A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận ra được các lỗi do lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
2.Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
- Dùng từ chính xác khi nói , viết.
b.Kĩ năng sống :
- Ra quyết định :Nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ thường gặp.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt.
3.Thái độ: Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ .Thấy được sự phong phú của tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: - Tích hợp với văn bài “Thạch Sanh” với Tập làm văn “Trả bài viết số 1”.
- Tìm hiểu từ ngữ nguyên nhân mắc lỗi, tài liệu liên quan.
2. Học sinh: soạn bài
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ ? Cho ví dụ ?
- Trong các trường hợp sau, từ “bụng" có ý nghĩa gì ?
+ Ăn cho ấm bụng .
+ Anh ấy tốt bụng
=>Vậy từ bụng được dùng với mấy nghĩa ?
3.Bài mới: Trong khi nói và viết, lỗi thường mắc đó là: lặp từ và cách dùng từ chưa đúng chỗ khiến cho lời nói trở nên dài dòng, lủng củng. Vậy chúng ta phải dùng như thế nào trong khi nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó .
TUẦN 6 Ngày soạn: 21/09/2012 Ngày dạy: 26/09/2012 Tiết: 21,22 Văn bản: THẠCH SANH (Truyện cổ tích) A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung, của truyện “Thạch Sanh” B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện. 2.Kĩ năng: a. Kĩ năng chuyên môn : - Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vât và các chi tiết đặc sắc của truyện. - Kể lại được truyện b. Kĩ năng sống : - Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. - Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thânvề ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. 3.Thái độ: Yêu hòa bình, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, ... . D. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tài liệu liên quan tới bài học. - Tranh : cảnh TS chém chằn tinh và TS chém đại bàng cứu công chúa. - Cảnh vua bắt tội mẹ con Lý Thông và ban thưởng cho TS. - Cảnh TS dùng đàn để đánh giặc. 2. Học sinh: Soạn bài, đọc kỹ phần chú thích E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Nêu ý nghĩa của truyện? 3.Bài mới: “Thạch Sanh” là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa, chống xâm lược. Đồng thời, thể hiện ước mơ, niềm tin và đạo đức, công lý xã hội của nhân dân ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về ý nghĩa của truyện. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Tìm hiểu chung + Nhắc lại truyện cổ tích là gì? + GV giới thiệu kiểu truyện cổ tích dũng sĩ + Nêu nội dung khái của truyện? II.Hoạt động II: Đọc – Tìm hiểu văn bản - Giáo viên hướng dẫn HS đọc: Yêu cầu đọc gợi không khí cổ tích, chậm rãi, sâu lắng, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật, nhất là giọng Lý Thông - Giáo viên đọc mẫu: Gọi 3 Học sinh đọc . - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích . * Hãy kể tóm tắt truyện? (Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ sống bên gốc đa hằng ngày đốn củi nuôi thân, 13 tuổi Thạch Sanh có sức khoẻ phi thường, được ông tiên dạy võ nghệ và phép thuật tinh thông. Bị anh kết nghĩa Lý Thông nhiều phen hãm hại. Thạch Sanh đều thoát nạn và lập nhiều chiến công. Chàng dùng cây đàn kỳ diệu làm lui quân 18 nước. Đất nước thái bình, Thạch Sanh được nhường ngôi vua, an hưởng phú quý – Mẹ con lý thông độc ác phải đền tội) + Xác định phần mở truyện (mở bài), thân truyện, kết truyện? (HS :thảo luận trả lời) =>GV chốt ý: Truyện có thể chia bố cục theo dàn ý mở truyện thân truyện kết truyện cũng có thể chia bố cục theo 4 phần (theo từng nội dung) + Truyện gồm những nhân vật nào? + Nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật này thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? -HS trả lời : GV Nhắc lại cho HS nhớ + Sự ra đời của Thạch Sanh có điều gì khác thường ? + Kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ? (Kể về sự ra đời của T.Sanh vừa bình thường, vừa khác thường nhằm thể hiện quan niệm của nhân dân ta ngày xưa về người anh hùng dũng sĩ. Người dũng sĩ là người có tài phi thường. Người dũng sĩ gần gũi với nhân dân) I.Giới thiệu chung: - Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược.Truyện thể hiện ước mơ , niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. II. Đọc – Hiểu văn bản 1.Đọc- Từ khó: 2.Bố cục: +Mở truyện: Lai lịch, nguồn gốc của Thạch Sanh. +Thân truyện: -Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông. -Thạch Sanh diệt chằn tinh -Thạch Sanh diệt đại bàng -Thạch Sanh bị oan, đi tù -Thạch Sanh được giải oan, thắng 18 nước chư hầu. +Kết truyện:Thạch Sanh lên nối ngôi 3.Phân tích: a) Nhân vật Thạch Sanh à Hoàn cảnh ra đời của Thạch Sanh Gia đình nghèo nhưng tốt bụng Thạch Sanh vốn là thái tử con trai thượng đế đầu thai à nguồn gốc thần tiên phi thường Mồ côi từ nhỏ, nhà là gốc cây đa cổ thụ sống bằng nghề kiếm củi Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép tiên thần thông => Tô đậm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật Tiết 2 . Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua + Hãy kể tóm tắt những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua ? + Hãy nhận xét về các lần thử thách (Càng ngày càng khó khăn nguy hiểm hơn) + Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua các lần thử thách ấy ? => HS phân tích kết hợp giữa các lần thử thách với phẩm chất đáng quý . Trong mọi thử thách, Thạch Sanh luôn là người thật thà, tốt bụng và dũng cảm mưu trí chàng luôn chiến đấu cho điều thiện chứ không vì quyền lợi cá nhân . Tài của Thạch Sanh xuất phát từ tâm đức từ bản tính lương thiện của chàng . Hoạt động II: Sự đối lập về tính cách, hành động của Thạch Sanh và Lý Thông + HS thảo luận nhóm: làm bảng phụ + Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động . Hãy chỉ ra sự đối lập ấy . GV nhận xét + Hãy giới thiệu sơ qua vài nét về công chúa? + Nhận xét của em về nhân vật có công chúa? Tiếng đàn có ý nghĩa gì? Hoạt động III: Tổng kết +Hãy tìm các chi tiết thần kỳ trong truyện ? Ý nghĩa của các chi tiết đó ? + Em có nhận xét gì về kết thúc truyện ? HS : Kết thúc truyện có hậu GV khái quát chung: Em có nhận xét gì về kết cục của nhân vật Thạch Sanh? Kết cục ấy thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta? + Qua đó phản ánh ước mơ gì của người lao động ? - HS :Người tốt được đền đáp + Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì? Khái quát những đặc sắc tư tưởng – nghệ thuật của truyện cổ tích Thạch Sanh Nêu ý nghĩa của truyện? - HS đọc mục ghi nhớ Hoạt động IV:Luyện tập Bài 1:Học sinh phát biểu tự bộc lộ suy nghĩ của mình . Vẽ tranh minh hoạ chân dung Thạch Sanh theo sự tưởng tượng của em àNhững thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua : - Những thử thách : + Diệt chằn tinh + Diệt đại bàng + Bị bắt giam vào ngục, diệt Hồ tinh cứu con vua thuỷ tề + Bị quân mười tám nước kéo sang đánh -> Dùng tiếng đàn đánh lui 18 nước chư hầu - Phẩm chất đáng quý : + Thật thà, chất phác, trọng tình nghĩa . + Dũng cảm, mưu trí + Giàu lòng nhân đạo, bao dung độ lượng . => Những khó khăn, thử thách mà Thạch Sanh trải qua và lập nhiều chiến công đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp: Thật thà, dũng cảm, nhân hậu, tài năng - Phẩm chất tốt đẹp của người lao động . b. Sự đối lập về tính cách, hành động của Thạch Sanh và Lý Thông Thạch Sanh Lý Thông Hiền lành, thật thà Độc ác, xáo trá Dũng cảm Hèn nhát - Giàu tình nghĩa - Bất hạnh, bất nghĩa Sống hạnh phúc (Cái thiện) Bị trừng trị (Cái ác) c. Nhân vật công chúa : Hoàng tử nhiều nước hỏi làm vợ nhưng không ai vừa lòng Công chúa bị mất tích Công chúa thoát nạn nhưng bị câm Nghe tiếng đàn khỏi bệnh Lấy Thạch Sanh làm phò mã à Có nghĩa tình, thủy chung III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật : -Sắp xếp các tình tiết tự nhiên , khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng dàn của TS bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng ròi nên vợ nên chồng. -Sử dụng những chi tiết thần kì : + Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tình yêu, công lí , nhân đạo, hòa bình , khẳng định tài năng , tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ. + Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương , lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. -Kết thúc có hậu : thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình theo quan niệm của nhân dân. 2. Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện, * Ghi nhớ SGK IV.Luyện tập Bài tập1: Vẽ tranh minh hoạ chân dung Thạch Sanh theo sự tưởng tượng của mình Bài tập2: HS đọc phần đọc thêm F. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Em hãy kể diễn cảm truyện “Thạch Sanh” - Đọc kĩ truyện, nhớ các chiến công của TS ; kể lại chiến công theo đúng thứ tự. - Tập trình bày những cảm nhạn, suy nghĩ về các chiến công của TS. - Học bài, soạn “Chữa lỗi dùng từ ” H. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 21/09/2012 Ngày dạy: 28/09/2012 Tiết 23 Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận ra được các lỗi do lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm. - Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm. - Cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. 2.Kĩ năng: a. Kĩ năng chuyên môn - Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. - Dùng từ chính xác khi nói , viết. b..Kĩ năng sống : - Ra quyết định :Nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ thường gặp. - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt. 3.Thái độ: Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ .Thấy được sự phong phú của tiếng Việt C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.. D. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Tích hợp với văn bài “Thạch Sanh” với Tập làm văn “Trả bài viết số 1”. - Tìm hiểu từ ngữ nguyên nhân mắc lỗi, tài liệu liên quan. 2. Học sinh: soạn bài E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ ? Cho ví dụ ? - Trong các trường hợp sau, từ “bụng" có ý nghĩa gì ? + Ăn cho ấm bụng . + Anh ấy tốt bụng =>Vậy từ bụng được dùng với mấy nghĩa ? 3.Bài mới: Trong khi nói và viết, lỗi thường mắc đó là: lặp từ và cách dùng từ chưa đúng chỗ khiến cho lời nói trở nên dài dòng, lủng củng. Vậy chúng ta phải dùng như thế nào trong khi nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó . Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Lặp từ - Học sinh đọc đoạn văn ( a) + Những từ nào được lặp lại nhiều lần ? + Việc lặp từ như vậy nhằm mục đích gì ? - HS đọc ví dụ ( b ) + Những từ nào được lặp lại nhiều lần ? + Việc lặp lại như vậy có mục đích gì không ? Hãy sửa lại cho đúng. - HS :Sửa câu văn +Bỏ ngữ:Truyện dân gian +Đảo cấu trúc câu: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Giáo viên nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý về cách diễn đạt tránh việc lặp từ không nhằm mục đích nào cả. Điều ấy sẽ dẫn đến cách diễn đạt lời văn lủng củng. Hoạt động II: Lẫn lộn các từ gần âm - Học sinh đọc ví dụ . + Trong các câu, những từ nào dùng không đúng ? + Nguyên nhân mắc lỗi là gì ? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng ? - HS :Xác định- sửa chữa GV:Nhận xét cung cấp nghĩa các từ đó + Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ gần âm? GV giảng giải để HS hiểu về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa của từ (1 từ) =>Từ những nguyên nhân trên theo em hướng khắc phục như thế nào? - GV nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý, không nên lẫn lộn giữa các từ gần âm . .Hoạt động III: Luyện tập Bài 1 : Học sinh thảo luận nhóm Làm bảng phụ – GV nhận xét Bài 2 : HS làm – đọc – giáo viên nhận xét - Linh động :không rập khuôn ,máy móc - Sinh động: gợi hình ảnh, cảm xúc - Bàng quang: bọng chứa nước tiểu - Bàng quan : dửng dưng, thờ ơ - Thủ tục : quy định hành chính cần tuân theo - Hủ tục : hững thói quen lạc hậu I.Lặp từ: * Ví dụ:SGK a.Tre (7 lần ); giữ (4 lần ); anh hùng (4 lần) -> Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa . b. Truyện dân gian ( 2 lần ) -> Cảm giác nặng nề, lủng củng => lỗi lặp c. Sửa lỗi: Có 2 cách: + Bỏ ngữ: Truyện dân gian + Đảo cấu trúc câu: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. II . Lẫn lộn các từ gần âm : * Ví dụ SGK - Từ dùng sai Sửa lại Thăm quan -> Tham quan Nhấp nháy -> Mấp máy + Nghĩa các từ: - Từ Tham quan: là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. - Từ mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp - Từ nhấp nháy: mở – tắt liên tiếp. à Nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục + Nguyên nhân: Vốn từ ngữ nghĩa Thiếu cân nhắc khi nói viết à Lỗi lặp từ Chưa nhớ rõ ngữ âm Chưa hiểu rõ ngữ nghĩa à Lỗi lẫn lộn các từ gần nghĩa. + Khắc phục - Để tránh lỗi lặp từ cần thường xuyên đọc sách báo thận trọng khi nói hoặc viết - Để tránh lẫn lộn từ gần âm cần phải hiểu, nhớ rõ ngữ nghĩa, ngữ âm của từ. III. Luyện tập 1. Lược bỏ những từ trùng lặp a. Bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, lan -> Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến . b. Câu chuyện ấy = câu chuyện này Những nhân vật ấy = họ Những nhân vật = Người c.Bỏ từ “ lớn lên “ vì đồng nghĩa với “ trưởng thành” 2.Thay các từ ngữ đúng Linh động = sinh động Bàng quang = bàng quan Thủ tục = hủ tục F. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nhắc lại những lỗi thường gặp - Nguyên nhân mắc lỗi, hướng khắc phục - Nhớ hai loại lỗi ( lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm ) để có ý thức tránh mắc lỗi. - Tìm và lập bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm để dùng từ chính xác. - Học vở ghi. Xem chữa lỗi dùng từ (TT) H. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................... Ngày soạn: 21/09/2012 Ngày dạy: 28/09/2012 Tiết 24 Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Củng cố kiến thức về văn tự sự . Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể về kiến thức, về cách diễn đạt. B. Chuẩn bị : - Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Chữalỗi dùng từ “ với bài văn “ Thạch Sanh”. C. Tiến trình họat động : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số . 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Vừa qua, các em đã viết bài tập làm văn số 1 ở lớp. Tiết học hôm nay, thầy sẽ sửa bài và trả bài để các em nhận ra được ưu điểm, nhược điểm về bài viết của mình và các em sẽ được nghe một số bài làm tốt của các bạn trong lớp để học tập cách làm bài của bạn. * Tiến trình bài học : Họat động của thầy và trò - GV ghi đề bài lên bảng - GV cho HS lập dàn ý bất kỳ truyện nào ? - GV nhận xét chung về kiến thức + Thể lọai + Lời kể + Lời văn (đọc một số đọan ) - GV nhận xét cụ thể từng phần. - GV nêu cụ thể - Giáo viên nêu cụ thể . Ghi bảng I/ Đề ra : Kể lại một truyện (truyền thuyết) bằng lời văn của em . II/ Dàn ý : (tiết 17, 18 ) III/ Nhận xét 1. Về kiến thức : - Bài làm đúng với thể lọai tự sự: kể được truyện theo trình tự , diễn biến các sự việc, nhân vật, cốt truyện . - Diễn đạt ý rõ ràng. - Lời kể một số ý còn sao chép y nguyên văn bản, chưa sáng tạo . - Phần mở bài, phần kết bài một số bài còn sa vào phát biểu cảm nghĩ . - Phần thân bài : Một số bài chia đọan chưa hợp lý, có bài kể tóm tắt chỉ có một đọan . 2. Về cách diễn đạt a. Dùng từ : Một số em dùng từ chưa chính xác b. Lời văn : Một số em diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc . c. Chữ viết : Sai lỗi chính ta nhiều Viết số, viết tắt IV / Đọc bài khá : V/ Trả bài – Ghi điểm 4/ Hướng dẫn về nhà - Cần chú ý phương pháp làm bài viết TLV - Chú ý cách trình bày , chữ viết , lỗi chính tả - Soạn bài “Em Bé Thông Minh” D. RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: