỉ lượng hay thứ tự?
- Học sinh làm theo nhóm (2’). Gọi 1 học sinh trình bày. Giáo viên nhận xét, sửa nếu sai.
Bài tập 2: Học sinh đọc bài tập 2 thảo luận trả lời tại chỗ.
Bài 3: Học sinh làm ở phiếu học tập.
4. Giáo viên đọc - Học sinh viết. Viết xong, GV thu (4 – 5 bài) chấm sửa lỗi chính tả.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. SỐ TỪ
*Ví dụ: sgk/128
1a. Hai chàng
 Một trăm ván cơm nếp.
 Một trăm nệp bánh chưng.
 Chín ngà, chín cựa, chín hồng mao.
- Hai, một, chín, một trăm: Chỉ số lượng đứng trước danh từ → số từ
1b. Thứ sáu.
- Sáu: chỉ thứ tự đứng sau danh từ.
→ số từ
Ví dụ 2:sgk/128
- “Đôi” không phải số từ là danh từ chỉ đơn vị.
* Ghi nhớ 1 sgk/128
VD: Hai con gà 
→ Số từ chỉ lượng.
 Lang Liêu là con thứ mười tám.
→ Số từ chỉ thứ tự
2. LƯỢNG TỪ
* Ví dụ sgk/128
- Giống số từ: Vị trí đứng trước danh từ.
- Khác:
+ Số từ: Chỉ lượng hoặc số thứ tự của sự vật.
+ Lượng từ: Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
* Mô hình cụm danh từ có lượng từ:
Phần trước
Phần TT
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
các
hoàng tử
những 
kẻ
thua trận
Cả
mấy vạn
tướng lĩnh, quân sĩ
* Ghi nhớ: SGK/129.
VD: Những chú bò
II. LUYỆN TẬP
1. Tìm số từ.
- một canh, hai canh, ba canh, năm cánh → Số từ chỉ số lượng.
- Canh bốn, canh năm → số từ chỉ thứ tự.
2. Ý nghĩa các từ in đậm
- Các từ: trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi tái tê: được dùng để chỉ số lượng nhiều.
3. Điểm giống nhau và khác nhau của từng và mỗi là:
Giống: Tách ra từng sự vật, từng cá thể.
Khác nhau:
- Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
- Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
4. Chính tả (nghe - viết)
Bài “Lợn cưới, áo mới”
4. Củng cố:
	- Phân biệt số từ với lượng từ.
5. Dặn dò:
	- Nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ.
	- Xác định số từ, lượng từ trong một tác phẩm truyện đã học.
- Học thuộc ghi nhớ sgk. Làm các bài tập vào vở.
- Đọc soạn trả lời các bài tập trong bài “Kể chuyện tưởng tượng” vào vở nháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 SO TU VA LUONG TU.doc