I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của tuyện Thầy bói xem voi.
2. Kĩ năng: - Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
3. Thái độ: - Qua ý nghĩa của câu chuyện tự rút ra bài học cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
Ngày soạn:................................ Lớp 6B Tiết (TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Tiết 40 Văn bản: Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của tuyện Thầy bói xem voi. 2. Kĩ năng: - Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp. 3. Thái độ: - Qua ý nghĩa của câu chuyện tự rút ra bài học cho bản thân. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi. III. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra. Nêu ý nghĩa của truyện ếch ngồi đáy giếng? 2. Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích. Hoạt động 1 I. Đọc và tìm hiểu Chú thích. - GV hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc, tóm tắt - Giải nghĩa từ: thầy bói, sun sun, quạt thóc, đòn càn? - Các nhân vật trong truyện này có gì khác với các nhân vật trong truyện ếch ngồi đáy giếng? - Có những sự việc nào xoay quanh những nhân vật này? - Mỗi sự việc tương ứng với phần nào của văn bản? - Chỉ rõ sự việc nào là nguyên nhân? Sự việc nào là kết quả. - Nghe và đọc theo hướng dẫn của giáo viên. - Giải thích các từ. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu Chú thích. 3. Bố cục. - Đoạn 1: Từ đầu đến “sờ đuôi.”. - Đoạn 2: Tiếp đến “chổi xể cùn.”. - Đoạn 3: Còn lại. * Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản. II. Đọc hiểu văn bản. - Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào? - Hoàn cảnh xem voi có dấu hiệu nào không bình thường? - Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt? - Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn biểu lộ thái độ gì đối với thầy bói? - Sau khi sờ voi, các thầy bói lần lượt nhận xét về voi như thế nào? - Em có nhận xét gì về những nhận thức của thầy bói về voi? - Thái độ của các thầy? - Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ nào? - Nguyên nhân của những sai lầm ấy? * GV: Tóm lại là sai ở phương pháp nhận thức. - Mượn sự việc này, nhân dân ta muuốn khuyên răn điều gì? - Hậu quả của việc xem voi? - Đây là chi tiết NT như thế nào trong truyện ngụ ngôn? - Qua sự việc này ND ta muốn tỏ thái độ như thế nào với những người làm nghề bói toán? - Suy nghĩ, trả lời. - Trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Suy nghĩ, phát biểu. - Theo dõi văn bản, trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Trả lời. - Phát biểu. - Trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Theo dõi văn bản, trả lời. 1. Các thầy bói xem voi. - Hoàn cảnh: Hỏng mắt, ế hàng, chưa biết hình thù con voi. - Cách xem: Dùng tay để xem voi, mỗi thầy sờ một bộ phận => Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói. 2. Các thầy bói nhận xét về voi. - Con voi nó giống: + Con đỉa. + Cái đòn càn. + Cái quạt thóc. + Cái cột đình. + Cái chổi xể cùn. => Nhận thức chỉ đúng một bộ phận - Thái độ của các thầy: + Tin những gì mình sờ thấy. + Phản bác ý kiến của người khác. + Khẳng định ý kiến của mình. => Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thứcđúng sự vật phải xem xét toàn diện. 3. Hậu quả. - Chưa biết hình thù con voi - Đánh nhau toác đầu chảy máu. * Hoạt động 3 – Tổng kết – Luyện tập. - Hướng dẫn HS Tổng kết bài học và làm phần Luyện tập. - Nghe và làm theo hướng dẫn. III. Tổng kết. * Ghi nhớ: (SGK, 103). IV. Luyện tập. 1. Kể diễn cảm truyện? 2. Em có suy ngẫm và rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện? 3. Củng cố. - Bài học ngụ ngôn trong truyện này là gì? 4. Dặn dò: - Học bài, thuộc Ghi nhớ. - Soạn bài: Danh từ.
Tài liệu đính kèm: