Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Kiến thức cần đạt:Giúp học sinhthấy được: Thế nào là truyện ngụ ngôn.

- Nội dung, ý nghĩa,một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện Thầy bói xem voi.

- Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.

* Kỹ năng cần rèn:kĩ năng kể chuyện ngụ ngôn (nói), kĩ năng luyện nói kể chuyện.

* Giáo dục tư tưởng:Không mê tín dị đoan, không tin vào lời bói toán.Chỉ nói khi đã biết chính xác, nói đúng.

II.TRỌNG TÂM: Tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tranh minh hoạ

*Học sinh: Đọc trước câu chuyện ở nhà

IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A.Kiểm tra bài cũ: (4)

? Hãy kể lại câu chuyện ếch ngồi đáy giếng Hs trình bày, gv nhận xét đánh giá

và nêu bài học của câu chuyện?

B.Bài mới (36 )

1.Vào bài (1) Truyện ngụ ngôn là một thể loại truyện kể dân gian được mọi người rất ưa thích. Mọi người ưa thích không chỉ vì nội dung, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc, mà còn vì cách giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó.Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu chuyện Thầy bói xem voi để thấy điều đó.

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 40: Thầy bói xem voi - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009
Tuần 10
 Tiết 40 : Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn)
I. Mục tiêu bài học
* Kiến thức cần đạt :Giúp học sinh thấy được: Thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa,một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ‘Thầy bói xem voi’.
- Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
* Kỹ năng cần rèn :kĩ năng kể chuyện ngụ ngôn (nói), kĩ năng luyện nói kể chuyện.
* Giáo dục tư tưởng :Không mê tín dị đoan, không tin vào lời bói toán.Chỉ nói khi đã biết chính xác, nói đúng.
II.Trọng tâm : Tìm hiểu chi tiết 
III.Chuẩn bị
*Giáo viên : Giáo án, tranh minh hoạ
*Học sinh : Đọc trước câu chuyện ở nhà
IV.Tiến trình bài dạy
A.Kiểm tra bài cũ : (4’)
? Hãy kể lại câu chuyện ếch ngồi đáy giếng Hs trình bày, gv nhận xét đánh giá
và nêu bài học của câu chuyện ?
B.Bài mới (36’ ) 
1.Vào bài (1’) Truyện ngụ ngôn là một thể loại truyện kể dân gian được mọi người rất ưa thích. Mọi người ưa thích không chỉ vì nội dung, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc, mà còn vì cách giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó.Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu chuyện Thầy bói xem voi để thấy điều đó.
2.Nội dung bài dạy(35’)
Tg
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
2’
Hoạt động 1 :Đọc tìm hiểu chung
 Gv yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm đặc điểm của loại truyện này.
Hoạt động 2 :Đọc hiểu văn bản
?Theo em ‘Thầy bói xem voi’, thuộc thể loại truyện gì ?
Gv đọc mẫu, Hs đọc tiếp 
Gv và lớp nhận xét cách đọc 
Yêu cầu Hs đọc chú thích từ khó
? Ngoài ra em còn thấy những từ nào chưa hiểu ?
? Theo em câu chuyện có đại ý như thế nào?
? Cách mở truyện có gì buồn cười và hấp dẫn ? Vì sao ?
? Hãy nêu các cách thầy bói xem voi và phán về voi.
? Thái độ của các thầy khi phán như thế nào ?
? Tại sao ai cũng tự tin, cả quyết thế ? Sai lầm của họ là ở chỗ nào ?
? Những bài học được rút ra qua câu truyện ?
? Thảo luận tên truyện và bài học của truyện có liên hệ gì với nhau ?
?Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện ?
Học sinh thảo luận về ý nghĩa của truyện qua các bài học.
(Gv cho Hs xem tranh minh hoạ)
Học sinh đọc phần ghi nhớ
I. :Đọc tìm hiểu chung.
a. Khái niệm truyện Ngụ Ngôn
b. Đặc điểm 
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1. Đọc - tìm hiểu từ khó
*Đọc
*Từ khó : Giải thích một số từ khó.
2.Đại ý : Kể chuyện 5 ông thầy bói
3.Bố cục :
4 .Tìm hiểu chi tiết
- Năm thầy bói mù ế hàng à muốn xem voi.
- Mỗi thầy sợ một bộ phận của con voi và phán rằng voi giống : con đỉa, đòn, căn, cái quạt thóc, cột đình, chổi sề cùn.
- Cả 5 thầy phán đều sai, nhưng đều khẳng định mình là đúng à chủ quan sai lầm.
- Sai lầm : họ chỉ sờ một bộ phận của voi mà lại tưởng là con voi.
à Xem một cách phiến diện : dùng bộ phận để nói toàn thể à mù về nhận thức.
* Bài học :
- Muốn kết luận đúng về sự vật, phải xem xét nó một cách toàn diện.
5. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện ngắn gọn, súc tích, có giá trị giáo dục.
- Mượn hình ảnh những ông thầy bói mù để khuyên răn con người chớ nên nhìn sựu vật một cách phiến diện.
2. ý nghĩa
- Phê phán những người hiểu biết hẹp hòi, chỉ nhìn sựu việc một phía.
- Khuyên con người ham học hỏi để mở mang hiểu biết.
 - Không nên bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân.
*Ghi nhớ : SGK
C.Luyện tập(3’)
Qua truyện ‘Thầy bói xem voi’ em hiểu Hs trình bày
ý nghĩa giáo dục của chuyện ngụ ngôn là gì ? Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá
 D.Củng cố(1’)
 - Nhấn mạnh nội dung ý nghĩa câu chuyện và giá trị thực tiễn của bài
E.Hướng dẫn học sinh về nhà(1’)
 - Học bài, tập kể tóm tắt câu chuyện, sưu tầm những câu chuyện ngụ ngôn khác.
 - Làm bài tập và chuẩn bị bài Chân, tay, tai, mắt, miệng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40-Thay boi xem voi.doc