Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 39, Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Hồ Thúy An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 39, Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn; nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể lại được truyện.

3. Thái độ: Biết phê bình và tự phê bình, có ý thức mở rộng tầm hiểu biết, khiêm tốn.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .

* Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Động não: suy nghĩ về những tình huống và bài học rút ra từ các truyện ngụ ngôn.

- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về các tình tiết trong các truyện ngụ ngôn.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 39, Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 , Bài 10, Tiết 39 : 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
	- TRUYỆN NGỤ NGÔN -
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.. Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn; nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Biết phê bình và tự phê bình, có ý thức mở rộng tầm hiểu biết, khiêm tốn.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Động não: suy nghĩ về những tình huống và bài học rút ra từ các truyện ngụ ngôn.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về các tình tiết trong các truyện ngụ ngôn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
(?)Em hãy nhận xét nhân vật mụ vợ, ông lão và nêu ý nghĩa của truyện? Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS được gọi trả lời theo kiến thức đã học..
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Trong đời sống có những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại tỏ vẻ ta đây, huênh hoang, khoác lác; cuối cùng phải trả giá đắt. Đó cũng là bài học mà truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” muốn khuyên chúng ta.
- HS nghe.
HĐ 3: ĐỌC:
TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
Hướng dẫn đọc: To, rõ, phát âm chuẩn. Gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích: chúa tể, dềnh,
- HS nghe.
- HS đọc.
HĐ 4: TÌM HIỂU VĂN BẢN:
I – TÌM HIỂU CHUNG:
* Khái niệm truyện ngụ ngôn: Ngụ ngôn là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
* Truyện “Ech ngồi đáy giếng”: Truyện ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
II – PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
 1. Nội dung truyện:
- Con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng.
-> môi trường sống hạn hẹp.
- Ech nghĩ mình là chúa tể, trời chỉ bé bằng chiếc vung.
-> hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang.
- Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài.
- Ech đi lại nghênh ngang, nhâng nháo nhìn lên trời, không thèm để ý gì đến xung quanh -> bị trâu giẫm bẹp.
-> Chủ quan và kiêu ngạo.
 2. Bài học:
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng về nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. 
- Những kẻ chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
- Phải biết chỗ còn hạn chế của mình và mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức.
-Gọi HS đọc chú thích ( ó )
GV thuyết giảng thêm về thể loại ngụ ngôn, đọc bài thơ ngụ ngôn.
(?) Nhân vật chính của truyện “Ech ngồi đáy giếng”? Em có nhận xét gì về cách kể của truyện.
(?) Tìm chi tiết kể về hoàn cảnh sống của con ếch. Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống đó?
? Nhắc lại nghĩa của từ “giếng”
(?) Trong môi trường sống như thế, con ếch có thái độ và suy nghĩ như thế nào? Vì sao?
(?) Em có nhận xét gì về nhân vật con ếch?
(?) Ech ra khỏi giếng trong hoàn cảnh nào?
 (?) Vì sao ếch bị trâu giẫm bẹp?
 (?) Từ câu chuyện của con ếch, câu chuyện khuyên con người điều gì?
? Em sẽ mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng cách nào?
(?) Nêu câu thành ngữ tương ứng với nội dung truyện.
- Hs đọc.
- HS nghe.
- Nhân vật chính: con ếch.
-> Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
- Ech sống lâu ngày trong một cái giếng.
-> môi trường sống hạn hẹp.
- “Giếng”: hố đào sâu xuống đất để lấy nước.
- Nghĩ mình là chúa tể, trời chỉ bé bằng chiếc vung.
-> hiểu biết cạn hẹp.
- Kiêu ngạo, huênh hoang.
- Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài.
- Vì nó đi lại nghênh ngang, nhâng nháo nhìn lên trời, không thèm để ý gì đến xung quanh.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo.
+Phải luôn khiêm tốn và có ý thức mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- “Ech ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung”
2
HĐ 5: TỔNG KẾT:
Ghi nhớ SGK / 
* Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước.
* Ý nghĩa của văn bản:
Truyện phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang; khuyên chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK /
(?) Nghệ thuật của văn bản?
(?) Văn bản có ý nghĩa thế nào ?
- HS đọc.
- Xây dựng hình tượng gần gũi; cách nói ẩn ý; lời kể hài hước, bất ngờ.
- Truyện phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang; khuyên chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
HĐ 6: LUYỆN TẬP:
CỦNG CỐ:
DẶN DÒ:
(?) Tìm những tình huống trong đời sống tương tự với truyện này.
(?) Truyện ngụ ngôn là gì ? Ý nghĩa của truyện “Ech ngồi đáy giếng” ?
- Học bài + làm bài tập.
- Soạn: Thầy bói xem voi.
+ Đọc văn bản, trả lời câu hòi, suy nghĩ bài học từ truyện.
- HS về nhà làm.
- HS trả lời theo kiến thức đã học.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docECH NGOI DAY GIENG.doc