Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2010-2011

 I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: HS ôn tập về các loại văn bản mà HS đã biết .

 Hình thành sơ bộ các khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp , phương thức biểu đạt.

 2 Kỹ năng : HS nhận biết, phân biệt các loại văn bản

 3 Thái độ: HS ý thức nghiêm túc khi tạo lập văn bản.

 II Chuẩn bị .

 1 .Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ- bài tập.

.2. Học sinh : Đọc trước bài; trả lời các câu hỏi trong SGK

 III Phương pháp

 Vấn đáp , thuyết trình, thảo luận nhóm, thực hành.

 IV. Tiến trình tổ chức dạy học

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ :

 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

Khởi động: Trong cuộc sống, khi có một tư tưởng, một nguyện vọng mà em cần biểu đạt cho mọi ngời biết thì em phải làm thế nào? ( HS bộc lộ .)

GV: Trong giao tiếp các em đã được tiếp xúc nhiều kiểu văn bản (tả 1 cảnh đẹp, kể 1 câu chuyện ;bộc lộ cảm xúc trước sự việc,1 cảnh đổi thay ) Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu khái niệm về văn bản và phương thức biểu đạt, mục đích giao tiếp văn bản.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16-08-2010
Ngày giảng: 6B 18-08-2010
 6A 21-08-2010
 Ngữ văn Bài 1 
 Tiết 4 : Giao tiếp, văn bản
 và phương thức biểu đạt
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: HS ôn tập về các loại văn bản mà HS đã biết .
 Hình thành sơ bộ các khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp , phương thức biểu đạt.
 2 Kỹ năng : HS nhận biết, phân biệt các loại văn bản
 3 Thái độ: HS ý thức nghiêm túc khi tạo lập văn bản. 
 II Chuẩn bị .
 1 .Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ- bài tập.
.2. Học sinh : Đọc trước bài; trả lời các câu hỏi trong SGK
 III Phương pháp 
 Vấn đáp , thuyết trình, thảo luận nhóm, thực hành.
 IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : 
 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Khởi động: Trong cuộc sống, khi có một tư tưởng, một nguyện vọng mà em cần biểu đạt cho mọi ngời biết thì em phải làm thế nào? ( HS bộc lộ .)
GV: Trong giao tiếp các em đã được tiếp xúc nhiều kiểu văn bản (tả 1 cảnh đẹp, kể 1 câu chuyện ;bộc lộ cảm xúc trước sự việc,1 cảnh đổi thay) Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu khái niệm về văn bản và phương thức biểu đạt, mục đích giao tiếp văn bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: HS tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 
MT: HS hiểu mỗi văn bản tại sao lại phải cần phương thức biểu đạt, tác dụng của nó 
 H: Trong đời sống , khi có một tư tưởng , tình cảm(khuyên nhủ người khác, có lòng yêu mến bạn) mà cần biểu đạt cho mọi ngời biết thì em phải làm thế nào?
- Nói, viết để bộc lộ t tưởng tình cảm, nguyện vọng của mình.
H: Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách đày dủ trọn vẹn cho người khác hiểu ta phải làm thế nào?
- Ta phải tạo lập văn bản (nói có đầu có cuối mạch lạc rõ ràng)
HS: Đọc câu ca dao: “ai ơi.” 
H:Câu ca dao sáng tác ra để làm gì? Nói lên vấn đề gì?
- Câu ca dao đa ra 1 lời khuyên “ giữ chí cho bền” câu thứ 2 đa ra 1 lời giải thích giữ chí cho bền nghĩa là : Không dao động khi ngời khác thay đổi chí hướng.
H: Thực chất của văn bản là gì?
H: Theo em lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng có phải là văn bản không?
Vì sao?
- Là văn bản vì là chuỗi lời nói có chủ đề : nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ giáo viên học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học à đây là văn bản nói.
H: Bức thư có phải là văn bản không ? vì sao?
- Là văn bản viết có thể thức có chủ đề.
H: Đơn xin học , bài thơ có phài là văn bản không ? Vì sao?
- Là văn bản vì chúng có thông tin, có thể thức
-Văn bản có thể dài, ngắn, thậm chí chỉ 1 câu, nhiều câu... có thể viết ra hoặc được nói lên.
-Văn bản phải thể hiện ít nhất 1 ý (chủ đề nào đó).
- Các từ ngữ trong văn bản phải gắn kết với nhau chặt chẽ, mạch lạc
GV: Giảng
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận t tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, không thể thiếu. Không có giao tiếp thì con người không thể hiểu, trao đổi với nhau bất cứ điều gì. Ngôn từ là phương tiện quan trọng nhất để thực hiện giao tiếp à đó là giao tiếp ngôn từ.
HS: Đọc bài tập và nêu yêu cầu 
của BT 
H: Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố thì phải làm gì ?
- Làm đơn trình bày ngời có thẩm quyền để họ xem xét, giải quyết.
H: Muốn tờng thuật diễn biến trận bóng đá ta phải làm gì?
- Tường thuật ( văn bản tự sự) 
H: Tả những pha bóng đẹp trong trận đấu ta phải làm gì?
- Ta phải miêu tả.
H: Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của 2 đội phải làm gì?
- Văn bản thuyết minh.
H: Muốn bày tỏ lòng yêu mến đối với đội bóng ta phải làm gì?
- Văn bản biểu cảm.
H: Muốn bác bỏ ý kiếnta phải sử dụng kiểu văn bản nào?
- Văn bản nghị luận.
GV: Chốt bài tập bằng bảng phụ.
H: Thế nào là giao tiếp , văn bản?
Nêu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt .
GV kết luận rút ra ghi nhớ 
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Khắc sâu.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
MT: HS làm bài củng cố kiến thức và vận dụng vào làm bài tập cụ thể 
HS: Đọc bài tập ,nêu yêu cầu bài tập.
H: Hãy cho bíêt các đoạn văn, đoạn thơ thuộc kiểu phương thức biểu đạt nào? Vì sao?
HS: Thảo luận nhóm ( Mỗi nhóm một ý).
Tg: 3’
HS: Đại diện các nhóm trình bày.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét -> kết luận
HS: Đọc bài tập ,nêu yêu cầu bài tập.
H: Truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?
15ph
10ph
15ph
I . Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
* Bài tập: 
a. Trong đời sống có một tư tưởng , tinh cảm , nguyện vọng cần nói, viết để bộc lộ 
b. Muốn biểu đạt 1 cách dầy đủ chọn vẹn cần tạo lập văn bản.
c. Câu ca dao đưa ra lời khuyên “giữ chí cho bền”.-> là một văn bản.
* Nhận xét:
- Văn bản là 1 chuỗi lời nói có sự liên kết mạch lạc, có chủ đề thống nhất.
- Giao tiếp: là 1 hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng ngôn từ.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
a.Bài tập:
b. Nhận xét: 
- Có 6 kiểu văn bản.
 + Tự sự .
+ Miêu tả.
+Biểu cảm.
+ Nghị luận.
+ Thuyết minh.
+ Hành chính công vụ
3. Ghi nhớ: (SGK T17)
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1 :
Các văn bản thuộc phương thức biểu đạt .
a.Tự sự: Vì có người, có việc, có diễn biến của sự việc.
b. miêu tả: Tả cảnh thiên nhiên.
c. nghị luận: Bàn về vấn đề làm cho đất nước giàu mạnh.
d. biẻu cảm : Thể hiện tình cảm tự tin, tự hào của cô gái.
e. Thuyết minh: Giới thiệu hướng quay của địa cầu.
2 .Bài tập 2 :
 Văn bản “con Rồng cháu tiên” là văn bản tự sự -> vì kể diễn biến sự việc .
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 Thế nào là văn bản, có mấy kiểu văn bản?
	 Học thuộc ghi nhớ ,nắm đợc các phương thức biểu đạt.
 Tìm 5 văn bản thuộc phương thức tự sự.
 Bài mới: Soạn bài :tìm hiểu chung về văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T4.doc