A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở tiểu học, giúp học sinh.
2.Kĩ năng:
- Đặc điểm của danh từ.
- Các nhóm danh từ chỉ động vật và chỉ sự vật.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.
? Hãy thống kê các lỗi dùng từ mà em hay mắc.
- Cách khắc phục những sai sót đó?
- Phân biệt nghĩa: Đề đạt, đề bạt.
+ Đề đạt: Bày tỏ nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có trách nhiệm xem xét, giải quyết 1 việc nào đó.
+ Đề bạt: Cấp có thẩm quyền cử 1 người nào đó giữ chức vụ cao hơn.
* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG.
ở cấp I các em đã được học về danh từ.
* Hoạt động 3: BÀI MỚI.
Ngày soạn :15/10 Tiết 32 Ngày dạy:6A1:17/10 6A2:18/10 Danh từ A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở tiểu học, giúp học sinh. 2.Kĩ năng: - Đặc điểm của danh từ. - Các nhóm danh từ chỉ động vật và chỉ sự vật. 3.Thái độ. B. Chuẩn bị . - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ? Hãy thống kê các lỗi dùng từ mà em hay mắc. - Cách khắc phục những sai sót đó? - Phân biệt nghĩa: Đề đạt, đề bạt. + Đề đạt: Bày tỏ nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có trách nhiệm xem xét, giải quyết 1 việc nào đó. + Đề bạt: Cấp có thẩm quyền cử 1 người nào đó giữ chức vụ cao hơn. * Hoạt động 2: Khởi động. ở cấp I các em đã được học về danh từ... * Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của H/S Nội dung cần đạt - Học sinh đọc ví dụ. - GV: Ghi bảng. ? Nhắc lại khái niệm danh từ đã học ở tiểu học? (Danh từ là những từ chủ người, chỉ vật). ? Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ: Ba con trâu ấy? ? Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên là những từ nào? Những từ ấy có ý nghĩa gì? ? Tìm thêm những danh từ khác trong câu đã dẫn. ? Danh từ biểu thị những gì. ? Dựa vào việc phân tích cụm danh từ trên em hãy cho biết danh từ có thể kết hợp với nhứng từ nào đứng trước hoặc sau nó? - GV: Khả năng kết hợp của danh từ với từ chỉ số lượng đứng trước, các từ này, ấy... đứng sau và 1 số từ khác để tạo thành cụm danh từ. ? Đặt câu với mỗi danh từ mà em đã tìm được trong ví dụ? - GV: Hướng dẫn học sinh - ghi bảng những câu học sinh đặt đúng. ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu vừa đặt. Chức vụ ngữ pháp của danh từ. - Học sinh đọc các cụm danh từ - giáo viên ghi. ? Nghĩa của các danh từ đươc gạch chân có gì khác với các danh từ đứng sau? ? Danh từ trong tiếng việt được chia làm mấy loại? (Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật). ? Kể 1 số danh từ chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với mỗi danh từ? ? Thử thay thế các danh từ gạch chân nói trên bằng những danh từ khác rồi rút ra kết luận. - Trường hợp nào động từ tính đếm, đo lường thay đổi. - Trường hợp nào...không thay đổi? Vì sao. ? Danh từ chỉ đơn vị được chia ra thành những loại nào? (Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, danh từ chỉ đơn vị qui ước). ? Vì sao có thể nói: Nhà có 3 thùng gạo rất đầy, không thể nói nhà có 6 tạ thóc rất nặng. ? Danh từ chỉ đơn vị qui ước được chia thành mấy loại. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu? ? Nêu yêu cầu bài tập 2? ? Liệt kê các danh từ? I. Đặc điểm của danh từ. 1. Ví dụ. - Vua sai ban cho làng ấy 3 thúng thóc nếp với 3 con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho 3 con trâu ấy đẻ thành 9 con. - Cụm danh từ: Ba con trâu ấy Từ chỉ số lượng Danh từ Chỉ sự phân biệt cụ thể - Danh từ: Vua, làng, thúng, gạo nếp con trâu đực. * ý nghĩa khái quát: Danh từ là những từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. * Khả năng kết hợp của danh từ - Từ chỉ số lượng đứng trước. - Các tù này, ấy, đó... đứng sau. - VD: Vua Hùng chọn người nối ngôi. * Chức vụ ngữ pháp của danh từ - Làm chủ ngữ trong câu. - Kết hợp với từ làm vị ngữ. 2. Ghi nhớ SGK. II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. 1. Ví dụ. - Ba con trâu. - Mặt viên quan. - Ba thúng gạo. - Sáu tạ thóc. * Con, viên, thúng, tạ: Dùng để nêu tên các loại động từ dùng để tính đếm đo lường số lượng. * Trâu, quan, gạo, thóc: Nêu tên từng loại hoặc cá thể người, vật, sự vật. - Thay: Con bằng chú bác. Viên bằng ông, tôi. => Đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi. (Các từ này không chỉ số đo, số đếm) danh từ chỉ động từ tự nhiên. - Thúng bằng rá. Tạ bằng cân. => Đơn vị tính đếm đo lường thay đổi. (Các từ này chỉ số đo, số đếm). -> Danh từ chỉ đơn vị qui ước - Danh từ chỉ động từ tự nhiên. - Có thể nói: Nhà... rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác (To, nhỏ, đầy, vơi...)-> Thêm từ bổ sung về lượng. - Không thể nói: Nhà... rất nặng vì cái từ sáu tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể, thêm từ nặng là thừa. - Danh từ chỉ đơn vị chính xác. - Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. 2. Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1. - Danh từ chỉ sự vật: Bàn, ghế, nhà, cửa. 2.Bài tập 2. - Liệt kê các loại từ. a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Ngài, viên, tên, kẻ, thằng, con, cháu, chú, bác, anh... b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, từ, thùng... 3.Bài tập 3. - Liệt kê các danh từ. a. Chỉ đơn vị qui ướcchính xác: Tấn, tạ, yến, héc ta, mẫu, sào, ki-lô-oát... b. Chỉ đơn vị qui ước ước chừng: Nắm, mớ, đấu, vốc, gang, đoạn, sải, đống... *Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp. - Học bài - nắm được đặc điểm của danh từ. - Làm hoàn chỉnh các bài tập 4 - 5 - 6 - 7/33 SBT - Chuẩn bị: Thứ tự kể trong văn tự sự.
Tài liệu đính kèm: