A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Thấy được trong tự sự có thể kể '' xuôi '', có thể kể '' ngược '' tùy theo nhu cầu thể hiện.
2.Kĩ năng:
- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể ''xuôi '' và cách kể '' ngược ''.
- Biết được cách kể ngược phải có điều kiện.
3.Thái độ.
- Có ý thức luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.
? Cách kể chuyện ngôi kể trong văn tự sự?
* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG.
* Hoạt động 3: BÀI MỚI.
Ngày soạn 22/10 Ngày dạy:6A1:24/10 Tiết 36 6A2:25/10 Thứ tự kể trong văn tự sự A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Thấy được trong tự sự có thể kể '' xuôi '', có thể kể '' ngược '' tùy theo nhu cầu thể hiện. 2.Kĩ năng: - Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể ''xuôi '' và cách kể '' ngược ''. - Biết được cách kể ngược phải có điều kiện. 3.Thái độ. - Có ý thức luyện tập kể theo hình thức nhớ lại. B. Chuẩn bị . - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ? Cách kể chuyện ngôi kể trong văn tự sự? * Hoạt động 2: Khởi động. * Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt GV: Gọi học sinh tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. ? Các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? GV: Sự việc đòi cái máng mới xảy ra trước kể trước ->đòi cái nhà rộng, đòi làm nhất phẩm phu nhân, ? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả và tác dụng gì? ? Những loại truyện nào có thứ tự kể như trên? ? Kể theo thứ tự tác giả có nhược điểm gì? GV: Gọi học sinh đọc bài văn. ? Các sự việc trong truyện? ? Các tình tiết trong truyện có được kể theo trình tự thời gian hay không? Kể theo trình tự nào? ? Cách kể này có tác dụng gì? GV: Sự việc thàng Ngổ bị chó dại cắn mầ chẳng ai đến cứu là sự việc hiện tại được kể ra trước đó ( Ngổ mồ côi cha mẹ, sống với bà ngoại ốm yếu, nhà nghèo nên nó bỏ học, lêu lổng, ra đầu làng đất rạ lừa mọi người cháy nhà ). - Sự việc quá khứ ấy đã giải thích hiện tại làm cho câu chuyện hấp dẫn. ? Thứ tự kể này thường gặp trong thể loại văn học nào? GV: Thứ tự kể không theo trình tự thời gian là cách kể theo mạch hồi tưởng của nhân vật, là cách xáo trộn quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ hiện tại nhớ về quá khứ lại chuyển sang hiện tại hoặc tương lai. ? Cách kể theo trình tự này có ưu nhược điểm gì? ? Từ việc tìm hiểu trên hãy nêu thứ tự kể trong văn tự sự? ? Chuyện được kể theo ngôi kể nào? ? Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? ? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào? Cho đề văn: Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa. ? Tìm hiểu đề và lập dàn ý? ? Xác định từ ngữ quan trọng? ? Lập dàn ý theo 2 ngôi kể, 2 cách kể đã học? - Cách 1: Theo trình tự thời gian - ngôi thứ 3. - Cách 2: Đi rồi, nhớ lại và kể theo ngôi thứ nhất. - Tóm tắt -Trao đổi nhóm -Nhận xét - Kể tên - Đọc -Trình bày -Nhận xét -Tác dụng -Nhận xét -Nhận xét -Đọc ghi nhớ -Lựa chọn -Làm độc lập -Nhận xét -Lập dàn ý -Độc lập I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. 1. Bài tập. *Bài tập 1. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. * Chuỗi sự việc. - Giới thiệu nhân vật ông lão. - Ônglão bắt được cá vàng và tha tội chết cho cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng. - Năm lần ông lão đi ra biểngặp cá vàng và kết quả của năm lần. * Thứ tự kể. - Kể theo trình tự thời gian, tự nhiên, cụ thể trong truyện là thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tận của vợ chồng ông lão đánh cá và cuối cùng bị trả giá. * Tác dụng. - Cốt truyện mạch lạc, sáng sủa, dễ theo dõi. - Tăng dần sự hấp dẫn của câu chuyện bằng cách mỗi lúc một gia tăng, mâu thuẫn giữa các nhân vật, mâu thuẫn giữa phẩm chất, năng lực, lòng tham của mụ vợ. Cứ mỗi sự việc xảy ra, nhân vật ông lão lại bị đặt vào tình huống nan giải hơn. * Nhược điểm: Đơn điệu, nhàm chán. b. Truyện Thằng Ngổ. * Các sự việc. - Ngổ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh. - Ngổ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người mất lòng tin. - Ngổ bị chó dại cắn thật kêu cứu thì không ai đến cứu. - Ngổ bị chó cắn phải băbg bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại. * Thứ tự kể. - Kể ngược lại thứ tự tự nhiên. - Bắt đầu kể từ hậu quả xấu rồi ngược lại kể nguyên nhân ( trưa nay - một hôm - hôm nay ) * Tác dụng. - Tạo yếu tố bất ngờ. - Gây chú ý cho người đọc, người nghe. - Cách kể trong bài văn nhấn mạnh kết quả hoạt động của nhân vật. - Truyện hiện đại * Ưu: Sự việc phong phú, trình bày khách quan như thật. * Nhược: Làm cho người đọc khó theo dõi, có thể lặp. 2. Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập. 1. Bài tập 1. * Ngôi kể. - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi. * Thứ tự kể. - Truyện kể ngược lại theo dòng hồi tưởng ( Từ hiện đại đến quá khứ ). * Vai trò của hồi tưởng. - Đóng vai trò cơ sở cho viẹc kể ngược. - Xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiẹn tại thống nhất với nhau. - Làm cho câu chuyện chân thành, xúc động. 2. Bài tập 2 1. Tìm hiểu đề. - Kể - văn tự sự. - Nội dung: Lần đầu được đi chơi xa. 2. Lập dàn ý. * Mở bài. - Lí do, nguyên nhân được đi chơi xa. - Nơi được tới, người dẫn đường. * Thân bài. - Những sự việc xảy ra trên đường đi tại nơi đã tới cùng suy nghĩ, chứng kiến về những điều đã thấy. * Kết luận. - Sự bổ ích của những chuyến đi. *Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp - Học bài - Ôn tập cách làm bài văn tự sự. - Tiết: Viết bài 2 tiết.
Tài liệu đính kèm: