Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33 đến 36 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Mộng Thanh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33 đến 36 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Mộng Thanh

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, coota truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.

2.Kĩ năng:

- Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.

- Phân tích các sự kiện trong truyện.

- Kể lại được câu chuyện.

- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.

 - Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng

 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thânvề ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm

3.Thái độ:

- Giáo dục lối sống nhân hậu, không tham lam, bội bạc.

II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phân tích ,bình giảng, vấn đáp ,

III . CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị tài liệu liên quan, tranh ảnh, phim hoạt hình “ông lão đánh cá và con cá vàng”

HS: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích

IV . TIẾN TRÌNH LÊN LÓP:

 1. Ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ : - Kể lại tóm tắt truyện “Cây bút thần”. Nêu ý nghĩa của truyện?

 3. Bài mới: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian Nga, Đức được A – Pus – Kin (Đại thi hào Nga, mặt trời của thi ca Nga) viết lại bằng 205 câu thơ và Vũ Đình Liên, Lễ Trí Viên dịch qua văn bản tiếng Pháp. Câu truyện vừa giữ được nét chất phát, giản dị với những biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa rất điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện – Truyện thể hiện nội dung, ý nghĩa gì, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

Tiến trình tổ chức các hoạt động Nội dung ghi bảng

*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung

- GV giới thiệu Thân thế, sự nghiệp của nhà thơ Nga vĩ đại Pus – Kin . Về truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

- Qua việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà, HS nêu nội dung khái quát ?

- GV: hướng dẫn HS đọc phân vai  Nhận xét cách đọc? (Lưu ý, khi đọc giọng ông lão hiền lành, mụ vợ chanh chua, quát tháo.)

- Tìm hiểu chú thích?

*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản

+Tác giả kể câu chuyện này theo ngôi kể nào ?

+ Truyện có bao nhiêu nhân vật chính, nhân vật phụ?

+ Hoàn cảnh của vợ chồng ông lão đánh cá ? Nhận xét gì về cuộc sống của họ?

+ Thái độ của ông lão thế nào trước lời van xin của cá vàng ?(Động lòng thương và thả ngay ,thanh thả không cần sự đền ơn )

 + Nhận xét về nhân vật ông lão ở việc làm này ?

 + Nghe xong câu chuyện của ông lão, mụ có thái độ như thế nào với chồng? ông lão đã làm gì trước thái độ của mụ vợ?

+ Qua đó em nhận xét ông lão là người ntn?

+ Lần thứ 1, mụ đòi gì ? Cảnh biển như thế nào ? Trước đòi của mụ ? Cá vàng có đáp ứng ra sao?

 + Lần 2 khi có máng lợn mới mụ đòi hỏi gì ? Nhận xét gì về thái độ, đòi hỏi, cảnh biển ở lần này ? Em có suy nghĩ gì trước đòi hỏi lần này của mụ ?

+ Lần 3 mụ yêu cầu gì ? Thái độ của mụ vợ với chồng như thế nào?( Mắng liên tục, mắng hối hả không cho ông lão nghĩ ngợi hay đáp giải bày)

Lần này thái độ của biển thế nào? Theo em, biển nổi sóng mù mịt dự báo điều gì sẽ xảy ra? (Giông tố)

+ Lần 4, Từ một nông dân quèn sống lam lũ vất vả bỗng chốc trở thành bà nhất phẩm phu nhân, mụ lại đòi hỏi gì? Thái độ với chồng? Nhận xét gì về đòi hỏi của mụ? (Quá đáng, mụ muốn làm vua để ngự trị thiên hạ)

+ Cảnh biển lần này khác trước ở chỗ nào? Thái độ của mụ vợ đối với chồng khi đã toại nguyện? (Được tột đỉnh giàu sang và quyền lực trần gian)

+ Qua 5 lần đòi hỏi và thái độ đối xử với chồng, một lần nữa em khẳng định mụ là người như thế nào? Nhận xét mức độ tham lam, bội bạc ở mỗi lần đòi hỏi? Nhận xét về thái độ của biển? Vì sao biển ngày một thịnh nộ hơn?

GV:Qua nhân vật mụ vợ tác giả muốn chứng minh cái xấu, cái ác, cái bội bạc càng được lên ngôi khi có thêm bạn đồng minh, được tiếp tay bởi sự nhu nhược, thoả mãn cam chịu).

+ Với những đòi hỏi của mụ, cá vàng đáp ứng được mấy lần? Nói lên điều gì?

+ Lần thứ 5, cá vàng có đáp ứng đòi hỏi của mụ không? Tại sao lần thứ năm, cá vàng lại từ chối để mặc ông lão đứng trơ trên bờ?

(HS trao đổi thảo luận) (Quyết định cho mụ vợ tham ác, lăng loàn và cho cả ông lão nhu nhược một bài học nhớ đời. Đó là bài học : Vong ân bội nghĩa, tham thì thâm, được voi đòi tiên. Cá vàng thật sáng suốt, nhân ái, cũng rất nghiêm khắc trừng phạt mụ về tội tham lam, bội bạc

*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết

+ Nhắc lại thái độ của biển cả khi mỗi lần ông lão ra biển? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? (Biển cả trở thành hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu trưng cho công lý của nhân dân, đó là biện pháp nghệ thuật tăng tiến, không lặp lại góp phần thể hiện chủ đề của truyện mà phần Tập làm văn tiết 14 chủ đề của bài văn tự sự. Biển cả từ chỗ hài lòng chấp thuận đến căm giận, bất bình báo hiệu một sự trừng phạt)

 - Bài học rút ra là gì? Đọc ghi nhớ I. Tìm hiểu chung:

 1.Tác giả, tác phẩm:

- Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích Nga (1833). Được Puskin kể theo bản dịch của Vũ Đình Liên là Lê Trí Viên

- Nội dung khái quát: Thói tham lam, bội bạc của mụ vợ ông lão đánh cá

 2.Đọc - chú thích: SGK

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản

1. Hoàn cảnh vợ chồng ông lão

Sống trong một túp lều nát

Chồng thả lưới, vợ kéo sợi

-> Cuộc sống nghèo khổ

2. Nhân vật ông lão

- Ba lần kéo lưới mới bắt được cá

- Thả cá mà không đòi hỏi gì?

 Tốt bụng, nhân từ, không tham lam

- Làm theo mọi yêu cầu của mụ vợ, ra biển xin cá vàng trả ơn giúp đỡ  Quá nhu nhược

=> Ông lão là người tốt bụng, hiền lành đến mức nhu nhược, cam chịu, nhẫn nhục thật đáng thương và cũng đáng trách.

3. Nhân vật mụ vợ :

 Đòi hỏi và thái độ của mụ vợ Cảnh biển

Lần 1

 - Mắng

- Đòi máng lợn mới  Có máng Gợn sóng êm ả

Lần 2

 - Quát to: Đồ ngu

- Đòi nhà rộng  Có nhà rộng, đẹp Nổi sóng

Lần 3

 - Mắng như tát nước vào mặt: Đồ ngu, đồ ngốc

- Đòi làm nhất phẩm phu nhân

- Bắt quét chuồng ngựa Nổi sóng dữ dội

Lần 4

 - Nổi trận lôi đình tát vào mặt, đuổi đi

- Đòi làm nữ hoàng 

Toại nguyện

- Đuổi chồng đi Nổi sóng mù mịt

Lần 5

 - Nổi cơn thịnh nộ,

- Đòi làm Long Vương

- Bắt cá vàng hầu hạ Giông tố kéo đến sóng ầm

=> Tham lam bội bạc, ngày càng tăng lên, không thể chấp nhận được => Thiên nhiên cũng nổi cơn thịnh nộ đối với lòng tham của mụ

4. Cá vàng:

- Đáp ứng 4 yêu cầu của mụ

- Lần thứ 5, thu lại tất cả những gì đã cho

- Trả lại túp lều nát ngày xưa, nhân ái và nghiêm khắc

III.Tổng kết : Ghi nhớ: SGK

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33 đến 36 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Mộng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/10/2011 Ngày dạy: 18/10/2011
Tuần 9
Tiết 33
 Phần Tập làm văn
NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và thứ nhất.
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2.Kĩ năng: 
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kẻ thích hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc-hiểu văn bản tự sự.
3.Thái độ: 
- Chủ động tiếp thu, tích cực hoạt động và ý thức sử dụng ngôi kể đúng mục đích. 
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
- Phân tích ,thực hành , vấn đáp
III . CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, tìm tài liệu liên quan
HS: Soạn bài. chuẩn bị các dàn bài
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LÓP: 
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới : Khi kể chuyện, người kể đứng ở những ngôi nào? Vì sao? Có khi người kể xưng “tôi”, có khi không? Khi xưng “Tôi” tác giả và người kể có phải là một không? Khi kể chuyện, tác giả nên chọn ngôi kể như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
GV giảng giải cho HS trước hết ngôi kể là gì? (Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Khi người kể xưng tôi thì đó là ngôi thứ nhất. Khi người kể giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng thì đó là ngôi thứ 3) 
+ Vậy trong văn tự sự, có mấy ngôi kể? Đó là ngôi kể gì? Khi ấy, tác giả ở đâu 
+ Với cách kể như đoạn 1 thì đó là ngôi kể thứ mấy?
* HS đọc đoạn 2/ 88
+ Đoạn 2 “Tôi“ có phải là chính tác giả hay không? Vì sao em biết? 
+ Cách chọn ngôi kể này có ưu - nhược điểm gì? 
Có thể thay đổi ngôi kể được không ? VD: (Thay Dế Mèn bằng Dế Trũi Thay ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 bằng ngôi kể thứ nhất? )
?Ngôi kể thứ 3 có ưu - nhược điểm gì? 
+ Vậy bài học hôm nay cần nhớ những gì? 
HS đọc to phần ghi nhớ
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
HS nêu yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn HS cách làm bài. Sau đó, nhận xét, sửa chữa, bổ sung
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 
1.Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự 
a) Ngôi kể là gì? 
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sự dụng khi kể chuyện 
b) Các ngôi kể :
à Ngôi kể thứ 3 
 + Bài tập: SGK /88
 + Nhận xét: Người kể gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng: Vua, thằng bé, hai cha con, chim sẻ nhỏ, em bé, cha, sử giả nhà vua..
Tác giả giấu mình đi 
à Người kể sử dụng ngôi thứ 3 
+ Kết luận: Ngôi thứ 3: Người kể giấu mình gọi sự vật bằng tên gọi của chúng
à Ngôi thứ nhất: 
 + Bài tập: Đoạn văn 2 SGK/88 
 + Nhận xét: Người kể xưng tôi là nhân vật Dế Mèn 
Dế mèn tự xưng về mình
+ Kết luận:
Ghi nhớ SGK 
2. Vai trò của ngôi kể 
 -Khi kể người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể 
 -Ngôi thứ nhất có điểm mạnh tính chủ quan 
 -Ngôi thứ ba có điểm mạnh tính khách quan 
 3. Kết luận chung: Xem* Ghi nhớ SGK /89
 II. Luyện tập 
Bài 1/89 Thay đổi ngôi 1 bằng ngôi thứ 3 và nhận xét 
Thay tất cả từ “Tôi” Bằng từ “Dế Mèn” à Lời của đoạn văn mang tính khách quan. Đoạn cũ mang nhiều tính chủ quan 
Bài 2 / 89 Thay ngôi 3 bằng ngôi 1 à Nhận xét 
Thay tất cả những từ “Thanh” bằng từ “Tôi” => Sắc thái tình cảm của đoạn văn được tô đậm nét hơn
Bài 3/90 “Truyện Cây bút thần” Được kể theo ngôi thứ 3. Khi chọn ngôi thứ 3 người kể mới được tự do linh hoạt, nói về những gì đã diễn ra với Mã Lương 
Bài 4/ 90 (Dựa vào bài tập 3 để giải quyết) Trong các truyền thuyết cổ tích người kể theo ngôi kể thứ 3 mà không kể ngôi thứ nhất vì: 
+ Giữ không khí truyền thuyết cổ tích 
+ Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện
 4.Củng cố: 
 - Ngôi kể là gì? Các ngôi kể? Vai trò của ngôi kể? Đọc lại ghi nhớ 
 5. Dặn dò: 
 - Hoàn thành bài tập trong sgk vào vở.
 - Học ghi nhớ trong Sgk 
 - Soạn bài: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
 - Đọc văn bản, xem phần chú thích trong SGK
 - Soạn các câu hỏi trong SGK
 - Xem phần luyện tập.
RÚT KINH NGHIỆM:
.
************************************************************
Ngày soạn:15/10/2011 Ngày dạy: 18/10/2011
Tuần 9
Tiết 34
 Phần Văn
Văn bản . ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích của A.Pu-skin) 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, coota truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
2.Kĩ năng: 
- Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
 - Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thânvề ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm
3.Thái độ: 
- Giáo dục lối sống nhân hậu, không tham lam, bội bạc.
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
- Phân tích ,bình giảng, vấn đáp ,
III . CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị tài liệu liên quan, tranh ảnh, phim hoạt hình “ông lão đánh cá và con cá vàng”
HS: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LÓP: 
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ : - Kể lại tóm tắt truyện “Cây bút thần”. Nêu ý nghĩa của truyện? 
 3. Bài mới: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian Nga, Đức được A – Pus – Kin (Đại thi hào Nga, mặt trời của thi ca Nga) viết lại bằng 205 câu thơ và Vũ Đình Liên, Lễ Trí Viên dịch qua văn bản tiếng Pháp. Câu truyện vừa giữ được nét chất phát, giản dị với những biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa rất điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện – Truyện thể hiện nội dung, ý nghĩa gì, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- GV giới thiệu Thân thế, sự nghiệp của nhà thơ Nga vĩ đại Pus – Kin . Về truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” 
- Qua việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà, HS nêu nội dung khái quát ?
- GV: hướng dẫn HS đọc phân vai à Nhận xét cách đọc? (Lưu ý, khi đọc giọng ông lão hiền lành, mụ vợ chanh chua, quát tháo...) 
- Tìm hiểu chú thích?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
+Tác giả kể câu chuyện này theo ngôi kể nào ? 
+ Truyện có bao nhiêu nhân vật chính, nhân vật phụ? 
+ Hoàn cảnh của vợ chồng ông lão đánh cá ? Nhận xét gì về cuộc sống của họ? 
+ Thái độ của ông lão thế nào trước lời van xin của cá vàng ?(Động lòng thương và thả ngay ,thanh thả không cần sự đền ơn )
 + Nhận xét về nhân vật ông lão ở việc làm này ?
 + Nghe xong câu chuyện của ông lão, mụ có thái độ như thế nào với chồng? ông lão đã làm gì trước thái độ của mụ vợ?
+ Qua đó em nhận xét ông lão là người ntn? 
+ Lần thứ 1, mụ đòi gì ? Cảnh biển như thế nào ? Trước đòi của mụ ? Cá vàng có đáp ứng ra sao?
 + Lần 2 khi có máng lợn mới mụ đòi hỏi gì ? Nhận xét gì về thái độ, đòi hỏi, cảnh biển ở lần này ? Em có suy nghĩ gì trước đòi hỏi lần này của mụ ?
+ Lần 3 mụ yêu cầu gì ? Thái độ của mụ vợ với chồng như thế nào?( Mắng liên tục, mắng hối hả không cho ông lão nghĩ ngợi hay đáp giải bày)
Lần này thái độ của biển thế nào? Theo em, biển nổi sóng mù mịt dự báo điều gì sẽ xảy ra? (Giông tố)
+ Lần 4, Từ một nông dân quèn sống lam lũ vất vả bỗng chốc trở thành bà nhất phẩm phu nhân, mụ lại đòi hỏi gì? Thái độ với chồng? Nhận xét gì về đòi hỏi của mụ? (Quá đáng, mụ muốn làm vua để ngự trị thiên hạ) 
+ Cảnh biển lần này khác trước ở chỗ nào? Thái độ của mụ vợ đối với chồng khi đã toại nguyện? (Được tột đỉnh giàu sang và quyền lực trần gian)
+ Qua 5 lần đòi hỏi và thái độ đối xử với chồng, một lần nữa em khẳng định mụ là người như thế nào? Nhận xét mức độ tham lam, bội bạc ở mỗi lần đòi hỏi? Nhận xét về thái độ của biển? Vì sao biển ngày một thịnh nộ hơn? 
GV:Qua nhân vật mụ vợ tác giả muốn chứng minh cái xấu, cái ác, cái bội bạc càng được lên ngôi khi có thêm bạn đồng minh, được tiếp tay bởi sự nhu nhược, thoả mãn cam chịu). 
+ Với những đòi hỏi của mụ, cá vàng đáp ứng được mấy lần? Nói lên điều gì? 
+ Lần thứ 5, cá vàng có đáp ứng đòi hỏi của mụ không? Tại sao lần thứ năm, cá vàng lại từ chối để mặc ông lão đứng trơ trên bờ? 
(HS trao đổi thảo luận) (Quyết định cho mụ vợ tham ác, lăng loàn và cho cả ông lão nhu nhược một bài học nhớ đời. Đó là bài học : Vong ân bội nghĩa, tham thì thâm, được voi đòi tiên. Cá vàng thật sáng suốt, nhân ái, cũng rất nghiêm khắc trừng phạt mụ về tội tham lam, bội bạc 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
+ Nhắc lại thái độ của biển cả khi mỗi lần ông lão ra biển? Đó là biện pháp nghệ thuật gì? (Biển cả trở thành hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa biểu trưng cho công lý của nhân dân, đó là biện pháp nghệ thuật tăng tiến, không lặp lại góp phần thể hiện chủ đề của truyện mà phần Tập làm văn tiết 14 chủ đề của bài văn tự sự. Biển cả từ chỗ hài lòng chấp thuận đến căm giận, bất bình báo hiệu một sự trừng phạt)
 - Bài học rút ra là gì? Đọc ghi nhớ 
I. Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả, tác phẩm:
- Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích Nga (1833). Được Puskin kể theo bản dịch của Vũ Đình Liên là Lê Trí Viên
- Nội dung khái quát: Thói tham lam, bội bạc của mụ vợ ông lão đánh cá 
 2.Đọc - chú thích: SGK
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Hoàn cảnh vợ chồng ông lão 
Sống trong một túp lều nát 
Chồng thả lưới, vợ kéo sợi
-> Cuộc sống nghèo khổ
2. Nhân vật ông lão 
- Ba lần kéo lưới mới bắt được cá 
- Thả cá mà không đòi hỏi gì? 
à Tốt bụng, nhân từ, không tham lam
- Làm theo mọi yêu cầu của mụ vợ, ra biển xin cá vàng trả ơn giúp đỡ à Quá nhu nhược 
=> Ông lão là người tốt bụng, hiền lành đến mức nhu nhược, cam chịu, nhẫn nhục thật đáng thương và cũng đáng trách. 
3. Nhân vật mụ vợ :
Đòi hỏi và thái độ của mụ vợ
Cảnh biển
Lần 1
- Mắng 
- Đòi máng lợn mới à Có máng 
Gợn sóng êm ả 
Lần 2
- Quát to: Đồ ngu 
- Đòi nhà rộng à Có nhà rộng, đẹp
Nổi sóng 
Lần 3
- Mắng như tát nước vào mặt: Đồ ngu, đồ ngốc
- Đòi làm nhất phẩm phu nhân 
- Bắt quét chuồng ngựa 
Nổi sóng dữ dội
Lần 4
- Nổi trận lôi đình tát vào mặt, đuổi đi 
- Đòi làm nữ hoàng à
Toại nguyện 
- Đuổi chồng đi
Nổi sóng mù mịt 
Lần 5
- Nổi cơn thịnh nộ,
- Đòi làm Long Vương 
- Bắt cá vàng hầu hạ
Giông tố kéo đến sóng ầm
=> Tham lam bội bạc, ngày càng tăng lên, không thể chấp nhận được => Thiên nhiên cũng nổi cơn thịnh nộ đối với lòng tham của mụ
4. Cá vàng: 
- Đáp ứng 4 yêu cầu của mụ
- Lần thứ 5, thu lại tất cả những gì đã cho
- Trả lại túp lều nát ngày xưa, nhân ái và nghiêm khắc 
III.Tổng kết : Ghi nhớ: SGK 
 4.Củng cố: 
 - Nhắc lại nghệ thuật, nội dung của truyện? Bài học cho bản thân? 
 5. Dặn dò: 
 - Học thuộc bài
 - Tự kể lại truyện. 
 - Soạn bài: “Thứ tự kể trong văn tự sự”
 - làm trước bài tập 1 trong SGK/ 97
 - Làm bài tập trong phần luyện tập vào vở nháp.
RÚT KINH NGHIỆM:
..
******************************************************************
Ngày soạn:18/10/2011 Ngày dạy: 21/10/2011
Tuần 9
Tiết 35
 Phần Tập làm văn
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức: 
- Hai cách kể-hai thứ tự kể: Kể “Xuôi”, kể “ ngược.
- Điều kiện cần có khi kể ngược.
2. Kĩ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sáng tạo khi kể chuyện để câu chuyện hấp dẫn, mới mẻ.
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
- Phân tích , vấn đáp, 
III . CHUẨN BỊ:
GV: SGK, STK - Soạn bài giảng.
HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LÓP: 
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ : ? Ngôi kể là gì? Khi xưng “tôi” thì kể theo ngôi thứ mấy? Cần kể ntn?
 ? Để kể lại truyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể ntn? Cho VD?
3. Bài mới: Để làm tốt bài văn kể chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn cần phải chọn thứ tự kể chuyện phù hợp nữa. Vậy thế nào là thứ tự kể? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. 
Một HS đọc câu hỏi-> Phát biểu bài. 
? Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? 
GV ghi bảng phụ các sự việc diễn ra thứ tự của bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng” để HS dễ quan sát và tìm hiểu câu hỏi.
? Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?
? Theo em biển cả có nổi giận tăng dần lên theo lòng tham của mụ vợ không?
? Vì sao người kể phải kể theo thứ tự đó?
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
1.Bài tập: SGK
a. Các sự việc chính:
 “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Ông lão ra khơi thả lưới đánh cá và bắt được con cá vàng.
- Nghe lời cá van xin, ông lão thả cá vàng. 
- Về nhà ông kể chuyện này cho mụ vợ nghe.
- Mụ vợ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông phải đi xin cá vàng một cái máng heo ăn.
- Có máng rồi mụ lại mắng ông là đồ ngu và đòi một cái nhà rộng.
- Ông lão gặp cá xin được nhà rộng mụ lại đòi làm nhất phẩm phu nhân.
- Ông lão xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân mụ lại đòi được làm nữ hoàng.
- Ông lão xin cá vàng cho mụ làm Nữ Hoàng thì mụ lại muốn làm Long Vương để cá vàng phải hầu mụ và làm theo mọi ý muốn của mụ.
- Cá lặn xuống biển sâu, mụ vợ mất hết mọi thứ của cải, lâu đài và lại trở lại nguyên hình một người dân nghèo khổ.
* Nhận xét:
=> Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự tăng tiến: Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ cứ tăng dần lên, sự nổi giận của biển cả cũng tăng dần lên.
=> Các sự việc phải kể theo thứ tự đó là thứ tự hợp lý, tự nhiện, việc xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau qua đó sự mâu thuẫn giữa các nhân vật cứ tăng tiến dần lên và câu chuyện mỗi lúc một hấp dẫn.
4. Củng cố: 
- Nêu lại trình tự câu chuyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” 
5. Dặn dò: 
Về nhà làm bài tập về nhà:
 + Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Chuẩn bị bài “ Thứ tự kể trong văn tự sự”(tt)\
Chuẩn bị “Chuyện thằng ngố” để rút ra nhận xét
Xem trước phần luyện tâp
RÚT KINH NGHIỆM
.
************************************************************
Ngày soạn:19/10/2011 Ngày dạy: 22/10/2011
Tuần 9
Tiết 36
 Phần Tập làm văn
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ(TT).
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức: 
- Hai cách kể-hai thứ tự kể: Kể “Xuôi”, kể “ ngược.
- Điều kiện cần có khi kể ngược.
2. Kĩ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sáng tạo khi kể chuyện để câu chuyện hấp dẫn, mới mẻ.
II.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
- Phân tích , vấn đáp, 
III . CHUẨN BỊ:
GV: SGK, STK - Soạn bài giảng.
HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LÓP: 
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới: 
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 
- Cho HS đọc câu chuyện “Thằng Ngỗ”
? Các sự việc trong đoạn văn này có được trình bày theo trình tự nào?Ngôi kể ở ngôi thứ mấy?
? Em hãy nhận xét về hai cách trình bày sự việc trên?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:
Cho HS đọc văn bản:
? Chỉ ra ngôi kể của Văn Bản.
? Chỉ ra trình tự kể?
? Vai trò hồi tưởng trong câu chuyện?
Bài 2: lồng ghép giáo dục du lịch
Yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài sau:
? Kể lại câu chuyện lần đầu em được bố mẹ cho đi chơi xa?
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
1.Bài tập: SGK
b.Chuyện thằng Ngỗ.
*Nhận xét:
- Truyện không kể theo trình tự thời gian mà theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Người kể chuyện “nắm vai” ngôi thứ ba.
- Kể từ hiện tại – thời quá khứ cuối cùng quay về hiện tại.
2.Nhận xét chung:
- Ưu nhược điểm của ngôi kể thứ ba:
 + Ưu điểm của cách kể này là sự việc phong phú, trình bày khách quan như thật.
 + Nhược điểm của cách kể này là có thể làm cho người đọc khó theo dõi, có thể trùng lặp.
- Ưu nhược điểm của ngôi kể thứ nhất:
 + Ưu điểm: người đọc dễ theo dõi 
 + Nhược điểm: cách kể này dễ đơn điệu, nhàm chán.
 3. Kết luận chung: Xem ghi nhớ SGK 
III. Luyện tập:
Bài tập 1:. Ngôi kể thứ nhất nhân vật chính xưng “tôi” đóng vai người kể chuyện.
- Trình tự kể theo mạch hồi nhớ của nhân vật kể chuyện.
- Hồi tưởng đóng vai trò chất keo kết dính xâu chuỗi các sự việc quá khứ hiện tại thống nhất với nhau. -> Đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược.
Bài tập 2:
-Yêu cầu lập dàn ý theo hai cách:
 +Cách 1: Trình tự thời gian
 Ngôi thứ ba, tác giả tự dấu mình
 +Cách 2: Đi rồi, nhớ lại kể
- Ngôi kể 1: Tác giả tự xưng là “tôi”
- Chú ý: Cần làm rõ:
- Lý do được đi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian của chuyến đi.
- Những việc trong chuyến đi.
- Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.
4. Củng cố: 
 GV cho HS nhắc lại ghi nhớ SGK
 Nêu thứ tự kể trong văn tự sự.
5. Dặn dò: 
- Học ghi nhớ trong Sgk
- Về nhà làm bài tập về nhà:
 + Kể về một việc tốt mà em đã làm.
 + Kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.
 + Kể về một lỗi lầm em đã mắc phải và còn ân hận đến tận bây giờ.
Xem lại bài học cũng như tư liệu để chuẩn bị làm bài kiểm tra bài viết số 2
RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................
.
************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 6 tuan 9.doc