A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể truyền kì
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian
- Kể lại được chuyện
3. Thái độ: Biết cảm thông, yêu thương đối với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, phân vai, giảng bình, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những đề xuất đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện ?
- Nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản? - Trình bày những hiểu biết của em về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội với vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em?
3. Bài mới: Ngày nay ở xã Chân lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn đề thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang. Vậy Vũ Nương là ai? Nàng có phẩm chất gì đáng quý? Số phận của nàng phải chăng chính là số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? Để trả lời được những câu hỏi đó, mời các em tìm hiểu bài học.
Tuần: 4 Ngày soạn: 15/09/2012 Tiết PPCT: 16-17 Ngày dạy: 17/09/2012 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục) -Nguyễn Dữ- A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể truyền kì Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian Kể lại được chuyện 3. Thái độ: Biết cảm thông, yêu thương đối với số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, phân vai, giảng bình, thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những đề xuất đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện ? - Nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản? - Trình bày những hiểu biết của em về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội với vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em? 3. Bài mới: Ngày nay ở xã Chân lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn đề thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang. Vậy Vũ Nương là ai? Nàng có phẩm chất gì đáng quý? Số phận của nàng phải chăng chính là số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? Để trả lời được những câu hỏi đó, mời các em tìm hiểu bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Dựa vào chú thích, HS trình bày những hiểu biết của mình về về tác giả Nguyễn Dữ ? HS nhìn chú thích và trả lời, GV nhận xét và cung cấp thêm một vài thông tin về tác giả GV: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại nào? Có nguồn gốc từ đâu? HS trả lời, GV nhận xét GV: “Truyền kỳ mạn lục”là gì? Nguồn gốc, nhân vật, hình thức nghệ thuật sử dụng trong truyện? HS trả lời, GV nhận xét HS trả lời, GV nhận xét ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV: Phân vai từng học sinh đọc văn bản (lời Vũ Nương, mẹ chồng, bé Đản, Trương Sinh, Linh Phi, Phan Lang..) Nhận xét giọng đọc của học sinh. GV: Dựa vào phần chú thích, giải thích ngắn gọn các từ GV: Em hãy kể tóm tắt văn bản? GV nhận xét và chốt ý và gọi HS khác kể lại GV: Nhận xét về bố cục của văn bản? GV: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? HS: trình bày ý kiến. GV nhận xét HẾT TIẾT 16 CHUYỂN TIẾT 17 GV: Nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu như thế nào? Nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả? HS: dựa vào văn bản trả lời GV: Trong cuộc sống bình thường nàng như thế nào? Khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng? - Nhận xét gì về thái độ của tác giả ở đây? GV: Khi phải sống xa chồng nàng bộc lộ những đức tính gì?) HS: Lời kể ngắn nhưng tỏ thái độ trân trọng của tác giả. GV chốt ý: GV: Lời trăng trối của mẹ chồng nàng giúp ta hiểu thêm được điều gì về nàng? HS ghi nhận công lao, nhân cách của Vũ Nương GV: Vậy khi xa chồng nàng là người phụ nữ, người con như thế nào? GV: Khi nàng bị chồng nghi oan là không chung thuỷ, nàng đã làm gì? (Chú ý tới những lời thoại của nàng) HS thông qua các lời thoại trả lời GV: Qua các tình huống trên đây, em có nhận xét gì về nhân vật Vũ Nương? HS trả lời GV: Em có cảm nhận gì về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? HS trình bày theo quan điểm của riêng mình GV: HSTLN – 3 phút – 4 nhóm: Những nguyên nhân nào dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương? GV nhận xét phần trả lời của các nhóm GV: Nghệ thuật sử dụng qua nỗi oan của Vũ Nương là gì? Nhận xét của em về nỗi oan đó? GV: Qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả? HS: hoạt động độc lập GV nhận xét, chốt ý HS : Suy nghĩ và trình bày ý kiến cá nhân GV: Nhận xét về nghệ thuật và nội dung, nêu ý nghĩa của văn bản ? Một học sinh đọc ghi nhớ. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý từ Hán Việt: mãng xà, thiếp, chàng, thủy cung I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - Tuy học rộng, tài cao nhưng tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về quê nhà ở ẩn - Sáng tác thể hiện cái nhìn tích cực của ông đối với văn học dân gian 2.Tác phẩm: a.Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục” b. Thể loại: Truyện truyền kì (Truyền kỳ mạn lục) * Truyền kỳ mạn lục: Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền + Nguồn gốc các truyện trong tác phẩm: khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam + Nhân vật: những người phụ nữ đức hạnh – oan khuất, người tri thức có tâm huyết không trói mình vào vòng danh lợi + Hình thức nghệ thuật: viết viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian... II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: * Tóm tắt - Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi). - Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất. - Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ không chung thủy. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp. - Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian. 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục: :(3 đoạn ) + Đ1: Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình” -> Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng. + Đ2: Tiếp đến “đã qua rồi” -> Nỗi oan khuất và cái chết bị thảm của Vũ Nương. + Đ3: Còn lại -> Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan b. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả c. Phân tích: c1. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: * Những phẩm chất tốt đẹp của nàng: - Tính tình: thuỳ mỵ, nết na, - Dáng vẻ và nhan sắc: tốt đẹp * Trong cuộc sống bình thường: - Đức hạnh, giữ gìn khuôn phép thủy chung: dặn dò, khắc khoải, nhớ nhung khi chồng đi lính. - Chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo, khi mẹ chồng mất: thương xót, lo ma chay, hiếu thảo - Thương yêu con nhỏ hết mực. * Khi bị chồng nghi oan: + Nàng đã phân trần + Cầu xin chồng đừng nghi oan. + Tìm đến cái chết để minh oan à Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình. =>Một người phụ nữ vẹn toàn đẹp người, đẹp nết, bao dung, nặng lòng với gia đình c2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương: * Nguyên nhân trực tiếp: - Chi tiết “cái bóng” là nguyên nhân gây ra cái chết của Vũ Nương, đồng thời “cái bóng” cũng là nút thắt giải nỗi oan của nàng * Nguyên nhân sâu xa: - Cuộc hôn nhân không bình đẳng - Tính cách của Trương Sinh đa nghi, hay ghen, cách cư xử hồ đồ, độc đoán - Do hoàn cảnh xã hội: trọng nam, khinh nữ, đất nước có chiến tranh. à Nghệ thuật tạo tình huống, xung đột, => Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến. c2. Thái độ của tác giả: - Phê phán sự ghen tuông mù quáng (của Trương Sinh) - Ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh (Vũ Nương) 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Khai thác vốn văn học dân gian (truyện truyền kì) - Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì.. - Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo (kết thúc có hậu) b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học bài, tóm tắt được văn bản, nắm được vẻ đẹp của Vũ Nương và thái độ của tác giả - Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục - Nhớ một số từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản - Chuẩn bị: “Xưng hô trong hội thoại” E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************************************
Tài liệu đính kèm: