Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- H hiểu được thế nào là nghĩa từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa chuyển của từ.

2. Kĩ năng:

H nhận biết được từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.

3.Tư tưởng- tình cảm:

 H biết trân trọng, giữ gìn và phát huy giá ngôn ngữ dân tộc.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi các phần bài tập.

III. Phương pháp: Phân tích, vấn đáp.

IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. ổn định: 1 phút

 G kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:3 phút

Hỏi: Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Giải thích nghĩa của từ hèn nhát?

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17 /9/2009
Ngày giảng:19 /9/2009
Ngữ văn - Tiết 17: 
từ nhiều nghĩa và hiện tượng 
chuyển nghĩa của từ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- H hiểu được thế nào là nghĩa từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa chuyển của từ.
2. Kĩ năng:
H nhận biết được từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
3.Tư tưởng- tình cảm:
 H biết trân trọng, giữ gìn và phát huy giá ngôn ngữ dân tộc.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi các phần bài tập.
III. Phương pháp: Phân tích, vấn đáp.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1 phút
 G kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:3 phút
Hỏi: Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Giải thích nghĩa của từ hèn nhát?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
t
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho H khi vào tiết học.
* Đồ dùng:
* Cách tiến hành:
 Sử dụng kĩ thuật động não:
GV cho ví dụ từ: tay
Giải thích nghĩa của từ tay là bộ phận cơ thể người dùng để cầm, nắm....
Hỏi: Ngoài nghĩa này từ tay còn có nghĩa nào khác?
( Chỉ bộ phận đồ vật, cây cối: Tay ghế, tay tre.....).
Như vậy từ tay còn có nhiều nghĩa. Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: H hiểu được thế nào là nghĩa từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa chuyển của từ.
 * Đồ dùng: 
* Cách tiến hành:
- Gọi H đọc bài tập.
Hỏi: Trong bài thơ từ nào được nói tới nhiều nhất?
( Từ chân).
Hỏi: Giải thích nghĩa của các từ “chân” trong bài?
( Có 4 sự việc có chân: Cái gậy, chiếc com pa, cái kiềng, cái bàn đều chỉ bộ phận của đồ vật tiếp xúc với đất và đồ vật khác.
Một bộ phận không có chân: Cái võng).
Hỏi: Ngoài nghĩa trên từ “ chân” còn có những nghĩa nào khác?
( Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể hoặc động vật( Chân người, chân gà...
 Bộ phận gắn liền với đất của sự việc khác: chân tường, chân núi, chân bảng....).
Hỏi: Như vậy em có nhận xét gì về từ chân?
Hỏi: Em hãy tìm 1 số từ khác cùng có nhiều nghĩa như từ chân?
( Ví dụ từ mũi, mắt, tay.....) 
- Từ mũi có các nghĩa:
+ Chỉ bộ phận củacơ thể người, động vật có đỉnh nhọn: Mũi người, mũi mèo....
+ Bộ phận phía trước của phương tiên giao thông đường thuỷ : Mũi tàu, mũi thuyền.
+ Bộ phận chỉ lành thổ: mũi Cà Mau.
Hỏi: Cho biết nghĩa từ thước kẻ, com pa, kiềng những từ này có tìm được nghĩa khác không?
Hỏi: Tìm thêm 1 từ có nghĩa khác?
Hỏi: Qua bài tập em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- H trả lời.
- G chốt lại nội dung mục ghi nhớ.
- 1 H đọc ghi nhớ .
- G yêu cầu H xem lại nghĩa của từ chân.
Hỏi:Theo em nghĩa đầu tiên của từ chân là gì?
Hỏi: Các nghĩa khác của từ chân được suy ra từ đâu?
( Suy ra từ nghĩa gốc- nghĩa chuyển. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
Hỏi: Em hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
Hỏi: Từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào? Nêu mối quan hệ của nghĩa gôc và nghĩa chuyển.
(- Nghĩa gốc xuất hiện từ đầu.
- Nghĩa chuyển: Hình thành trên cơ sở nghĩa gốc).
- G cho ví dụ: Cô ấy có cái cổ kiêu ba ngấn.
Hỏi: Từ cổ trong câu này có mấy nghĩa?
( Có 1 nghĩa:Bộ phận nằm giữa đầu và thân người - Là từ nhiều nghĩa nhưng trong câu này nó chỉ có 1 nghĩa).
Hỏi:Như vậy trong 1 câu cụ thể 1 từ được dùng với mấy nghĩa?
Hỏi: Vậy em hiểu nghĩa của từ là gì? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
- H trả lời.
- G chốt lại nội dung mục ghi nhớ 2.
- 1 H đọc ghi nhớ 2.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
* Mục tiêu:
H áp dụng lí thuyết làm đúng các BT có liên quan đến từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Viết chính tả, dấu câu 1 đoạn trong văn bản “ Sọ Dừa”. 
* Đồ dùng:
* Cách tiến hành.
- Goi H đọc nội dung bài tập1 và xác định yêu cầu BT.
- H thảo luận nhóm nhỏ 2 phút - Yêu cầu mỗi nhóm tìm và giải thích nghĩa của 1 từ.
- Đại diện nhóm trình bày BT.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- G nhận xét, KL.
- Goi H đọc nội dung bài tập 2 và xác định yêu cầu BT.
- H làm BT .
- Gọi H làm BT( Trả lời miệng).
- H nhận xét.
- G nhận xét, KL.
- Goi H đọc nội dung bài tập 3 và xác định yêu cầu BT.
- H làm BT .
- Gọi H làm BT( Trả lời miệng).
- H nhận xét.
- G nhận xét, KL.
- G đọc cho H viết đoạn văn.
- Yêu cầu : Viết đúng chính tả, đúng dấu câu....
- H viết bài.
- G thu 1 số bài nhận xét.
1’
25’
12’
I . Từ nhiều nghĩa
1. Bài tập
Đọc bài thơ : Những cái chân”.
2. Nhận xét.
Từ “ chân” có 1 số nghĩa sau:
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật dùng để đi, đứng ( chân người, chân gà...).
- Bộ phận dưới cùng của 1 số sự vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác( chân giường, chân kiềng...).
- Bộ phận dưới cùng của 1 số bộ phận tiếp giáp bám vào mặt nền ( chân núi, chân tường....).
Vậy từ chân có nhiều nghĩa.
- Một số từ nhiều nghĩa:Mũi, tai,mắt, tay...
- Ccá từ bút, thước kẻ, com pa, kiềng, xe đạp....chỉ có 1 nghĩa.
3. Ghi nhớ 1( SGK)
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Bài tập.
- Chuyển nghĩa: Thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Trong 1 câu cụ thể từ được dùng với 1 nghĩa.
2. Ghi nhớ 2( SGK)
III. Luyện tập
1, Bài tập( 14).
 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và hiện tượng chuỷên nghĩa:
- Đầu:đầu người, đầu bảng, đầu não...
- Mũi: Mũi lõ, mũi kim, mũi đất....
- Tay: cánh tay, tay ghế, tay anh chị....
2. Bài tập 4(14)
Chỉ bộ phận cây cối- bộ phận cơ thể.
- Lá :lá phổi, lá nách
- Quả: Quả tim, quả thận...
3. Bài tập 3:
a, Chỉ sự vật chuyển chỉ hành động:
- Cái hái- hái rau.
- Cái cuốc – cuốc đất.
 Cân muối- muối dưa
4. Bài tập 5:
Chính tả nghe- viết.
 Viết văn bản Sọ Dừa từ “ Một hôm cô út......giấu đem cho chàng”.
4.Củng cố: 2 phút
Hỏi:Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nghĩa gốc, nghĩa chuyển là gì?
5. Hướng dẫn học bài: 1 phút
- Học bài nắm chắc được nội dung bài học.
- Hoàn thành các BT vào vở BT.
- Làm baì tập 3 b,4.
- Chuẩn bị bài: Lời văn, đoạn văn tự sự.
+ Đọc kĩ bài.
+ Trả lời các câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc