Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Treo biển - Lợn cưới áo mới (Truyện cười) - Năm học 2005-2006 - Lê Thị Ngọc Vệ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Treo biển - Lợn cưới áo mới (Truyện cười) - Năm học 2005-2006 - Lê Thị Ngọc Vệ

I. YÊU CẦU :

 Bước đầu nắm được khái niệm truyện cười. Hiểu nội dung ý nghĩa của các truyện trong bài học.

 Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể lại được truyện.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng.

- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Treo biển - Lợn cưới áo mới (Truyện cười) - Năm học 2005-2006 - Lê Thị Ngọc Vệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 
 Tiết : 51 
 Ngày dạy :.
 TREO BIỂN – LỢN CUỚI ÁO MỚI (Truyện cuời)
( Hướng dẫn đọc thêm )
Văn bản 
Ngày soạn :
I. YÊU CẦU : 
 Bước đầu nắm được khái niệm truyện cười. Hiểu nội dung ý nghĩa của các truyện trong bài học.
 Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể lại được truyện.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
+ Hoạt động 1 : Khởi động – ( 5 phút)
 1/ Ổn định lớp.
 - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 - Hãy nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật truyện Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng.
 3/- Giới thiệu bài mới.
 - Giới thiệu về thể loại Truyện cười -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.(30 phút) 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện cười.
- Cho HS đọc chú thích dấu sao.
Hỏi: Dựa vào chú thích, em hãy cho biết Truyện cười là gì?
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
- Cho HS đọc văn bản “Treo biển”.
Hỏi: Hãy cho biết tấm biển của nhà hàng đã đề chữ gì? Chỉ ra nội dung thông báo của tấm biển?
- GV nhận xét, chốt lại nội dung. Cho HS ghi bài.
Hỏi: Theo em, có thể thêm bớt thông tin nào ở tấm biển không? Vì sao?
Hỏi: Từ lúc treo biển nội dung của nó được thay mấy lần?
Hỏi: Trong những lần góp ý của khách hàng, chủ cửa hàng có nghe theo không? Kết quả việc góp ý như thế nào? 
Hỏi: Theo em, sự việc có đáng cười không? Vì sao?
( GV tổng hợp - chốt lại nội dung.)
Hỏi: Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?
Chuyển ý qua truyện thứ 2.
- Cho HS đọc văn bản.
Hỏi: Anh thứ nhất có gì để khoe? Theo em, cái áo mới có đáng khoe không?
-> Nhận xét.
Hỏi: Anh thứ hai khoe cái gì? Có đáng khoe không?
Hỏi: Anh đi tìm lợn khoe trong tình trạng nào? Cách khoe? Lẽ ra anh phải hỏi như thế nào mới đúng?
Hỏi : Vậy câu hỏi anh thừa chữ gì? Hỏi như thế nhằm mục đích gì?
Hỏi: Anh có áo mới khoe khác anh có lợn cưới như thế nào? Điệu bộ, lời nói có gì khác thường? Lẽ ra anh phải trả lời như thế nào? Trả lời như thế nhằm mục đích gì?
Hỏi: Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?
 -> Nhận xét.
- Đọc chú thích 
- Trả lời cá nhân.
- Đọc.
- Trả lời : “Ở đây có bán cá tươi”.
- Ghi bài.
- Không vì nó rất đầy đủ. 
- 4 lần.
- Nghe theo, cuối cùng dẹp luôn biển.
- Rất đáng cười.
Tên chủ nhà hàng không biết suy nghĩ, nghe theo 1 cách máy móc, thủ tiêu luôn biển.
- Hs trả lời:
 Phê phán người thiếu chủ kiến khi làm việc.
- Đọc văn bản.
Trả lời :
- Aùo mới.
- Rất bình thường không đáng khoe.
- Lợn cưới.
- Không.
- Đang đi tìm Lợn sổng.
Trả lời : Bác có thấy con Lợn nào chạy  không ?
- Trả lời cá nhân:
Muốn khoe giàu.
- Kiên trì chờ được khoe.
- Giơ vạt áo lên.
-“Không, tôi không thấy con lợn cả.”
- Tính khoe của.
I. Giới thiệu chung:
 * Truyện cười:
 Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
II. Phân tích văn bản:
 1. Treo biển:
 a/ Tấm biển treo các nội dung sau:
 + Nơi bán hàng (Ở đây).
 + Hoạt động của cửa hàng (Có bán).
 + Thứ hàng bán (Cá).
 + Chất lượng hàng (Tươi).
-> Nội dung đầy đủ.
b/ Cách sửa biển:
 - Lần 1 : Biển đề thừa chữ “tươi”. 
 - Lần 2 : Biển đề thừa chữ “Ở đây”.
 - Lần 3 : Không cần đề chữ “ có bán”.
 - Lần 4 : Không cần đề chữ “cá”.
 -> Sự việc gây cười.
c/ Ý nghĩa :
=> Phê phán người thiếu chủ kiến khi làm việc không biết suy xét kĩ khi nghe những ý kiến người khác.
2. Lợn cưới, áo mới :
 a. Những thứ đem khoe :
 - Cái áo mới may.
 - Con Lợn làm cổ cưới : “Con Lợn cưới”.
 b. Cách khoe của của anh Lợn cưới, áo mới:
 - Hỏi to: Bác có thấy con Lợn cưới của tôi chạy qua đây không ?
 -> Muốn khoe giàu.
 - Giơ vạc áo ra nói: “Từ lúc  cả”.
-> Khoe sang.
 c. Ý nghĩa : Phê phán tính khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết: (5 phút)
Hỏi: Qua câu chuyện trên, cho ta bài học gì?
- Nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Tính khoe của.
+ Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố. (5 phút) 
4/ Củng cố:
- Cho HS kể lại truyện.
 + Lưu ý: Kể đúng chi tiết, trình tự, diễn cảm.
5/ Dặn dò:
- Yêu cầu HS:
 + Nắm ghi nhớ.
 + Kể được truyện.
 - Chuẩn bị: Số từ và lượng từ.
 - Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
 - Trả bài: Cụm Danh từ.
- HS trả lời cá nhân. 
Kể lại.
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doce4-51-TREOBIEN-LONCUOIAOMOI..doc