Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2011-2012

A -MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức: Giúp HS nắm vững

 - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biẻu đạt, kiểu văn bản.

 - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.

 - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.

 2- Kĩ năng:

 - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn PTBĐ phù hợp với mục đích giao tiếp.

 - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào PTBĐ.

 - Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn PTBĐ ở một đoạn văn cụ thể.

 - KNS:+ Giao tiếp, ứng xử: biết các phương thức biểu đạt và việc sử dụng văn bản theo những phương thức biểu đạt khác nhau để phù hợp với mục đích giao tiếp.+ Tự nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp bằng văn bản và hiệu quả giao tiếp của các phương thức biểu đạt.

 3-Thái độ:

 - HS hăng say học tập bộ môn.

B-CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ.

 - Các đoạn văn mẫu về 6 kiểu văn bản trong SGK.

* Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

C - PHƯƠNG PHÁP:

-Phương pháp giao tiếp.

-Phương pháp nghiên cứu.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS://2011
NG://2011 Tuần 1-Tiết 4
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
A -Mục tiêu:
 1- Kiến thức: Giúp HS nắm vững
 - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biẻu đạt, kiểu văn bản.
 - Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
 - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.
 2- Kĩ năng:
 - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn PTBĐ phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào PTBĐ.
 - Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn PTBĐ ở một đoạn văn cụ thể..
 - KNS:+ Giao tiếp, ứng xử: biết các phương thức biểu đạt và việc sử dụng văn bản theo những phương thức biểu đạt khác nhau để phù hợp với mục đích giao tiếp.+ Tự nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp bằng văn bản và hiệu quả giao tiếp của các phương thức biểu đạt.
 3-Thái độ:
 - HS hăng say học tập bộ môn.
B-Chuẩn bị:
* Giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án, Bảng phụ.
	- Các đoạn văn mẫu về 6 kiểu văn bản trong SGK.
* Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
C - Phương pháp:
-Phương pháp giao tiếp.
-Phương pháp nghiên cứu.
D -Tiến trình bài dạy.
	I- ổn định.( 1’)
	II - KTBC:( 5’) GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập phục vụ bộ môn của HS.
	III -Bài mới. 
 Hoạt động 1 (2’) ( PP: thuyết trình ) Giới thiệu bài:
 Hàng ngày chúng ta đều phải giao tiếp với nhau, vậy giao tiếp là gì? Mục đích của giao tiếp? Văn bản có mối quan hệ như thế nào với giao tiếp? Có các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào?
 Hoạt động 2: (25’ ) ( PP: nêu và giải quyết vấn đề ; vấn đáp)
 ( KT: động não ; tư duy ; )
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
?
HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS1
HS2
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
Đọc ngữ liệu SGK/15,16.
Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng (VD: Muốn khuyên nhủ người khác 1 điều gì đó, có lòng yêu mến bạn ,muốn tham gia 1 hoạt động do nhà trường tổ chức) muốn biểu đạt cho người khác hay ai đó biết thì em làm thế nào?
- Em sẽ nói hoặc viết cho người ta biết ( Tức là phải giao tiếp :Nói hoặc viết. )
(+) Dùng ngôn ngữ truyền đạt ý của người nói để người nghe tiếp nhận ( Có thể nói 1 tiếng, 1 câu, hay nhiều câu.)
VD: Tôi khuyên bạn nên thi vào lớp chọn.
 Tôi rất mến bạn.
(+) Dùng chữ viết để trình bày.
Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ, trọn vẹn cho ngươì khác hiểu thì em phải làm ntn?
-Trình bày có đầu có cuối, mạch lạc, rõ ràng, nổi bật ý muốn nói ( có chủ đề ).
 Tức là ta tạo lập văn bản.
VD: Tôi thích một căn phòng phải trật tự, gọn gàng, sạch sẽ.
Đọc câu ca dao SGK/16
Câu ca này được sáng tác ra để làm gì?
-Nhằm khuyên nhủ mọi người.
Nó nói lên chủ đề gì?
- Chủ đề: “ Giữ chí cho bền”, không giao động khi người khác thay đổi chí hướng (chí hướng; hoài bão; lý tưởng.)
Hai câu 6/8 liên kết với nhau ntn?
-Liên kết vần: “Ên”.
Như thế 2 câu đó đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?
-Đã biểu đạt trọn vẹn một ý mạch lạc:
+ Câu 1: Nêu ý.
+ Câu 2:Giải thích ý.
Theo em câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa?
- Đó là một văn bản gồm 2 câu.
Vậy em hiểu văn bản là gì?
-Văn bản là chuỗi lời nói miệng ( hay bài viết ) có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Giao bài tập trắc nghiệm:
Đánh dấu X vào phương án trả lời nếu em cho đó là văn bản? Vì sao?
Lời phát biểu của thầy( cô ) Hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng năm học mới.
Bức thư em viết cho bạn bè hay ngườithân.
Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích ( Kể miệng hay được chép lại), câu đối, thiếp mời đám cưới
Tất cả các phương án trên.
Tất cả đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và có thể thứcc nhất định.
Kể thêm một số văn bản khác mà em biết?
-Văn bản:“ConRồng cháu Tiên”, “BCBG”
-Đơn xin phép nghỉ học, Đơn xin gia nhập đội TNTP HCM
-Thiếp mời, Lời cảm tạ
Qua phân tích ngữ liệu cho biết muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọngcho ai đó biết ta phải làm gì?
-Dùng lời nói, chữ viết để truyền đạt ý muốn nói Tức là phải giao tiếp.
Vậy giao tiếp là gì? Văn bản là ntn?
GV chốt:
-Giao tiếp: Là hoạt động truyền hay tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tình cảmmuốn nói.
-Văn bản: Là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề, thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng PTBĐ phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Chốt ý.
Đọc ghi nhớ ý 1-2/ 17.
( Về nhà học thuộc lòng ).
Nhận xét các văn bản mà em biết có giống nhau không? Vì sao?
- Các văn bản không giống nhau.
-Vì: Mục đích giao tiếp của mỗi văn bản khác nhau.
Em hãy phân tích để làm rõ điều trên?
-VD :(1) Với : “Đơn xin học lớp hai ca” mục đích là xin vào học lớp hai ca.
-VD: (2) Với: Câu ca dao trong ngữ liệu trên lại muốn gửi đến mọi người một lời khuyên
 Chính vì mục đích giao tiếp của mỗi văn bản không giống nhau PTBĐ của mỗi văn bản là khác nhau.
Nhớ lại hai văn bản vừa học là: “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng, bánh giầy”, cho biết mục đích giao tiếp của hai văn bản này là gì?
- Kể lại diễn biến sự việc.
 Chính vì mục đích giao tiếp đó cho nên 2 văn bản này thuộc PTBĐ: Tự sự.
Đọc thầm bài tập 1a/17. cho biết đoạ văn đó có thuộc PTBĐ tự sự không? Vì sao?
- Đoạn văn trên thuộc PTBĐ tự sự vì: Đoạn đó trình bày diễn biến sự việc Tấm nhẹ dạ cả tin bị Cám lừa
Đọc phần 1.b/17. Nêu mục đích giao tiếp của đoạn văn này?
-Tái hịên trạng thái sự vật.
Nhờ mục đích giao tiếp đó cho nên đoạn văn này thuộc PTBĐ: Miêu tả.
 Tiếp tục thực hiện các phần còn lại của bài tập 1 tương tự như trên.
1.c-Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận 
 PTBĐ Nghị luận.
1.d-Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
 PTBĐ Biểu cảm.
1.đ-Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp dùng quả địa cầu.
 PTBĐ Thuyết minh.
Qua phần Bài tập 1, cho biết có những kiểu văn bản và PTBĐ nào?
- Tự sự. - Nghị luận.
- Miêu tả. - Biểu cảm.
- Thuyết minh.
Vậy theo em đơn từ thuộc loại văn bản nào?
-Hành chính công vụ.
Em có biết dựa vào đâu để người ta chia ra các loại văn bản và PTBĐ như vậy?
-Tuỳ theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản và PTBĐ 
phù hợp.
Chú ý vào phần bảng phân loại trong SGK/16. Cho VD về các kiểu VB?
Đọc bài tập phần 2/17, lựa chọn kiểu văn bản và PTBĐ phù hợp?
VB Hành chính công vụ.
VB Tự sự.
VB Miêu tả.
VB Thuyết minh.
VB Biểu cảm.
VB Nghị luận.
Chốt những kiến thức cần ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ/17.
 Hoạt động 3 (5’) ( PP: nêu và giải quyết vấn đề ; vấn đáp)( KT: động não )
Cho thêm một số VD về các kiểu VB vừa học.
A. Lý thuyết :
I. Tìm hiểu chung về phương thức biểu đạt.
 1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
 1. Khảo sát, phân tích ngữliệu :(SGKtrg 15,16)
- Trong cuộc sống rất cần sự giao tiếp.
2. Ghi nhớ 1,2 :
 ( SGK trg 17)
2 -Kiểu văn bản và PTBĐ của văn bản.
2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu : ( SGK trg 16)
- Kiểu văn bản và PTBĐ :
 - Tự sự
 - Miêu tả
 - Biểu cảm
 - Nghị luận
 - Thuyết minh
 - Hành chính – công vụ.
2.2. Ghi nhớ 3: Trng 17
B-Luyện tập.
1.Đơn xin được sử dụng sân vận động.
2.Tường thuật( tự sự)
3.Miêu tả
4.Thuyết minh
5.Biểu cảm
6.Nghị luận
 Hoạt động 4 (5’) ( PP : nêu và giải quyết vấn đề ; KT : động não)
 IV- Củng cố:
Định nghĩa về giao tiếp và VB? Cho VD?
Có mấy kiểu VB và PTBĐ thường gặp? Cho VD?
 V- HDHBC và chuẩn bị bài mới:
 -Học thuộc phần ghi nhớ/17.
 	 -Làm hoàn chỉnh các bài tập.
 - Đoc và chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn Tự sự”.
 E, Rút kinh nghiệm.
..........................
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6(14).doc