Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27 đến 24 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27 đến 24 - Năm học 2008-2009

i/ mục tiêu cần đạt.

Giúp hs:

o Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.

o Tóm tắt được các văn bản đã học.

o Phân biệt tóm tắt với việc kể có phân tích, có bình luận

o Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự cho hs.

Ii/ CHUẨN BỊ.

o Yêu cầu hs đọc lại các văn bản tự sự trong sgk văn 8 đã học.

o Gv chuẩn bị bảng phụ.

Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1/ On định.

2/ Bài cũ:

Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài của hs thông qua vở soạn.

Kiểm tra 5 phút: (mục đích kiểm tra lại chất kượng chuẩn bị bài của hs: tóm tắt đoạn cuối văn bản Lão Hạc – đoạn sau khi Lão Hạc bán chó cho đến hết)

3/ Bài mới:

Giới thiệu bài.(1)

Gv cho học sinh hình dung về việc tóm tắt. Trong cuộc sống, khi làm một việc người ta cũng có thể tóm tắt lại quy trình. Chứng kiến một sự việc xảy ra, người ta có thể kể lại một cách trung thực và vắn tắt đó gọi là tóm tắt.

Tóm tắt có tác dụng gì? tòm tắt vănbản tự sự là gì?

Tiến trình bài học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS ĐL NỘI DUNG

Gv cho hs đọc các mục trắc nghiệm trong sgk. Thảo luận và chọn đáp án đúng.

Gv chốt ý.

Từ đáp án trên ( có thể xem như định nghĩa về tóm tắt văn bản tự sự) thảo luận và tar3 lời:

Muốn người nghe hiểu đúng nội dung thì phải tuân thủ nguyên tắc nào?

Trong khi tóm tắt, chúng ta có thể thêm các lời phân tích, đánh giá, bình luận không? Vì sao?

Độ dài của văn bản tóm tắt sẽ khác như thế nào so với nguyên văn tác phẩm?

Vậy, nhắc lại: thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Theo em tóm tắt lại một sự việc trong đời sống hằng ngày có tác dụng gì với người nghe?

Trong văn bản tự sự, việc tóm tắt là nhằm mục đích gì?

Muốn đạt được các mục đích đó thì khi tóm tắt chúng ta phải tuân thủ các yêu cầu gì?

Vì sao khi tóm tắt, chúng ta cần phải chọn lọc và chỉ ghi lại các sự việc tiêu biểu? Vì sao không được thêm các chi tiết ngoài văn bản vào?

Muốn tóm tắt được một văn bản thì điều kiện đầu tiên cần có là gì?

Và các điều kiện tiếp theo?

Thử tóm tắt lại văn bản Tức nước vỡ bờ – Tắt đèn – Ngô Tất Tố?

Gv cho hs ghi lại các nét tiêu biểu tron đoạn trích và sau đó tóm tắt trước lớp.

Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm:

1/ tìm các sự việc chính và ghi lại.

2/ Sắp xếp các sự việc này theo thứ tự hợp lí.

3/ Viết lại thứ tự đó bằng lới văn của mình.

4/ Trình bày bằng miệng trước lớp.

Ví dụ:

- Chị Dậu đang chuẩn bị cho chầng ăn cháo thì bọn Cai lệ và người nhà Lý trưởng vào đòi tiền sưu.

- Chúng quát nạt, dọa dẫm đò đánh trói nếu không nạp sưu.

- Chị Dậu xin khất nhưng bọn chúng không cho, chúng lao vào trói anh Dậu.

- Chị Dậu không xin khất được, lại bị chúng đánh, sợ chồng lại bị bắt đi. Chị đã đứnh lên đánh trả Cai Lệ và người nhà Lý trưởng. 10

15

12

 I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản.

II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự.

1/ Yêu cầu khi tóm tắt VBTS.

Phải thâu tóm được toàn bộ nội dung chính của văn bản và thâu tóm một cách ngắn gọn.

Không được thêm bất cứ một chi tiết nào ngoài văn bản vào phần tóm tắt.

2/ Các bước tóm tắt VBTS.

Đọc kỹ văn bản.

Liên kết, xâu chuỗi các sự việc chính theo thứ tự hợp lí.

Tóm tắt lại bằng lời văn của mình.

Đọc ghi nhớ(*sgk)

III/ Luyện tập.

Bài 2: Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. Thực hiện việc theo thứ tự các bước.

Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ – Tắt đèn - Ngô Tất Tố.

(sau khi thảo luận – làm việc theo nhóm, gv yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày trước lớp)

Gv nhận xét sửa chữa các lỗi.

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27 đến 24 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5.	
tiết 17	TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs: hiểu rõ thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng giao tiếp.
Ii/ CHUẨN BỊ.
- Từ điển từ ngữ địa phương.
- Từ địa phương trong một số tác phẩm văn học.
Iii/ tiến trình lên lớp 
1/ Oån định.
2/ Bài cũ. (5 )
 Thế nào là từ tượng hình? từ tượng thanh? Tác dụng của việc sử dụng tốt các từ này trong văn nói và văn viết?
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài.
Gv cho các học sinh là người cùng địa phương nói chuyện với nhau một đến 2 câu (chọn học sinh sinh ra và lớn lên ở vùng Quảng Ngãi)
Sau đó cho các học sinh khác nhận xét.
Giáo viên kết luận.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ĐL
NỘI DUNG 
Gv treo bảng phụ, yêu cầu hs đọc.
(các ví dụ này gv chép từ sgk)
Các từ bẹ, bắp còn có cách gọi khác (chính thức) là gì?
Gv cho thêm một số từ khác: ví dụ như các từ: bố – ba –cha – bo – tía. Mẹ – má – u – bầm 
Liên hệ: tiếng của đồng bào Kho có phải là tiếng địa phương không?
(không, đây là một hệ ngôn ngữ riêng. Không phải từ ngữ địa phương)
Trong văn bản trong lòng mẹ – Nguyên Hồng. Tồn tại một lúc hai từ dùng chỉ một người Mẹ và Mợ 
mẹ là phát ngôn của ai? Ai dùng từ Mợ?
Mẹ: là lời người dẫn truyện- ngôn ngữ chung –toàn dân.
Mợ: là cách gọi mẹ của bé Hồng. Cách gọi này không thông dụng, chỉ được dùng trong một bộ phận người dân lúc bấy giờ.
Các từ Ngỗng, trúng tủ trong các ví dụ có nghĩa là gì?
Những người nào thì thường sử dụng các từ này? 
Vậy cách gọi như thế có thông dụng trong toàn dân hoặc trong tất cả các tầng lớp người trong xã hội không?
Những từ mà chỉ có một bộ phận nhỏ tầng lớp người dân gọi. Đó là biệt ngữ xã hội.
Thử đọc văn bản chú này giống con bọ hung và cho biết tại sao người chiến sĩ bộ đội lại sửng sốt khi nghe câu này?
Giải thích nghĩa của câu này theo nghĩa toàn dân.
Vậy thì chúng ta nên sử dụng từ ngữ địa phương trong những trường hợp nào? Vì sao?
Theo em, tại sao trong một số tác phẩm văn học, người ta vẫn sử dụng từ ngữ đại phương?
Trong trường hợp này, sử dụng từ địa phương là có dụng ý của tác giả, đó là gì?
Giáo viên hướng dẫn hs cách làm bài tập.
Bài tập 1:
Tìm theo mẫu: ví dụ từ toàn dân hoa từ địa phương miền nam tương ứng bông.
8
10
10
10
I/ Từ ngữ địa phương.
Ví dụ: các từ:
Bẹ, bắp à Ngô
các từ bẹ, bắp chỉ được dùng trong một số địa phương nhất định.
à Từ địa phương.
II/ biệt ngữ xã hội.
Vd: Mợ: (cách gọi người phụ nữ sinh ra mình của bé Hồng – Trong lòng mẹ)
Cách gọi không thông dụng – chỉ được sử dụng ở một số tầng lớp xã hội nhất định.
Ngỗng: cách gọi để chỉ điểm 2. chỉ được sử dụng trong học sinh.
à Biệt ngữ xã hội.
III/ Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Phải sử dụng từ địa pgương đúng lúc, đúng đối tượng giao tiếp để tránh g6y khó hiểu, hiểu nhầm.
Trong văn chương, từ địa phương và biệt ngữ xã hội vẫn được sử dụng với mục đích tạo tính cá biệt, tính vùng miền đặc trưng và tạo cá tính cho nhân vật.
IV/ Bài tập:
Bài 1 và bài 2:
Làm theo mẫu.
Hs thảo luận và làm bài theo nhóm.
(Hs trình bày kết quả vào tiết chương trình đại phương).
 4/ Hướng dẫn về nhà.(2)
- Làm bài tập.
- Học bài.
- Thực hiện làm bài tập và chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương (sgk trang 91)
- Tất cả hs làm bài tập bằng cách kẻ bảng tìm từ địa phương tương ứng với từ toàn dân đã cho. Ngoài các từ trong sgk, có thể sưu tầm và tìm thêm các từ khác.
- Chuẩn bị bài Tóm tắt văn bản tự sự.
Tuần 5.	
Tiết 18	:	 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Tóm tắt được các văn bản đã học.
Phân biệt tóm tắt với việc kể có phân tích, có bình luận
Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự cho hs.
Ii/ CHUẨN BỊ.
Yêu cầu hs đọc lại các văn bản tự sự trong sgk văn 8 đã học.
Gv chuẩn bị bảng phụ.
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1/ Oån định.
2/ Bài cũ:
Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài của hs thông qua vở soạn.
Kiểm tra 5 phút: (mục đích kiểm tra lại chất kượng chuẩn bị bài của hs: tóm tắt đoạn cuối văn bản Lão Hạc – đoạn sau khi Lão Hạc bán chó cho đến hết)
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài.(1)
Gv cho học sinh hình dung về việc tóm tắt. Trong cuộc sống, khi làm một việc người ta cũng có thể tóm tắt lại quy trình. Chứng kiến một sự việc xảy ra, người ta có thể kể lại một cách trung thực và vắn tắt đó gọi là tóm tắt.
Tóm tắt có tác dụng gì? tòm tắt vănbản tự sự là gì?
Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ĐL
NỘI DUNG 
Gv cho hs đọc các mục trắc nghiệm trong sgk. Thảo luận và chọn đáp án đúng.
Gv chốt ý.
Từ đáp án trên ( có thể xem như định nghĩa về tóm tắt văn bản tự sự) thảo luận và tar3 lời:
Muốn người nghe hiểu đúng nội dung thì phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Trong khi tóm tắt, chúng ta có thể thêm các lời phân tích, đánh giá, bình luận không? Vì sao?
Độ dài của văn bản tóm tắt sẽ khác như thế nào so với nguyên văn tác phẩm?
Vậy, nhắc lại: thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Theo em tóm tắt lại một sự việc trong đời sống hằng ngày có tác dụng gì với người nghe?
Trong văn bản tự sự, việc tóm tắt là nhằm mục đích gì?
Muốn đạt được các mục đích đó thì khi tóm tắt chúng ta phải tuân thủ các yêu cầu gì?
Vì sao khi tóm tắt, chúng ta cần phải chọn lọc và chỉ ghi lại các sự việc tiêu biểu? Vì sao không được thêm các chi tiết ngoài văn bản vào?
Muốn tóm tắt được một văn bản thì điều kiện đầu tiên cần có là gì?
Và các điều kiện tiếp theo?
Thử tóm tắt lại văn bản Tức nước vỡ bờ – Tắt đèn – Ngô Tất Tố?
Gv cho hs ghi lại các nét tiêu biểu tron đoạn trích và sau đó tóm tắt trước lớp.
Gv yêu cầu hs làm việc theo nhóm:
1/ tìm các sự việc chính và ghi lại.
2/ Sắp xếp các sự việc này theo thứ tự hợp lí.
3/ Viết lại thứ tự đó bằng lới văn của mình.
4/ Trình bày bằng miệng trước lớp.
Ví dụ: 
- Chị Dậu đang chuẩn bị cho chầng ăn cháo thì bọn Cai lệ và người nhà Lý trưởng vào đòi tiền sưu.
- Chúng quát nạt, dọa dẫm đò đánh trói nếu không nạp sưu.
- Chị Dậu xin khất nhưng bọn chúng không cho, chúng lao vào trói anh Dậu.
- Chị Dậu không xin khất được, lại bị chúng đánh, sợ chồng lại bị bắt đi. Chị đã đứnh lên đánh trả Cai Lệ và người nhà Lý trưởng.
10
15
12
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản.
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1/ Yêu cầu khi tóm tắt VBTS.
Phải thâu tóm được toàn bộ nội dung chính của văn bản và thâu tóm một cách ngắn gọn.
Không được thêm bất cứ một chi tiết nào ngoài văn bản vào phần tóm tắt.
2/ Các bước tóm tắt VBTS.
Đọc kỹ văn bản.
Liên kết, xâu chuỗi các sự việc chính theo thứ tự hợp lí.
Tóm tắt lại bằng lời văn của mình.
Đọc ghi nhớ(*sgk)
III/ Luyện tập.
Bài 2: Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. Thực hiện việc theo thứ tự các bước.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ – Tắt đèn - Ngô Tất Tố.
(sau khi thảo luận – làm việc theo nhóm, gv yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày trước lớp)
Gv nhận xét sửa chữa các lỗi.
 Gv lưu ý sửa các lỗi cho hs thường mắc:
Không chọn được các sự việc trọng tâm.
Không kể theo thứ tự.
Còn dùng lời nhân vật khi tóm tắt.
Thường hay kèm lời phân tích, bình luận.
4/ Hướng dẫn về nhà.(2)
Học bài.
Làm bài tập.
Chuẩn bị cho bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Bằng cách: đọc lại các văn bản đã học và làm theo các bước tóm tắt đã học vào vở bài tập.
*********************
Tuần 5.	
Tiết 19	 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
Tóm tắt được các văn bản đã học.
Phân biệt tóm tắt với việc kể có phân tích, có bình luận
Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự cho hs.
Học sinh thực hành tóm tắt được tất cả các văn bản tự sự đã học
Ii/ CHUẨN BỊ.
Yêu cầu hs đọc lại các văn bản tự sự trong sgk văn 8 đã học.
Gv chuẩn bị bảng phụ.( dùng cho học sinh ghi các sự việc chính của văn bản cần tóm tắt)
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1/ Oån định.
2/ Bài cũ: (5)
Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài của hs thông qua vở soạn. Kết hợp với kiểm tra kiến thức cũ:
1/* Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Việc tóm tắt văn bản tự sự nhằm mục đích gì?
2/* Nêu các yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự? Các bước tóm tắt văn bản?
3/* Tóm tắt văn bản Lão Hạc – Nam Cao.
3/ Bài mới.
Giới thiệu bài: (1)
GV nêu yêu cầu của tiết học luyện tập – là một tiết thực hành. Tất cả hs cần phải tích cực làm việc theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng và giáo viên.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ĐL
NỘI DUNG 
Gv kiểm tra lại việc đọc tác phẩm của học sinh.
Yêu cầu hs tóm tắt lại toàn bộ văn bản ( bao gồm cả phần chữ nhỏ – Văn bản Lão Hạc)
Các nội dung chính đã được liệt kê trong sgk. Học sinh các nhóm cần thảo luận lựa chọn sắp xếp các ý chính theo thứ tự hợp lí và trình bày.
Bài tập 3:
Các văn bản Tôi đi học, trong lòng mẹ, khó tóm tắt, vì sao?
Đây là các văn bản tự sự nhưng yếu tố cốt truyện không được đặt lên hàng đầu, các tác giả chỉ chú ý khắc họa nội tâm nhân vật, khai thác diễn biến tâm trạng mà không xây dựng nhiều h ... iện ra.
Mong ước được sưởi ấm khi lạnh, được ăn khi đói.
à Những mong ước giản dị nhất, những điều bình dị nhất đối với một con người (được sưởi ấm, được ăn) đối với cô bé cũng chỉ là ước ao.
- Lần thứ ba: Cây thông Noel.
- Lần thứ tư: Người bà hiền từ:
Khao khát có được niềm hạnh phúc gia đình.
à Tất cả đều là những mong ước chính đáng và bình dị nhưng với cô bé chỉ là điều trong mộng tưởng.
4.3/ Cái chết của cô bé.
Cô bé cùng bà bay lên trời đi chầu thượng đế.
à Cái chết vô tội của một đứa trẻ bất hạnh.
Đó là sự giải thoát. Cô bé được về với bà là về với nơi có ngọn lửa tình thương, nơi có niềm hạnh phúc.
III/ Luyện tập.
Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 10 đến 15 dòng) nêu lên suy nghĩ của em khi học xong tác phẩm này?
1/ Suy nghĩ và tình cảm của em với cô bé bán diêm?
2/ Suy nghĩ, những điều rút ra được sau khi học xong tác phẩm?
4/ Hướng dẫn về nhà. (2)
Đọc lại toàn văn bản. Tìm và đọc toàn bộ tác phẩm từ đầu.
Kể chuyện sáng tạo. Thử viết đoạn kết khác cho câu chuyện theo cách của riêng em. Lí giải cho mọi người nghe hiểu cách kết bài của em.
Chuẩn bị bài Trợ từ, thán từ.
***********************
Tuần 6.	
Tiết 23	 TRỢ TỪ – THÁN TỪ
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs nắm được:
Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.
Biết vận dụng các trợ từ, thán từ vào trong các tình huống giao tiếp phù hợp.
Ii/ chuẩn bị
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi các ví dụ từ trong văn bản Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ.
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1/ Oån định.
2/ Bài cũ. (5)
Thế nào là từ ngữ địa phương? Biệt ngữ xã hội?
Các tiếng của đồng bào dân tộc ít người như Kho, Eâđê, có phải là từ ngữ địa phương hay không?
Việc sự dụng từ địa phương phải biết cách, đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, vì sao phải như vậy? Trong văn chương người ta vẫn sử dụng tử địa phương và biệt ngữ xã hội nhằm có tác dụng gì?
3/ Bài mới
Giới thiệu bài. (1)
Giáo viên nhắc lại hệ thống từ loại Tiếng Việt mà học sinh đã học từ chương trình lớp 6.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ĐL
NỘI DUNG 
Giáo viên treo bảng phụ:
(ghi các ví dụ)
Yêu cầu hs đọc các ví dụ trên bảng.
Thảo luận nhanh và cho biết ý nghĩa biểu đạt trong các câu 1 và câu 2 có gì khác nhau không?
Từ nào trong câu đã chi phối sự khác nhau về nghĩa đó?
Từ những trong câu này có phải là lượng từ không? (nhắc lại khái niệm lượng từ đã học ở lớp 6)
(là những từ chỉ lượng ít hay nhiều)
Từ có trong câu có phải là động từ không?
(không – động từ là những từ chỉ hoạt động)
Hai từ những và có được đưa vào câu là có mục đích gì?
Thử bỏ các từ này đi và đọc lại để dễ dàng nhận ra điều đó.
Các trợ từ khác như: chính, đích, ngay, 
Đặt câu với các từ đó?
Vậy: thế nào là trợ từ?
Đọc ghi nhớ.
Thử tìm trong tiếng Việt các từ mà người nói thường thốt ra khi tỏ vẻ ngạc nhiên, hoảng hốt, bộc lộ sự viu sướng hay đau khổ?
Sau đó đọc ví dụ trong sgk mục 2.
Cho biết có từ nào dùng để gọi đáp, từ nào dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói?
Đọc ghi nhớ: skg
Bài tập 1:
Thảo luận nhanh và cho biết các từ trong câu (in đậm) từ nào là trợ từ?
12
10
15
I/ Trợ từ.
VD: .
So sánh các câu: Nó ăn hai bát cơm -> Nghĩa thông báo bình thường
Nó ăn những hai bát cơm.
à Nghĩa có sự nhấn mạnh hơn bình thường. à Nhiều hơn mức bình thường.
Nó ăn có hai bát cơm 
à Nghĩa có sự nhấn mạnh hơn à Ít hơn mức bình thường.
à Các từ Những và có được đưa vào câu nhằm thể hiện sự đánh giá, nhận định, hoặc nhấn mạnh sự vật hiện tượng đề cập trong câu.
à Trợ từ
II/ Thán từ.
VD:
Các từ: Này, vâng
à Dùng để gọi đáp.
Các từ: A, Nhỉ, Nhé, Ô hay,
à Dùng để bộ lộ cảm xúc.
à Các từ dùng để gọi đáp, bộ lộ cảm xúc như trên gọi là thán từ.
Đọc ghi nhớ (sgk)
III/ Luyện tập.
Bài 1:
Các từ trong các câu:a, c, g, i.
Chứa trợ từ
Giải thích:
Từ : chính (b)à tính từ.
Là (e) -> động từ
Những (h) lượng từ.
Bài 2:
a/ Cho hs đọc đoạn văn (2 lần. Lần 1 đọc nguyên văn, lần 2 đọc lược bỏ từ lấy.
-> Nhận xét,
Từ Lấy nhấn mạnh mức độ tối thiểu.
b/ Từ Nguyên , đến.
Nhấn mạnh sự quá sức, vuợt quá khả năng (nhiều so với Lão).
Bài 3: các thán từ : này, À, ấy, vâng, chao ơi, hởi ơi.
 4/ Hướng dẫn về nhà. (2)
Học bài, làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Tìm trong tiếng Việt các trợ từ và các thán từ và ghi vào sổ aty văn học. Có thể dùng từ điển.
Chuẩn bị bài “ Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”
**********************
Tuần 6.	
Tiết 24	MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
i/ mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văng tự sự.
Nắm được tác dụng của sự kết hợp này: như việc vẽ một bức tranh trong đó yếu tố tự sự là đường nét cơ bản, các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm đẹp và gây cảm xúc.
Nắm được cơ bản cách thức kết hợp các phương thức này khi viết văn tự sự.
Rèn kĩ năng làm văn tự sự.
Ii/ chuẩn bị
GV: chuẩn bị bảng phụ ghi các ngữ liệu làm ví dụ.
Tích hợp với các văn bản đã học như Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ
Iii/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1/ Oån định.
2/ Bài cũ. (5)
Yêu cầu học sinh khái quát lại Đặc điểm của văn bản biểu cảm, văn bản miêu tả.
Văn bản biểu cảm: là loại văn bản được viết ra nhằm mục đích bộc lộ tình cảm cảm xúc của người viết với đối tượng; miêu tả là nhằm tái hiện lại đối tượng một cách rõ nét, và tự sự nhằm mục đích ghi lại nguyên nhân, diễn biến kết quả một sự việc, một câu chuyện
3/ Bài mới
Giới thiệu bài. (1)
Giáo viên nhắc đến khái niệm giao thoa trong vật lí để chỉ sự kết hợp giữa các yếu tố nào đó trong cuộc sống. Trong bất cứ văn bản nào, nó không bao giờ tồn tại độc lập một phương thức duy nhất mà bao giờ cũng có sự kết hợp, giao thoa với nhau. Lồng ghép vào nhau để chuyển tải nội dung một cách nhanh nhất, rõ nhất, hiệu quả nhất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ĐL
NỘI DUNG 
Phân tích mẫu:
Đọc đoạn văn sgk trang 72 &73.
Yêu cầu hs thảo luận và thực hiện các công việc sau:
Lựa chọn và ghi lại ra giấy các chi tiết miêu tả và các chi tiết bộc lộ cảm xúc trong đoạn văn trên.
Sắp xếp lại đoạn văn khi đã lược bỏ các chi tiết miêu tả, các chi tiết bộc lộ cảm xúc sau đó đọc đoạn văn mà không có các chi tiết này.
Rút ra nhận xét.
Giáo viên treo bảng phụ, trong đó ghi: xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi đuổi kịp và trèo lên xe. Mẹ kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, tôi khóc, mẹ tôi cũng khóc theo, mẹ lấy vạt áo thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng”
Đoạn văn này chỉ ghi lại việc hai mẹ con gặp lại nhau, tình cảm của họ đối với nhau qua thời gian xa cách chưa được thể hiện vì vậy người đọc không hình dung được tình cảm của Hồng đối với mẹ cũng như của mẹ Hồng đối với Hồng.
Giáo viên dùng hình ảnh một cây khô để diễn đạt ý này:
Cây khô đầy đủ cành song không có lá hoa (các chi tiết cột sống của văn bản tự sự) nhìn cây này có cảm giác khô cứng, không sống vì vậy muốn cây trở nên sống động thì cần vẽ thêm lá cho cây (các yếu tố miêu tả). Và cuối cùng là thể hiện tình cảm của mình với cây (bộc lộ tình cảm) như vậy: người ta phải xây dựng cốt truyện trước, sau đó mới vẽ thêm các chi tiết phụ để tạo dựng cốt truyện sống động gợi cảm
Bài tập 1:
Cho học sinh làm theo nhóm. Mỗi nhóm liệt kê ra giấy và thực hiện việc trình bày trước lớp.
Việc tìm ra các chi tiết miêu tả và biểu cảm không khó. Yêu cầu hs trình bày được tác dụng của các chi tiết này trong văn bản.
Bài 2: viết đoạn văn ngắn kể lại phút giây gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách?
(ông bà, bố mẹ, anh chị)
Hoặc có thể chọn cách khác: viết đoạn văn kể chuyện có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm kể lại chuyện một lần em mắc khuyết điểm khiến bố mẹ buồn lòng?
(yêu cầu hs viết, giáo viên thu bài một số hs và chấm)
22
15
I/ Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và bộc lộ cảm xúc trong văn tự sự.
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tự sự thường được trình bày đan xen vào nhau, kết hợp với nhau trong các văn bản.
Miêu tả và biểu cảm là các yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Các yếu tố này giúp cho các nhân vật, sự việc trong văn bản tự sự trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn và gợi nhiều cảm xúc hơn.
Lưu ý: các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự chỉ được kết hợp với việc kể các sự việc và các yếu tố này chỉ là phụ trợ. Không phải là nội dung chính.
Nên vân dụng hợp lí, phù hợp. Vừa đủ để xây dựng hình ảnh, đủ để thể hiện cảm xúc. Tránh lạm dụng nhiều sẽ gây sai phương thức biểu đạt.
II/ Luyện tập.
Bài tập 1:
Tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản Lão Hạc ?
(từ đoạn văn sau khi bán chó, Lão sang nhà ông Giáo.)
Ví dụ như các chi tiết: cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
Đoạn văn này tác giả chú trọng miêu tả ngoại hình nhằm thể hiện nội tâm nhân vật.(nỗi đau khổ thể hiện trên nét mặt).
4/ Hướng dẫn về nhà. (2)
Học bài.
Làm bài tập 2 nêu trên vào giấy. Nạp vào tiết kế tiếp.
Chuẩn bị bài Đánh nhau với cối xay gió.
Tìm đọc tác phẩm Donquichoté của nhà văn Xecvantéc (Tây ban nha)
*********************************
Kí duyệt của tổ trưởng
29/09/2008
Nguyễn Chí Khang

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan.5+6.doc