Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 13: Ôn tập Tiếng Việt (Các phép tu từ)

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 13: Ôn tập Tiếng Việt (Các phép tu từ)

A- Mục tiêu bài học:

- Học sinh nắm được kiến thức về 2 phép tu từ đã học là ẩn dụ và hoán dụ.

- nắm được kháiniệm,các loại của các phép tu từ đó.

- Biết so sánh sự giống và khác nhau của 2 phép tu từ.

- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập luyện tập.

B- Chuẩn bị:

 GV: Soạn bài ôn tập.

 HS: Ôn tập, làm bài tập.

C- Nội dung ôn tập.

I- Lý thuyết:

1. Ẩn dụ:

+ Khái niệm ( SGK T67)

*chú ý:

- ẩn dụ tu tùe là ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng, phải chúng trong khung cảnh sử dụng chung (trong câu hoắc trong văn bản)

- ẩn dụ cóusuwcs biểu cảm cao, tạo tính hàm xúc và tính hình tượng cho câu thơ, câu văn.

- ẩn dụ có mối quan hệ chặt chẽ với so sánh.

-Về bản chất ẩn dụ là loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đI sự vật được so sánh ( vế A), phương diện so sánh, từ so sánh( vế B)

+ Các kiểu ẩn dụ(4 kiểu) ( SGKT68)

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 13: Ôn tập Tiếng Việt (Các phép tu từ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/3/2010
Ngày giảng:31/3/2010
 Buổi 13 - Ôn tập tiếng việt: Các phép tu từ
A- Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm được kiến thức về 2 phép tu từ đã học là ẩn dụ và hoán dụ.
- nắm được kháiniệm,các loại của các phép tu từ đó.
- Biết so sánh sự giống và khác nhau của 2 phép tu từ.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập luyện tập.
B- Chuẩn bị:
 GV: Soạn bài ôn tập.
 HS: Ôn tập, làm bài tập.
C- Nội dung ôn tập.
I- Lý thuyết:
1. ẩn dụ:
+ Khái niệm ( SGK T67)
*chú ý:
- ẩn dụ tu tùe là ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng, phải chúng trong khung cảnh sử dụng chung (trong câu hoắc trong văn bản)
- ẩn dụ cóusuwcs biểu cảm cao, tạo tính hàm xúc và tính hình tượng cho câu thơ, câu văn.
- ẩn dụ có mối quan hệ chặt chẽ với so sánh.
-Về bản chất ẩn dụ là loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đI sự vật được so sánh ( vế A), phương diện so sánh, từ so sánh( vế B)
+ Các kiểu ẩn dụ(4 kiểu) ( SGKT68)
2- Hoán dụ:
+ Khái niệm: (SGK T82)
+ Các kiểu hoán dụ: ( SGK T83)
Hoán dụ tu từ nhằm tạo sắc thái biểu cảm.
3- So sánh ẩn dụ và hoán dụ:
* Giống nhau: Cùng gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
* Khác nhau:
+ ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng, giống nhau.
+ Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tiệm cận, đi đôi.
Cụ thể: - Bộ phân- toàn thể.
 - Vật chứa đựng - Vật bị chứa đựng.
 - Dờu hiệu của sự vật.
 - Cụ thể - Trừu tượng.
II- Luyện tập:
Bài 3( Sách nâng cao T217)
Tìm và phân tích các ẩn dụ trong các câu thơ:
 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
 ( Tố Hữu)
ẩn dụ: Bừng nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim, vườn hoa lá, đậm hương và rộn tiếng chim.
Từ khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng Đảng, tâm hồn tác giả bừng lên như ánh nắng mùa hạ. Tác giả có tâm trạng sung sướng và nguyện chiến đấu suốt đời cho lí tưởng cộng sản, cho độc lập, tự do.
Bài 4 ( Nâng cao T218)
 Thay thế các từ in đậm bằng ẩn dụ thích hợp:
- Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi.
à Có thể thay bằng từ: nhuộm màu, trải dài
Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng
à Có thể thay từ: ánh lên, sáng lên, loé lên.
Bài 3 ( Nâng cao T231): Chỉ ra hoán dụ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc loại nào?
Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
à Tay sào, tay chèo.
Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc hót véo von.Tiếng sáo bay theo chân hai người.
à Từ chân.
Bài 4 ( Nâng cao T323)
Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong câu sau:
 Bóng hồng nhác thấy nẻo xa 
 Xuân lan, Thu cúc mặn mà cả hai
 ( Nguyễn Du)
GV hướng dẫn HS làm bài.
Bài 5: Viết đoạn văn có nội dung tự chọn có sử dụng ẩn dụ và hoán dụ.
HS làm bài sau đó trình bày.
Củng cố: GV nhận xét giờ ôn tập
HDVN: ôn tập và làm bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGADT - VAN 6 BUOI 13.doc