I. Mục tiêu bài học.
1 Kiến thức: Các lỗi dùng từ . lặp từ lẫn lộn các từ gần âm
Cách chữa lỗi lặp từ lân lộn các từ gần âm
2 Kỹ năng : Phát hiện các lỗi lặp từ , nguyên nhân phân tích các lỗi lặp từ
Dùng từ chính xác khi nói viết
3 Thái độ: Khi dùng từ đúng ngữ pháp , đúng văn cảnh
II Chuẩn bị .
1 .Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh : Bài soạn ở nhà
III Phương pháp
Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định
2.Kiểm tra đầu giờ :
Như thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho VD?
3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Khởi động: Hs hứng thú trong học tập.
Trong quá trình giao tiếp, sản sinh VB chúng ta thường mắc 1 số lỗi (lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm.) làm như thế nào để sửa các lỗi đó? Ta học bài hôm nay
Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn Bài 5 Tiết 23 : Chữa lỗi dùng từ I. Mục tiêu bài học. 1 Kiến thức: Các lỗi dùng từ . lặp từ lẫn lộn các từ gần âm Cách chữa lỗi lặp từ lân lộn các từ gần âm 2 Kỹ năng : Phát hiện các lỗi lặp từ , nguyên nhân phân tích các lỗi lặp từ Dùng từ chính xác khi nói viết 3 Thái độ: Khi dùng từ đúng ngữ pháp , đúng văn cảnh II Chuẩn bị . 1 .Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh : Bài soạn ở nhà III Phương pháp Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm, IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định 2.Kiểm tra đầu giờ : Như thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho VD? 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: Khởi động: Hs hứng thú trong học tập. Trong quá trình giao tiếp, sản sinh VB chúng ta thường mắc 1 số lỗi (lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm.....) làm như thế nào để sửa các lỗi đó? Ta học bài hôm nay Hoạt động của giáo viên và học sinh Thời gian Nội dung Hoạt động 1: Lỗi lặp từ. Mục tiêu : HS phát hiện lỗi lặp từ là thế nào ? cách khắc phục GV treo bảng phụ có ghi hệ thống bài tập như SGK Học sinh đọc bài tập H.Đoạn a có những từ ngữ nào được lặp lại ? H. Đoạn b có những từ ngữ nào được lặp lại ? H.Cùng là hiện tượng lặp nhưng Tác dụng của nó có giống nhau không ?Tại sao ? Thảo luận bàn 2p GV nhận xét kết luận Học sinh chữa lỗi lặp ở đoạn b H.Hai ví dụ trên mắc lỗi gì?Chỉ ra các lỗi đó? Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu vì sao có hiện tượng lẫn lộn các từ gần âm Mục tiêu :HS hiểu thế nào là lẫn lộn các từ gần âm , cách khắc phục và sửa chũa Học sinh đọc bài tập, gạch dưới các từ dùng sai âm trong 2 câu a, b. ( ở bảng phụ ) H. Tại sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy. H. Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm. * Từ có 2 mặt : hình thức – nội dung à hai mặt này luôn gắn với nhau à Sai về hình thức à sai về nội dung. H. Qua đó em rút ra bài học gi? Hoạt động 3 Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu :Học sinh làm được bài tập và củng cố lý thuyết HS đọc yêu cầu bài tập 1 HS lên bảng giải bài tập Bài tập 2 : HS làm bài tập theo 3 nhóm - Linh động : không rập khuôn, máy móc các nguyên tắc. - Sinh động : gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng. - Bàng quang : bọng chứa nước tiểu. - Bàng quan : Dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc. - Thủ tục : Những qui định hành chính cần phải tuân theo. - Hủ tục : Những thói quen lạc hậu cần bài trừ 10p 12p 15p I. Lỗi lặp từ 1. Bài tập. * Đoạn a : - Từ ‘tre’ lặp 7 lần - Từ ‘giữ’ lặp 4 lần - Từ ‘anh hùng’ lặp 2 lần * Đoạn b: ‘Truyện dân gian’ lặp 2 lần. 2. Nhận xét. - đoạn a : tạo ra nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất thơ. - đoạn b : lỗi lặp do diễn đạt kém. à Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. II. Lẫn lộn giữa các từ gần âm 1. Bài tập. Câu a : Thăm quan = Tham quan Câu b : Nhấp nháy = mấp máy. 2. Nhận xét: - Do lẫn lộn giữa các từ gần âm. - Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ, phải hiểu đúng nghĩa & hình thức ngữ âm của từ. III. Luyện tập Bài tập 1 : Lược bỏ từ ngữ lặp. a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến. b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. Bài tập 2 : a. Thay linh động = sinh động. b. Bàng quang = bàng quan c. Thủ tục = hủ tục 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà Lối lặp từ là gì ? Làm gì để tránh khi dùng không mắc phải Về ôn học bài và chuẩn bị bài chữa lỗi dùng từ tiép theo
Tài liệu đính kèm: