Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Lê Thị Thanh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Lê Thị Thanh

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

 1.Kiến thức:

- HS biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- HS hiểu những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

 2.Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

 3.Thái độ: - Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh

- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình phân tích hình tượng Thánh Gióng.

II/ Trọng tâm: Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.

III/. Chuẩn bị:

- Giáo viên: tranh Thánh Gióng, bảng phụ

- Học sinh: Soạn bài trước ở nhà

IV/ Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh: Lớp 6A5:

 2. Kiểm tra miệng:

Câu 1: Kể lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”? ( 4đ)

 HS tóm tắt văn bản

 Câu 2: Ý nghĩa truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”? (4đ)

+ Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

+ Đề cao nghề nông, tôn kính tổ tiên, giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 3: Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại nào? Ai là nhân vật chính? (2 đ)

- Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.

- Nhân vật chính là Thánh Gióng.

 3. Bài mới: Thánh Gióng là câu chuyện dân gian tiêu biểu và độc đáo về đề tài chống giặc cứu nước. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. Câu chuyện như thế nào, ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Lê Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thánh Gióng
Truyền thuyết
Truền 
Tuần dạy: 2	
Bài 2 Tiết: 5	
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1.Kiến thức:
- HS biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- HS hiểu những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
 2.Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
 3.Thái độ: - Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh
Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình phân tích hình tượng Thánh Gióng.
II/ Trọng tâm: Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
III/. Chuẩn bị:
Giáo viên: tranh Thánh Gióng, bảng phụ 
Học sinh: Soạn bài trước ở nhà
IV/ Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh: Lớp 6A5: 
 2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Kể lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”? ( 4đ)
 	HS tóm tắt văn bản
 Câu 2: Ý nghĩa truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”? (4đ)
+ Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước. 
+ Đềà cao nghề nông, tôn kính tổ tiên, giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 3: Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại nào? Ai là nhân vật chính? (2 đ)
- Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
- Nhân vật chính là Thánh Gióng.
 3. Bài mới: Thánh Gióng là câu chuyện dân gian tiêu biểu và độc đáo về đề tài chống giặc cứu nước. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. Câu chuyện như thế nào, ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Đọc, kể tóm tắt: Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, thuần tưởng tượng.
 Hướng dẫn HS tóm tắt các chi tiết chính:
	+ Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thánh Gióng.
	+ Gióng chuẩn bị ra trận.
	+ Gióng đánh giặc -- > Gióng bay về trời.
 ? Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại nào? 
 ? Hình tượng trung tâm của truyện là ai?
Giải thích từ khó: Chú thích – Sgk/12
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Ý chính mỗi đoạn?
+ Đoạn 1: Từ đầu  “nằm đấy”: Sự ra đời kì lạ của Gióng.
+ Đoạn 2: “Bấy giờ  cứu nước”: Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
+ Đoạn 3: “Giặc đã đến  lên trời”: Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời.
+ Đoạn 4: Còn lại: Sự đền ơn của nhà vua và những di tích mà Gióng để lại.
? Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- Có nhiều nhân vật: Hai vợ chồng ông lão, Thánh 
Gióng, giặc Ân, nhà vua, sứ giả, bà con hàng xóm. Trong đó Thánh Gióng là nhân vật chính.	
? Một đứa trẻ sinh ra như Gióng là bình thường hay kì lạ? 
- Sự ra đời kì lạ
?Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kì lạ như thế?
- Để về sau Gióng thành người anh hùng
?Ra đời kì lạ nhưng Gióng là con một bà mẹ nông dân, chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng?
 - Gióng là con một người nông dân lương thiện
- Gióng gần gũi với mọi người
- Gióng là người anh hùng của nhân dân
? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Tiếng nói đó có ý nghĩa gì?
- Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.	
? Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Điều đó có ý nghĩa gì?	 
- Đánh giặc cần lòng yêu nước, cần cả vũ khí sắc bén.
ð Từ sau gặp sứ giả Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
? Trong dân gian còn truyền tụng những câu ca về sức ăn uống phi thường của Gióng :
Bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông
Điều đó nói lên suy nghĩ và ước mong gì của nhân dân về người anh hùng đánh giặc?
- Người anh hùng là người khoẻ mạnh, phi thường.
- Ước mong Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc cứu nước.
? Những người nuôi Gióng lớn lên là ai? Nuôi bằng cách nào?	
? Như thế Gióng lớn lên bằng cơm gạo của làng. Theo em điều đó có ý nghĩa gì?
Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cộng đồng.
GV liên hệ tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử và cả trong kim chỉ nam của Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”
? Chi tiết “Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo mặc vừa xong đã căng đứt chỉ” có ý nghĩa gì?
- Sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc ta mỗi khi gặp khó khăn. Sự đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta khi tổ quốc bị xâm lăng.
? Để thắng giặc Gióng phải trở thành tráng sĩ. Truyện kể cậu bé Gióng đã trở thành tráng sĩ đánh giặc như thế nào? 
?Theo em, chi tiết “Gióng nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
-Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí thô sơ bình thường nhất ; Đó là những vũ khí tự có của quê hương ->Tinh thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng 
GV liên hệ câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: Ai có cuốc dùng cuốc, ai có thuổng dùng thuổng. Ai không có cuốc, thuổng thì dùng gậy gộc.. trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 
? Sau khi đánh tan giặc, Gióng đã làm gì?	 
- Là người có công đánh giặc nhưng Gióng không màng danh lợi. Dấu tích chiến tranh Gióng đã để lại cho quê hương, cho đất nước rồi bay về trời.	Hình ảnh chàng trai làng Phù Đổng từ đỉnh núi Sóc Sơn:
	“ Cúi đầu từ biệt mẹ
	Bay khuất giữa mây hồng”
	(Huy Cận)
đẹp như một giấc mơ
? Nêu nghệ thuật của truyện?
Gợi ý: Xây dựng hình tượng nhân vật Các hình ảnh sự kiện lịch sử với hình ảnh thiên nhiên
? Theo em, truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào trong quá khứ của dân tộc ta?
- Lịch sử chống ngoại xâm thời xa xưa hiện còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm - Hà Nội; hàng năm có lễ hội Gióng.
? Nêu nội dung ý nghĩa truyện?
Gvliên hệ mở rộng truyền thống yêu nước của dân tộc ta “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” (Hồ Chí Minh)
 Liên hệ nhiều gương yêu nước, hi sinh cả hạnh phúc bản thân vì dân tộc (Tấm gương Hồ Chí Minh, các anh hùng liệt sĩ). Từ đó giáo dục các em lòng biết ơn, niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc và ý thức giữ gìn phát huy truyền thống ấy.
GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk/23
 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
? Theo em tại sao hội thi thể thao ở trường em lại mang tên “Hội khoẻ Phù Đổng”?
I/ Đọc, hiểu văn bản:
 1.Đọc
 2. Kể
3.Chú thích:
- Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
- Hình tượng trung tâm của truyện là hình tượng người anh hùng giữ nước.
 4. Từ khó: sgk/12
II/ Phân tích văn bản
1. Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước - Thánh Gióng: 
 a. Sự ra đời của Gióng
-Mẹ mang thai12 tháng mới sinh ra Gióng
-Lên 3 vẫn không biết nói, cười, đi; đặt đâu nằm đấy.
-> Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì
 b. Gióng đòi đi đánh giặc.
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc
-> Biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tin chiến thắng.
c. Gióng được nuôi lớn để đánh giặc:
- Cha mẹ Gióng làm lụng nuôi Gióng
- Bà con làng xóùm vui lòng gom góp gạo nuôi Gióng 
=> Tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân khi tổ quốc lâm nguy.
 d. Gióng đánh giặc và trở về trời:
- Gióng vươn vai 1 cái thành tráng sĩ.
- Gióng sử dụng cả vũ khí vua ban và vũ khí tự có để đánh giặc.
- Đánh tan giặc Gióng cởi giáp sắt để lại và bay về trời.
-> Gióng trở thành bất tử trong lòng dân tộc
2. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình tượng người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì với những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên của đất nước.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
 Ghi nhớ: (Sgk/23)
III/ Luyện tập: 
Vì: Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh đây là lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
	Mục đích của hội thi là rèn luyện cho khoẻ để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
4.Câu hỏi và bài tập củng cố: 
- GV treo tranh (1),(2): Bức tranh thể hiện chi tiết nào trong truyện ?
	- Tranh (1) : Gióng nhổ tre quật ngã quân thù.
	- Tranh (2) : Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
GV treo bảng phụ
Bài tập: Truyền thuyết “Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
Vũ khí hiện đại để giết giặc;
Người anh hùng đánh giặc cứu nước;
Tinh thần đoàn kết đánh giặc xâm lăng;
Tình làng nghĩa xóm.
Đáp án: c
5. Hướng dẫn hs tự học:
* Đối với bài học ở tiết này: - Tóm tắt văn bản; Học thuộc bài học, ghi nhớ Sgk/23; Làm bài tập phần luyện tập.
* Đối với bài học ở tiết sau: Soạn : “Từ mượn”
+ Khái niệm từ mượn. Nguyên tắc mượn từ 
+ Làm bài tập phần luyện tập vào tập bài soạn.
V/ Rút kinh nghiệm:
	* Ưu điểm: 	
	* Khuyết điểm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 (2).doc