Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49 đến 52 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49 đến 52 - Năm học 2012-2013

A/Mức độ cần đạt

- Nhận biết, nắm được ý nghĩa v công dụng của chỉ từ.

- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1. Kiến thức: Khái niệm chỉ từ

- Nghĩa khái quát của chỉ từ.

- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ: Khả năng kết hợp của chỉ từ, chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được chỉ từ. - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.

3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực tiếp thu bài.

C/Phương pháp: phát vấn, thuyết giảng, tích hợp, làm việc nhóm.

D/Tiến trình bài dạy

 1. Ổn định lớp : 6a1. 6a2.

 6a3.

 2. Bài cũ: Số từ là gì? Cho ví dụ? Lượng từ là gì? Có mấy nhóm lượng từ? Cho ví dụ?

 3. Bài mới:

* Lời vào bài: Các em đã học các loại danh từ , số từ, lượng từ. Hôm nay cô giới thiệu với các em chỉ từ. Muốn biết rõ khái niệm, vị trí, ý nghĩa của chỉ từ chúng ta cùng tìm hiểu

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 49 đến 52 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	 Ngày soạn: 17/11/ 2012
Tiết 49-50	 	 Ngày dạy: 19/ 11/ 2012
 Văn bản: TREO BIỂN.
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI 
( Truyện cười)
A/ Mức độ cần đạt
- Hiểu biết bước đầu về truyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung truyện Treo biển, Lợn cưới áo mới.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện. 
- Kể lại được truyện.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không cso chủ kiến trước ý kiến của người khác.
- Phê phán những người có tính hay khoe, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
2. Kĩ năng:
- Đọc –hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích hiểu ngụ ý của truyện và nhận ra chi tiết gây cười.
- Kể lại được truyện.
3.Thái độ: Phê phán, chế giễu hạng người không có lập trường, thích khoe khoang.
C/Phương pháp: đọc –hiểu, phát vấn, phân tích, thuyết giảng,làm việc nhóm.
D/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a1......................................................... 6a2......................................................... 
 6a3......................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới : 
* Lời vào bài: Cha ông ta có câu “ Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” . Quả thật tiếng cười là một phần của đời sống. Tiếng cười xua tan mệt mỏi đồng thời cũng góp phần xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Tiếng cười được thể hiện sắc nét trong truyện cười Việt Nam. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em truyện cười: Treo biển-Lợn cưới, áo mới.
- Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
Hs: Đọc chú thích
Gv: Thế nào là truyện cười?
Hs: Trả lời? 
Gv giới thiệu hai kiểu tiếng cười trong hai văn bản.
Đọc - Hiểu văn bản
- GV hướng dẫn HS đđọc văn bản, HS đđọc phân vai. GV nhận xét 
“TREO BIỂN”
- HS đđọc lại truyện “treo biển “ 
- Gv: Biển ghi nội dung gì? Em hiểu gì về mục đđích của cái biển đđược treo ở cửa hàng? 
- Hs: Thông báo đầy đủ địa điểm, loại hàng và chất lượng của mặt hàng.
- Gv: Có mấy khách hàng góp ý? Thái độ, phản ứng của nhà hàng?
- Gv phát phiếu học tập 
- HSTLN điền vào phiếu.
- Hs: Trình bày, góp ý nhận xét cho nhau.
- Gv: Em cười ở những chi tiết nào? Khi nào tiếng cười bộc lộ nhiều nhất ?
- Hs: Bộc lộ.
- Gv: Em rút ra bài học gì từ truyện Treo biển?
- Hs: trả lời ghi nhớ 
“LỢN CƯỚI, ÁO MỚI”
- HS đđọc truyện hai: Truyện gồm những nhân vật nào?
- Gv: Anh có áo mới đđược giới thiệu qua chi tiết nào? Anh thích khoe của như thế nào? 
- Hs: Trả lời
- Gv: Nhận xét về câu hỏi của người có lợn cưới?
- Hs: Cố ý thừa thông tin.
- Gv: Anh có áo mới trả lời như thế nào?
- Hs: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này không thấy con lợn nào cả. 
