I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn
- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu n/v, s/v, kể việc
- Nhận ra mối liên hệ giữa các kiểu câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu n/v và kể việc
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để làm bài thực hành
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: bảng phụ ghi đoạn văn 1,2 sgk.
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1 phút ): Trong các gìơ học trước, các em đã được tìm hiểu nhân vật và sự việc trong văn tự sự, cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự Gìơ học này sẽ giúp các em tìm hiểu về lời văn và đoạn văn trong thể văn tự sự.
Ngày dạy /10/ 2007 Lớp 6A Ngày dạy /10/ 2007 Lớp 6B Ngày dạy /10/ 2007 Lớp 6C Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn - Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày 2. Kĩ năng: - Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu n/v, s/v, kể việc - Nhận ra mối liên hệ giữa các kiểu câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu n/v và kể việc 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để làm bài thực hành II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: bảng phụ ghi đoạn văn 1,2 sgk. - HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài ( 1 phút ): Trong các gìơ học trước, các em đã được tìm hiểu nhân vật và sự việc trong văn tự sự, cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sựGìơ học này sẽ giúp các em tìm hiểu về lời văn và đoạn văn trong thể văn tự sự. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1( 8 phút ): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lời văn giới thiệu nhân vật: - GV treo bảng phụ ghi đoạn văn HS đọc đoạn văn 1 - Đoạn văn có mấy câu? ( 2 câu ) - ý của câu 1 là gì ? ( 1 ý nói về vua Hùng, 1 ý nói về Mị Nương ) - ý của câu 2 là gì ? (1ý nói về t/cảm,1 ý nói về nguyện vọng ) - Cách giới thiệu về nhân vật Mỵ Nương như thế nào ? HS đọc đoạn 2 - Đoạn 2 gồm mấy câu? mỗi câu giới thiệu, nêu lên điều gì ? các câu có mối liên hệ với nhau như thế nào ? ( 6 câu: Câu 1: Giới thiệu chung. Câu 2, 3: Giới thiệu Sơn Tinh. Câu 4,5: Giới thiệu Thủy Tinh. Câu 6: Kết lại ) GV: Tài 2 người ngang nhau, cách giới thiệu ngang nhau, cân đối, tạo vẻ đẹp cho đoạn văn. - Trong lời văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ, cụm từ nào? ( Từ “có”) - Qua đó em thấy lời văn kể người (giới thiệu nhân vật) phải như thế nào? ( Giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng đồng thời thể hiện thái độ khen chê) HĐ2( 8 phút ) : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời văn kể sự việc: HS đọc đoạn văn 3 sgk - Đoạn văn kể về việc gì ? - Đoạn văn trên đã dùng những từ nào để chỉ hành động của nhân vật? (đùng đùng nổi giận, đem, đuổi, cướp, dâng.) - Hành động ấy đem lại kết quả gì? ( Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh ) - Lời kể trùng điệp (nước ngập nước ngập nước tràn) gây ấn tượng gì cho người đọc? ( sự mau lẹ. ) - Qua đó em thấy lời văn kể việc phải như thế nào? HĐ3( 8 phút ) : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn HS đọc lại đoạn 1, 2, 3 - Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính đó? ( Đoạn văn 1 câu 2; đoạn văn 2 câu 1; đoạn văn 3 câu 1 ) - Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề? (GV lưu ý: Cũng có trường hợp các câu có vai trò ngang nhau, không có câu chủ đề) - Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? - Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với các ý chính? ( Các câu không phải là chủ đề có tác dụng giải thích cho ý chính ) - Vậy thế nào là đoạn văn? HS đọc ghi nhớ HĐ4( 15 phút ): Hướng dẫn học sinh luyện tập HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Mỗi đoạn kể về điều gì? - Gạch dưới các câu chủ đề - Các câu văn triển khai từng chủ đề ấy theo thứ tự nào? HS đọc yêu cầu bài tập 2 GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ ( theo bàn ) - Xác định câu đúng, sai và giải thích Đại diện nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét GV nhận xét, chữa bài. I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật * Đoạn văn 1: Gồm 2 câu: Giới thiệu về vua Hùng và Mỵ Nương cùng với tình cảm và nguyện vọng của họ. => Cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định . * Đoạn văn 2: Gồm 6 câu: Giới thiệu tên, lai lịch, tài năng, tính tình của các nhân vật. 2. Lời văn kể sự việc * Đoạn văn 3: Kể việc Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh - Kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn - Câu chủ đề: Câu nêu lên ý chính của đoạn. - Các ý được sắp xếp trước sau -> đoạn văn * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: Bài tập 1 (T.60) a Đoạn văn nói về tài chăn bò của Sọ Dừa - Câu chủ đề: "Cậu chăn bò rất giỏi." - Câu đầu " Thế là Sọ Dừa đến ở nhà Phú Ông " có tính chất giới thiệu, các câu còn lại minh hoạ cho ý câu chủ đề. b. Đoạn văn nói về thái độ của các cô con gái nhà phú ông đối với Sọ Dừa. - Câu nêu ý chính: câu 2 - Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích. c.Đoạnn văn nói về tính trẻ con của cô gái. - Câu nêu ý chính: câu 2 - Câu 1 giới thiệu chung về cô gái, câu 3,4,5 minh hoạ tính trẻ con của cô gái. Bài tập 2 (T.60) - Câu a là câu sai vì diễn tả hành động của nhân vật không theo trật tự phù hợp. - Câu b đúng vì đảm bảo tính lô gíc, hợp lí theo trình tự thời gian. 3. Củng cố: (3 phút ) - Hình thức lời văn kể việc, kể người. - Đoạn văn? câu chủ đề? 4. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút ) - Học bài - Làm bài tập 3,4 (T.60) - Soạn bài Thạch Sanh
Tài liệu đính kèm: