Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33 đến 66 - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33 đến 66 - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

I- Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh thấy trong tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện

 - Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện. Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.

II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 Trong khi kể truyện người kể dùng ngôi kể nào ? Tác dụng của nó.

2. Bài mới

A. Gíới thiệu bài

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 83 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33 đến 66 - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ... năm 2006 
tuần 9 
 Bài 8: Tiết 33 
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
I- Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự
Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. 
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra bài tập đã làm ở nhà.
2. Bài mới:
A. Giới thiệu bài: Khi kể chuyện, bắt buộc phải xác định mối quan hệ giữa người kể với sự việc được kể, chỗ đứng để quan sát và để gọi tên sự vật, nhân vật và miêu tả chúng. Có khi người kể giấu mình, không lộ diện nhưng biét hết từ bề ngoài đến ý nghĩ của nhân vật và kể lại những sự kiện xảy ra với nhân vật. Có khi người kể kể lại chuyện của chính mình, về những điều mắt tháy tai nghe, mang nhiều màu sắc chủ quan cá nhân. Bài học hôm nay giúp em phân biệt và kể theo hai ngôi kể này.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôi kể thứ ba
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? HS đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi sau:
? Chuyện trong đoạn văn thứ nhất xảy ra ở những đâu?
? Theo em vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện như thế nào? (Hay người kể đứng ở những nơi nào để có thể kể được chuyện)
(Người kể giấu mình, nhưng có mặt ở khắp nơi: Lúc đầu ở cung vua, biết được ý nghĩ của cung vua và đình thần, tiếp theo người kể có mặt ở công quán, để chứng kiến cảnh hai cha con đang ăn cơm, cuối cùng lại có mặt ở cung vua để biết rằng: “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn”.
? Người kể gọi các nhân vật như thế nào?
GV: Vậy vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng chính là ngôi kể. Người kể giấu mặt nhưng có mặt ở mọi nơi, biết hết mọi chuyện, kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với NV và gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng. ở vị trí giao tiếp như vậy, người kể kể chuyện ở ngôi nào?
HS nhắc lại kết luận bạn vừa nêu, GV ghi bảng.
1- Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
- Khi gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi kể thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôi kể thứ nhất
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Đoạn 2 được kể theo ngôi nào?Làm sao nhận ra điều đó?
? Khác ngôi kể ở đoạn trên như thế nào
(+Kể theo ngôi thứ nhất, Người hiện diện xưng “tôi”)
? Người xưng tôi trong đoạn 2 là Tô Hoài hay Dế Mèn?
? Những chuyện được kể chỉ liên quan đến nhân vật nào?
? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế bởi những chuyện chỉ liên quan đến người kể?
? Ngôi kể nào chỉ kể những chuyện mình biết hoặc mình đã trải qua? 
(+ Ngôi kể thứ ba cho phép người kể tự do hơn, ngôi kể thứ nhất chỉ kể những chuyện liên quan đến mình hoặc mình trải qua, nhưng ở ngôi kể này người kể tự do thể hiện cảm xúc cá nhân của mình)
? Em thử thay ngôi kể “Tôi”bằng ngôi kể thứ ba là “Dế Mèn”, nhận xét xem có gì thay đổi không?
(+ Đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình)
? Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi được không? Vì sao?
(+ Khó có thể thay đổi ngôi kể được vì sự việc xảy ra trong truyện ở phạm vi rộng, xảy ra với nhiều nhân vật, nếu ngôi kể là “tôi”thì khong thể biết hết mọi chuyện như vậy được)
? Qua phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết nội dung phần ghi nhớ?
- Học sinh đọc và chép vào vở.
- Khi tự xưng là tôi, kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp
- Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là tác giả.
2. Bài học: Ghi nhớ.
3. Luyện tập
Hoạt động3: Luyện tập
Bài 1:
Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn?
Đoạn văn nếu thay bằng ngôi kể thứ ba, đoạn văn có màu sắc khách quan hơn.
Bài 2:
Thay đổi ngôi kể cho đoạn văn, nhận xét ngôi kể mới đem lại điều gì cho đoạn văn?
Thay “Tôi”vào các từ “Thanh”, “chàng”, ngôi kể “tôi”tô đậm thêm sắc thái tình cảm cho đoạn văn.
Bài 3:
Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3 vì: 
Như vậy mới có thể tự do, thoải mái, không hạn định thời gian địa điểm và nới rộng được các quan hệ giưa Mã Lương với các sự kiện.
 Bài 4:
Trong các truyện cổ tích, truyện Truyền thuyết người ta thường kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không theo ngôi thứ nhất vì:
- Tính vô danh của loại truyện này, không xác định được người kể là ai.
- Các sự việc trong chuyên cổ tích thuộc về thời xa xưa, người kể chuyện là người thuộc về “thời nay”. Người kể không trực tiếp tham gia vào truyện ...
Bài 5:
Viết thư sử dụng ngôi kể thứ nhất(Tôi, mình, con).
Bài 6:
- Hãy xưng em và kể theo yêu cầu:
+ Em vừa được tặng quà gì? Nhân dịp nào?
+ Em có từng ước mơ và thích thú món quà gì không? (cảm xúc: thích thú, biết ơn...)
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà:
Học bài, làm BT 4,5,6.
Chuẩn bị bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 200 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 200 
tuần 9 
 Bài 9: Tiết 36
Thứ tự kể trong văn tự sự
I- Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp học sinh thấy trong tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện
	- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện. Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Trong khi kể truyện người kể dùng ngôi kể nào ? Tác dụng của nó.
2. Bài mới
A. Gíới thiệu bài
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động 1:
? Em hãy tóm tắt các sự việc quan trong truyện 
" Ông Lão đánh cá và con cá vàng"
GV ghi các sự việc lên bảng, sắp xếp theo đúng thứ tự của truyện
? Sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự ntn ?
(+ Thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão)
? Sắp xếp theo thứ tự này tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì ?
(+ Người đọc thấy được lòng tham của mụ vợ ngày càng tăng và cuối cùng phải trả giá)
? Theo em, những sự việc trong truyện này có được sắp xếp theo một trình tự nào nữa, tác dụng ?
(Theo trình tự thời gian. Sắp xếp theo cách này làm cho cốt truyện mạch lạc sáng tỏ)
? Nếu thay đổi thứ tự này, ý nghĩa của câu chuyện có nổi bật được không ?
Qua ví dụ này, em hãy cho biết khi kể chuyện, người ta có thể kể theo một trình tự như thế nào?
(+ Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên: việc xảy ra trước kẻ trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.)
Hoạt động 2: Học sinh đọc văn bản phụ và trả lời:
? Thứ tự của các sự việc trong bài văn tự sự này diễn ra ntn ?
(Thứ tự hậu quả rồi mới dẫn đến nguyên nhân)
? Việc nêu hậu quả trước, rồi mới nêu nguyên nhân, người kể muốn nhấn mạnh điều gì? Từ đó câu chuyện đưa ra ý nghĩa gì ?
? Phần nêu nguyên nhân, người kể sắp xếp các sự việc ntn ?
? Qua đây em rút ra kết luận gì về thay đổi thứ tự trong bài văn tựu sự ? ( Ghi nhớ)
1- Tìm hiểu thứ tự kể trong văn kể chuyện:
" Ông Lão đánh cá và con cá vàng"
- Giới thiệu ông lão đánh cá vàng
- Ông lão bắt được cá vàng, thả cá vàng nhận lời hứa của cá vàng 
- Ông lão ra biển gặp cá vàng ( 5 lần)
=> Thứ tự tự nhiên( việc gì xảy ra trước, kể trước)
Văn bản phụ:
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh.
- Ngỗ tìm cách trêu chọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin.
- Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không có ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bênh dại.
+ Thứ tự ngược: Hậu quả (hoặc kết quả) rồi mới nêu nguyên nhân.
Ghi nhớ:
Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên: việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
+ Để gây bất ngờ chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhan vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó theo trình tự tự nhiên.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ? (câu chuyện được kể theo thứ tự ngược, theo dòng hồi tưởng)
Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò là cớ ở cho việc kể ngược. Trong dòng hồi tưởng, các sự việc lại được kể theo thứ tự tự nhiên.
Bài tập 2: Cho đề văn : "Kể chuyện lần đầu em được đi chơi xa. Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý?
Cho HS về nhà chuẩn bị theo dàn bài trong SGK ?
(- Lần đầu tiên em được đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi?
- Nơi xa đấy là đâu: Về quê, ra TP, hay đi tham quan nơi nào?
- Em đã trông thấy gì trong chuyến đi ấy? Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?
- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?)
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài.
- Làm BT 2 phần luyện tập rồi viết thành 1 bài văn.
 - Chuẩn bị viết bài số 2: Văn tự sự.
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 200 gày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 200 
tuần 10
 Bài 9: Tiết 37 + 38
Viết bài tập làm văn số 2
Văn kể chuyện
I- Mục tiêu cần đạt:
 - HS biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
 - HS biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 GV chọn đề cho học sinh:
Đề bài: Kể về một người thân yêu trong gia đình em.
Yêu cầu:
1. Nội dung:
- Kể về một người thân nhất trong gia đình: người gần gũi, yêu quý và chăm sóc em nhiềunhất cũng đồng thời là người có những ảnh hưởng tích cực đến tâm hòn và nhân cách của mình.
- Kể những điểm nổi bật, đáng nhớ nhất về ngoại hình, tính cách, thói quen, thái độ ứng xử trong giao tiếp với tất cả mọi người.....
- Khi kể biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm một cách hợp lý.
2. Hình thức:
- Đúng thể loại: kể người.
- Biết trình bày bài theo bố cục ba phần. Trong phần thân bài biết trình bày thành các đoạn theo mỗi ý của dàn bài.
- Chữ viết sạch sẽ, diễn đạt hình ảnh.....
3. Học sinh tư giác làm bài
- Hết giờ GV thu bài chấm.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn tập văn tự sự.
- Soạn bài mới: “ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo”.Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 200 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 200 Bài 9: Tiết 34 -35
ông lão đánh cá và con cá vàng
I- Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hi ... văn, đoạn văn hay có sáng tạo riêng đáng ghi nhận, GV và hS cùng nhận xét, bình giảng ngắn.
Hoạt động 5: Giáo viên đọc một bài tham khảo sưu tầm trong sách báo cảu các cây bút chuyên nghiệp.
Hoạt động 6: Hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
1- Học sinh tiếp tục chữa, hoàn chỉnh bài đã trả.
2- Chuẩn bị bài: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 200 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 200 
Tuần 17
 Bài 16: Tiết 65
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
I- mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ(người dân thường) lúc ốm đau lên trên tất cả. Mặt khác, cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại,
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	? Kể lại truyện "Mẹ hiền dạy con" với ngôi kể thứ nhất trong vai bà mẹ.
	? Vì sao bà mẹ Mạnh Tử cũng là một bậc đại hiền ?
	? Nhờ đâu mà Mạnh Tử đã trở thành một bậc đại hiền, một vị đại Nho ?
	? Theo em tác giả viết truyện này nhằm mục đích gì ?
	 ? Nghệ thuật kể chuyện ở đây có gì đặc sắc? Các chi tiết, các sự việc trong truyện đóng vai trò như thế nào ?
2. Bài mới:
A. Gíới thiệu bài
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, đọc và tìm hiểu chú thích
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc chú thích.
- Trong SGK nêu hiểu biết về tác giả Hồ Nguyên Trừng ?
? Nêu H/c sáng tác Nam Ông Mộng Lục.
HS đọc và kể lại truyện:
Yêu cầu lời kể ngắn gọn, giọng kể, giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con.
GV chia VB thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu....được người đương thời trọng vọng.
- Đoạn 2: Tiếp...xứng đáng với lòng ta mong mỏi.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
I. Đọc - chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích
- Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lươc, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng Thư (tương đương như chức Bộ trưởng hiện nay). Ông qua đời trên đất Trung Quốc. Nam Ông Mộng Lục là tác phẩm Hồ Nguyên Trừng viết trong thời gian ở đây.
- Nam Ông Mộng Lục (Nam ông là tên hiệu - bút danh của tác giả) là tập truyện kí viết bằng chữ Hán, trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc khi bị bắt.
Hoạt động 2: tìm hiểu cấu trúc của tác phẩm
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc và kể lại truyện:
- Yêu cầu lời kể ngắn gọn, giọng kể, giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con.
? VB chia thành mấy đoạn? ND từng đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu....được người đương thời trọng vọng.
- Đoạn 2: Tiếp...xứng đáng với lòng ta mong mỏi.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
? TG kể chuyện theo trình tự nào? Vì sao? Có thể chia truyện thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn ?
? ND nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
(Nội dung 2: Vì :không chỉ đây là phần dài nhất mà nội dung này tập trung kể về một tình huống căng thẳng làm nổi rõ tính cách cao đẹp của Thái Y lệnh họ Phạm).
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục
- Đoạn 1: Từ đầu....được người đương thời trọng vọng: Giới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y.
- Đoạn 2: Tiếp...xứng đáng với lòng ta mong mỏi: Một tình huống gay cấn mà qua đó y đức của bậc lương y được thử thách và bộc lộ rõ nét nhất, cao đẹp nhất.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả, theo quan niệm truyền thống của dân tộc: ở hiền gặp lành.
Hoạt động 3: tìm hiểu nội dung văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nhân vật người thầy thuốc họ Phạm được giới thiệu qua những nét đáng chú ý nào về tiểu sử ?
2. Phân tích
A. Giới thiệu về thái y lệnh họ Phạm
- Có nghề y gia truyền, là thầy thuốc trông coi việc chữa bệnh trong cung vua (Giữ chức:Thái y lệnh)
-Tiểu sử đó cho biết vị trí và vai trò gì của người thầy thuốc họ Phạm?
- Có địa vị xã hội
- Là thầy thuốc giỏi.
? Nhưng người đương thời trọng vọng thầy thuốc họ Phạm còn vì lí do nào ?
- Thương người nghèo: trị bệnh cứu sống được dân thường.
? Các chi tiết nào nói rõ việc nào?
? Những việc như thế đã nói lên phẩm chất gì ở người thấy thuốc họ Phạm?
- Đem hết của cải trong nhà bán để mua thuốc và gạo cấp và chữa trị cho con bệnh tứ phương.
- " Cứu sống hơn ngàn người"
- Có tài trị bệnh, có đức thương người, không vụ lợi.
? Tấm lòng thầy thuốc giỏi bộc lộ rõ nhất trong tình huống nào ?
B. Thái y kháng lệnh vúa cứu người bệnh nghèo:
- Cùng một lúc phải lựa chọn một trong hai việc: đi chữa con bệnh trọng cho dân hay vào cùng khám bệnh theo lệnh vua.
? Thái Y lệnh họ Phạm đã quyết định ntn
Vì sao ngài quyết định thế ?
- Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bệnh sau.
- Vì biết mạng sống của con bệnh trọng trông cậy vào mình.
? Làm như thế người thầy thuốc họ Phạm sẽ mắc tội gì với vua ?
- Tội chết, như lời quan trung sứ:"Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng của mình chăng"?
? Em hiểu gì về người thầy thuốc họ Phạm qua câu nói của ông:"Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảng khắc, chẳng biết trông cậy vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu".
- Đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết.
- Trị bệnh vì người chứ không vì mình.
- Tin ở việc mình làm.
- Không sợ quyền uy.
? Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám bênh sau, cách xử thế can đảm đó của người thầy thuốc họ Phạm đã dẫn đến kết quả gì ?
? Truyện kể, về sau nhiều con cháu họ Phạm đều thành lương y, được người đời khen:"Không để sa sút nghiệp nhà". Em hiểu điều đó ntn ?
C- Hạnh phúc của Thái y lệnh họ Phạm
- Người bệnh được cứu sống: vui mừng rỡ gọi là:"bậc lương y chân chính"
- Tài đức Thái y lệnh họ Phạm sống mãi vì được con cháu kế tục xứng đáng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Câu chuyện Thái y lệnh họ Phạm cho em hiểu gì về người thầy thuốc chân chính ?
+ Đức của người thầy thuốc là y đức. Qua truyện này, em hiểu y đức của người thầy thuốc chân chính là gì ? Y đức này có cần cho người thầy thuốc hôm nay không ?
- Người có tài trị bệnh, có lòng nhân đức, có tài đức.
- Trị bệnh vì người chứ không vì mình.
- Rất cần. Vì thời nào, thầy thuốc giỏi cũng cốt nhất ở tấm lòng.
? Em hiểu gì giá trị nghệ thuật của truyện: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"
- Khai thác tình huống mâu thuẫn để làm nổi rõ tính cách nhân vật.
- Truyện dùng hình thức ghi chép người thật việc thật nên có hiệu quả giáo dục trực tiếp.
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK ?
III. Tổng kết 
 Với hình thức ghi chép chuyện thật, trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng yêu thương và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Nhan đề nguyên tác: Y thiện dụng tâm
	Có hai cách dịch: Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng và thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
- Cách dịch thứ nhất đúng nhưng chưa đầy đủ, lại dễ gây hiểu lầm. Nếu thầy thuốc chỉ có tấm lòng mà không giỏi nghề thì lại có khi giết oan người bệnh vì lòng tốt của mình.
- Dịch theo cách thứ hai là chú trọng đến y đức cùng với sự chú ý cả chuyên môn nghiệp vụ nữa. Người thầy thuốc chân chính phải là người thầy thuốc vừa giỏi nghề vừa nhân ái, vừa thâm sâu y tài, vừa dồi dào y đức.
Bài 2: Kể lại truyện bằng ngôi kể thứ nhất trong vai nhân vật Thái y lệnh họ Phạm .
Bài 3:
So sánh truyện “TTG ởTL” và truyện “Tuệ Tĩnh” ở bài 4.
Giống nhau: Cốt truyện và chủ đề gần gũi, tương tự: Đề cao y đức, đề cao y tài, y đức chiến thắng uy quyền của người thầy thuốc chân chính.
Khác nhau:
Truyện “TTG ởTL” củ Hồ Nguyên Trừng
Truyện “Tuệ Tĩnh ” của Quỳnh Cư
- Truyện phong phú, phức tạp hơn về tình tiết nên cụ thể hơn, sâu sắc hơn.
- Là truyện kí sử trung đại do con cháu viết về chính ông cha mình. Mức độ chân thực của truyện rất cao.
- Tình huống của Thái y lệnh gay gắt, căng thẳng hơn, đụng độ trực tiếp với nhà vua.
- Là truyện kí hiện đại do ngày nay sáng tạo.
- Đụng độ của Tuệ Tĩnh chỉ với quí tộc. 
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
Học bài.
Chuẩn bị bài Ôn tập tiếng việt.
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2007 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2007 
 Tiết 66
ôn tập tiếng việt
I- Mục tiêu bài học:
+Củng cố những kiến thức đã học trong học kì 1, lớp 6.
+ Củng cố kĩ năng vận dụng tích hợp với phần văn và tập làm văn
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tính tính từ ? Cụm tính từ ? Nêu mô hình cấu tạo cụm tính từ ?
- Chữa bài tập 1,2 cho thêm về nhà.
2- Bài mới:
Gíới thiệu bài
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ôn tập và luyện tập (20-25 phút)
	Học sinh suy nghĩ và trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo từ, nghiã của từ. Phân loại từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ trong SGK ?
	GV tổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
2. Luyện tập:
a- Cho 3 từ sau: Nhân dân, lấp lánh, vài.
- Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại 1, 3, 5.
Mẫu ví dụ:- Thuỷ Tinh: Từ ghép, từ mượn, danh từ.
b- Có bạn học sinh phân loại các cụm danh từ, động từ và cụm tính từ như sau: Bạn ấy sai hay đúng ? Nếu sai thì sửa giúp bạn?
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
Những bàn chân
đổi tiền nhanh
Buồn nẫu ruột
Cười như nắc nẻ
Xanh biếc màu xanh
Trận mưa rào
đồng không mông quạnh
Tay làm hàm nhai
Xanh vỏ đỏ lòng
c- Phát triển cụm động từ, cụm tính từ, cụm dnah từ thành câu ?
- Đánh nhanh, điệt gọn...
- Xanh biếc màu xanh.
- Những dòng sông ngày ấy...
d- Viết chính tả một đoạn văn sau ( Chú ý các phụ âm thường mắc lỗi):
Ngày mùa quê em thật rộn ràng, nô nức và khẩn trương. Từ ánh sáng tinh mơ, bà con nông dân, nhà nào nhà nấy, vợ chồng con cái tấp nập ra đồng. Trên cánh đồng lúa chín vàng suộm, tiếng liềm, hái đưa xoèn xoẹt. Hàng hàng nón trắng lấp lánh. Bên bờ mương, mấy chiếc máy tuốt chạy hết công suất. Thóc chảy ào ào, rơm bay phùn phụt. Cậu Chín điều khiển máy, mặt mũi đỏ văng, mồ hôi nhễ nhại, luôn tay bón lúa vào miệng máy. Mùi thơm của rơm, của lúa nồng nàn. Vụ này làng em lại được mua to.
3. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị cho KT học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 6-T34-66.doc