- Câu trả lời có thông tin nào không phù hợp?
- Hs: trả lời
- Gv: Trong truyện, em cười ở những chi tiết nào? Khi nào thì tiếng cười bật ra? Vì sao? Truyện cần ghi nhớ những gì?
- Hs: Trả lời.
Tổng kết
Gv: Những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của hai truyện?
Trả lời.
Gv: Qua 2 truyện em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Hs: Trả lời
Chốt ý, rút ra ý nghĩa của văn bản. Liên hệ thực tế giáo dục cho Hs
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị bài Ôn tập truyện dân gian.
+ Nắm các khái niệm truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
+ Đọc lại các truyện dân gian trong sách giáo khoa.
+ Viết tên những truyện dân gian mà em biết.
I. Giới thiệu chung: 
- Khái niệm về truyện cười (chú thích SGK)
- Truyện “treo biển” là truyện hài hước, mua vui.
- Truyện “lợn cưới, áo mới” là truyện cười châm biếm phê phán.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a) “TREO BIỂN”
* Nội dung quảng cáo của tấm biển:
Ở đây có bán cá tươi
-> đầy đủ chính xác.
* Lời góp ý và phản ứng của nhà hàng
Khách hàng góp ý
Phản ứng của nhà hàng
Người 1: Bỏ chữ tươi 
Người 2: Bỏ hai chữ ở đđây
Người 3: bỏ có bán 
Người 4: bỏ cá đi
-> Cố tình bắt bẻ nhà hàng.
Bỏ ngay tươi 
Bỏ ngay hai chữ ở đđây 
Bỏ ngay có bán
Bỏ ngay cá
-> tiếp thu máy móc thiếu suy xét.
->Kết quả: bỏ luôn tấm biển -> bất ngờ, hài hước. 
=> Ghi nhớ SGK /125 
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống cực đoan, vơ lý và cách giải quyết một chiều , khơng suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng.
- Sử dụng những yếu tố gây cười
- Kết thúc truyện bất ngờ.
b. Nội dung
* Ý nghĩa: Truyện tạo tiếng cười hài hước vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu cĩ chọn lọc ý kiến của người khác.
b) “ LỢN CƯỚI, ÁO MỚI”
Anh có áo mới 
Anh có lợn cưới 
-Tính hay khoe, có áo mới mặc ngay, đứng ở cửa từ sáng đến chiều
-> không bình thường
-Giơ vạt áo ra đáp: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này không thấy con lợn nào cả. 
-> thừa “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” 
=> Cố tình khoe áo mới 
- Cũng hay khoe
-Hỏi:Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây hay không
 -> Cố tình đđưa thông tin thừa vào
->Thừa từ cưới 
=> Khoe con lợn cưới 
->Hai nhân vật khoe khoang gặp nhau
=>Kết thúc bất ngờ, đầy kịch tính, tạo ra tiếng cười.
* Ghi nhớ (SGK /128)
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ, nghệ thuật phóng đại.
b. Nội dung
* Ý nghĩa: Truyện phê phán những người thiếu chủ kiến, chế giễu tính hay khoe của. 
III. Hướng dẫn tự học
*Bài cũ:
- Nắm định nghĩa truyện cười
- Kể diễn cảm câu chuyện.
-Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện?
* Bài mới: soạn bài Ôn tập truyện dân gian
E/Rút kinh nghiệm
 Tuần 13	 Ngày soạn: 18/ 11/ 2012
 Tiết 51 Ngày dạy: 22/ 11/ 2012	
 Tiếng Việt: CHỈ TỪ
A/Mức độ cần đạt
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: Khái niệm chỉ từ
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ: Khả năng kết hợp của chỉ từ, chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện được chỉ từ. - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực tiếp thu bài.
C/Phương pháp: phát vấn, thuyết giảng, tích hợp, làm việc nhóm.
D/Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định lớp : 6a1....................................................... 6a2.........................................................
 6a3.......................................................
 2. Bài cũ: Số từ là gì? Cho ví dụ? Lượng từ là gì? Có mấy nhóm lượng từ? Cho ví dụ? 
 3. Bài mới: 
* Lời vào bài: Các em đã học các loại danh từ , số từ, lượng từ. Hôm nay cô giới thiệu với các em chỉ từ. Muốn biết rõ khái niệm, vị trí, ý nghĩa của chỉ từ chúng ta cùng tìm hiểu.
* Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung:
Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ SGK .
Các từ in đậm trong đoạn văn bổ nghĩa cho những từ nào và chúng có tác dụng như thế nào 
- HSTLN: Chúng có tác dụng định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác .
- Gv cho HS so sánh ý nghĩa của các cặp cụm từ cột A và B ?
- Hs: Cột A Thiếu tính chính xác. Cột B đã được xác định một cách rõ ràng trong không gian Thêm các từ này, kia, ấy, nọ vào danh từ cụm danh từ được xác định rõ hơn, cụ thể hơn về vị trí trong không gian. - Gv:Nghĩa của các từ ấy, nọ trong câu sau có gì giống và khác với các từ ở tổ hợp từ đã phân tích - viên quan ấy / hồi ấy 
 - nhà nọ / đêm nọ .
 * Khác : 
Định vị về không gian Định vị về thời gian 
* Giống : Cùng xác định vị trí của sự vật .
- Gv: Những từ trên là chỉ từ vậy chỉ từ là gì ?
- Hs : Trả lời ghi nhớ.
- Gv :Trong các vd a,b,c trên chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì ? 
- Hs : Chỉ từ: ấy, kia, nọ làm nhiệm vụ phụ ngữ sau của danh từ lập thành cụm danh từ cùng với danh từ và phụ ngữ trước lập thành một cụm DT
- Hs đọc ghi nhớ sgk/137
Luyện tập :
Bài 1 :
Hs : Đọc yêu cầu của đề
- HSTLN :Tìm chỉ từ , xác định ý nghĩa, chức vụ của những chỉ từ ấy ?
- HS: Trình bày nhận xét cho nhau
- Gv : Kết luận, ghi điểm
Bài 2 :
- Hs  đọc yêu cầu của đề
- Gv : Lấy tinh thần xung phong cá nhân
 - Thay cụm từ : 
 + Đến chân núi Sóc -> Chỉ từ : đấy, đó.
+ Làng bị lửa thiêu cháy -> Chỉ từ : ấy .
 Cách viết như vậy để khỏi lặp từ .
Bài 3:
- Gv: gợi mở cho hs trả lời bàng cách thay thế một số từ vào các chỉ từ để Hs nhận xét, trả lời
Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị bài : Động từ 
 + Thế nào là động từ ?
 + Phân biệt được các loại động từ .
I. Tìm hiểu chung:
1. Chỉ từ là gì? 
a. VD 1/ SGK / 137 
 Ôâng vua nọ 
 Viên quan ấy 
 làng kia 
 Cha con nhà nọ 
b. VD 2/ SGK/ 137 
 A	 B
 - ông vua / ông vua nọ .
 - viên quan / viên quan ấy .
 - làng / làng kia .
 - nhà / nhà nọ . 
- Các từ “Nọ, ấy, kia” bổ sung ý nghĩa cho danh từ 
“Ông vua, viên quan, làng, nhà”
 Xác định rõ vị trí của sự vật trong không gian 
c.VD 3 sgk/137: “Hồi ấy, đêm nọ” các từ ấy, nọ xác định vị trí của sự vật trong thời gian 
=> Chỉ từ
=> Ghi nhớ 1 SGK / 137
2. Hoạt động của chỉ từ trong câu
- Làm phụ ngữ trong các cụm danh từ
VD: Ông vua nọ, làng ấy 
- Làm chủ ngữ trong câu 
VD: Đó là một điều chắc chắn .
- Làm trạng ngữ trong câu
VD: Từ ấy, nước ta chăm nghề trồng trọt.
Ghi nhớ 2 SGK/ 138
II. Luyện tập
Bài 1 :các chỉ từ, ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp,
a, Aáy:xác định vị trí của sự vật trong không gian, làm phụ ngữ của cụm danh từ
b, Đấy(1) , đây (2):Vị trí trong không gian , làm chủ ngữ trong câu 
c, Nay:Vị trí trong không gian, làm trạng ngữ trong câu 
d, Đó :Vị trí trong thời gian, làm trạng ngữ 
Bài 2: Thay các cụm từ in đậm bằng các chỉ từ 
a, Chân núi Sóc: Đó, ấy, xác định ví trí trong không gian 
b, Bị lửa thiêu cháy: Aáy, đó, đấy: định vị trí về không gian 
Bài 3 
Không thay được vì chỉ từ có vai trò quan trọng trong câu, chúng có giúp người nghe, người đọc, xác định vị trí sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Tìm các chỉ từ trong các truyện dân gian đã học
- Đặt câu cso sử dụng chỉ từ.
* Bài mới: Soạn bài Động từ
E/Rút kinh nghiệm:
 Tuần 13	 Ngày soạn: 19/ 11/ 2012
Tiết 52	 	 Ngày dạy: 22/ 11/ 2012 
Tập làm văn: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A/ Mức độ cần đạt
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng: Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ: tự nhiên, mạnh dạn sáng tạo.
C/Phương pháp: thuyết giảng, phát vấn.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a1...................................................
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs
3. Bài mới:
* Lời vào bài: Truyện cổ tích được luôn luôn hấp dẫn lôi cuốn người đọc bởi các yếu tố hư cấu tưởng tượng. Bên cạnh những mẫu chuyện có thật trong đời sống các em có thể sáng tạo, tưởng tượng ra một câu chuyện phù hợp với ý nghĩa mà em muốn nói. Bài học hôm nay sẽ giúp các em cách kể chuyện tưởng tượng.
* Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
- HS tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và trả lời câu hỏi ?
Các nhân vật cũng như sự việc trong truyện có thật không ? (Không) .
- Gv: Vì sao em biết đây là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà ra ?
Vì: Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão. Mỗi nhân vật có nhà riêng.
- Gv: Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ? ( - Linh hoạt vấn đề)
=> Bịa đặt, tưởng tượng là để làm nổi bật một sự thống nhất. Con người trong xã hội phải nương tựa vào nhau. nếu tách rời nhau thì không tồn tại.
Tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không hay là nhằm mục đích gì ?
Tưởng tượng không được tuỳ tiện mà dựa vào logic tự nhiên không thể thay đổi được .
- Đọc truyện “ Lục súc tranh công”
Tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng, sáng tạo .
- GV yêu cầu HS tóm tắt rồi bổ sung những chỗ cần thiết.Trong câu chuyện người ta tưởng tượng điều gì ?
Sáu con gia súc nói được tiếng người.
Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào ?
- Hs: Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật .
- Gv: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
- Hs: nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
Từ 2 hoạt động trên GV dẫn dắt HS đến phần ghi nhớ Luyện tập .
Bài 1
Tìm ý và lập dàn ý cho 1 trong các đề văn sau 
Đề: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh & Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động 
- Hs: Thảo luận lập dàn bài
Bài 3:
- Hs: đọc yêu cầu
- Gv: hướng dẫn bằng các câu hỏi.
- Hs: lập dàn ý
Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng. Đề để xây dựng dàn ý: “ Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.”
I. Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng :
* Tóm tắt truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. 
- Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể con người là những nhân vật biết nói năng, hành động.
-Ý nghĩa: Con người phải biết nương tựa vào nhau, nếu tách rời nhau thì không tồn tại được.
 * Truyện : “Lục súc tranh công” . 
- Tưởng tượng : sáu con gia súc kể công
- Ý nghĩa: Khuyên răn con người không nên so bì, tị nạnh nhau.
* Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” 
- Tưởng tượng : gặp Lang Liêu hỏi về cách làm bánh. 
- Ý nghĩa : phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết.
* Ghi nhớ ( SGK /133) 
II. Luyện tập:
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau
* Đề 1/ 134 SGK
a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật và sự việc
 ( Thuỷ Tinh – Sơn Tinh đđại chiến với nhau trên chiến trường mới ) . 
b. Thân bài : Kể diễn biến câu chuyện . 
- Thuỷ Tinh tấn công vẫn với vũ khí cũ nhưng mạnh hơn, tàn ác hơn 
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lại sự tàn phá của Thuỷ Tinh. Huy đđộng sức mạnh tổng lực: xe ủi, máy xúc, máy ủi, máy bay, điện thoại, thuyền.
- Cảnh cả nước quyên góp giúp đồng bào lũ lụt
c. Kết bài : Thuỷ Tinh chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỷ 21 .
* Đề 3 / 134 SGK 
- Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt, buộc phải biến thành một trong các con vật sau: Chó, mèo, cá vàng, chuột  trong thời hạn 3 ngày
-Trong ba ngày đó em gặp những thú vị rắc rối gì? Vì sao em mong hết hạn đđể trở lại làm người 
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng
* Bài mơí: soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
E/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 Ngu van 6 Tiet 49505152.doc