Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của tự sự

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của tự sự

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức;

 Hiểu yêu cầu về sự thống nhất của chủ đề trong văn tự sự.

 Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trongn bài văn tự sự.

 Bố cục của bài văn tự sự

 2. Kĩ năng:

 Biết tìm chủ đề và lập dàn bài ; kĩ năng viết phần mở bài của bài văn tự sự

 3. Thái độ:

 Có ý thức, thói quen tìm chủ đề và lập dàn ý trước khi làm bài văn.

II. Chuẩn bị

 + GV Bảng phụ

 + Học sinh: soạn bài trước ở nhà

III. Phương pháp:

 Thuyết trình , thảo luận nhóm, vấn đáp

IV. Tiến trình tổ chức giờ học.

1 ổn định tổ chức .

2 Kiểm tra:

 Thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự?

 3 Tiến trình lên lớp.

* Khởi động

 Các em đã biết sự việc và nhân vật là 2 yếu tố cơ bản làm nên một tác phẩm tự sự qua các sự việc và nhân vật ta hiểu được chủ đề mà các tác giả phản ánh . và các sự việc trong tác phẩm tự sự cũng phải được sắp xếp theo một bố cục ( dàn ý ) hợp lý .vậy chủ đề là gì ? làm thế nào để xây dựng được chủ đề và dàn ý của một tác phẩm tự sự ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Ngữ văn - Bài 4 - Tiết 15
 Chủ đề và dàn bài của văn tự sự
I. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức;
 Hiểu yêu cầu về sự thống nhất của chủ đề trong văn tự sự.
 Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trongn bài văn tự sự. 
 Bố cục của bài văn tự sự
 2. Kĩ năng:
 Biết tìm chủ đề và lập dàn bài ; kĩ năng viết phần mở bài của bài văn tự sự 
 3. Thái độ:
 Có ý thức, thói quen tìm chủ đề và lập dàn ý trước khi làm bài văn.
II. Chuẩn bị 
 + GV Bảng phụ
	+ Học sinh : soạn bài trước ở nhà
III. Phương pháp: 
 Thuyết trình , thảo luận nhóm, vấn đáp
IV. Tiến trình tổ chức giờ học.
1 ổn định tổ chức . 
2 Kiểm tra: 
 Thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
 3 Tiến trình lên lớp. 
* Khởi động
 Các em đã biết sự việc và nhân vật là 2 yếu tố cơ bản làm nên một tác phẩm tự sự qua các sự việc và nhân vật ta hiểu được chủ đề mà các tác giả phản ánh . và các sự việc trong tác phẩm tự sự cũng phải được sắp xếp theo một bố cục ( dàn ý ) hợp lý .vậy chủ đề là gì ? làm thế nào để xây dựng được chủ đề và dàn ý của một tác phẩm tự sự ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu .
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự .
 * Mục tiêu: Hiểu được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự, mối quan hệ giữa chủ đề và sự việc trong 1 tác phẩm tự sự .
 HS đọc bài tập.
H: Tìm nội dung chính của bài văn?
- Ca ngợi thầy Tuệ Tĩnh qua thái độ hết lòng cứu giúp người nghèo của ông.
H: Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào?
- Tuệ Tĩnh ..người bệnh.
H: Sự việc tiếp theo thể hiện vấn đề chính như thế nào? 
- Đặt Tuệ Tĩnh vào một tình hưống phải lựa chọn chữa bệnh cho nhà giàu trước hay chữa cho chú bé con nhà nghèo trước? . .. không chần chừ ông chọn chữa cho đứa bé bệnh nặng con nhà nghèo trước.
-> Sự việc tiếp theo thể hiện vấn đề chính đã nêu ở câu đầu.
HS: Đọc các nhan đề trong SGK ( T - 45)
H: Hãy chọn nhan đề cho thích hợp và nêu lí do?
- Tuệ Tinh và 2 người bệnh .
- Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh.
- Y đức Tuệ Tĩnh.
-> Cả ba tên truyện đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. Tấm lòng nhấn mạnh tới khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh, còn y đức là đạo đức nghề y, nói tới đạo đức nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh. Nhan đề 1 nêu lên tình huống buộc phải lựa chọn, qua đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của Tuệ Tĩnh.
H: Em có thể đặt tên nhan đề khác cho bài văn trên?
- Một lòng vì người bệnh.
- Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.
H: Việc lựa chọn nhan đề nên như thế nào cho có hiệu quả?
- Nhan đề nhắc đến nhân vật chính của truyện.
- Khái quát phong cách của nhân vật chủ chốt.
H: ý chính, vấn đề chính trong văn bản tự sự thường ở vị trí nào?
H: Chủ đề là gì ? muốn xác định chủ đề ta phải làm gì?
HS đọc BT
H: Chỉ ra dàn ý của bài văn? Các phần trên đã thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?
Ta có thể bỏ phần nào trong bố cục 3 phần, vì sao?
- Không thể bỏ phần nào vì mỗi phần có nhiệm vụ riêng, làm nên một tác phẩm tự sự hoàn chỉnh .
H: Trước khi làm bài văn tự sự ta có cần lập dàn ý không? Vì sao?
 Thảo luận 3p
Báo cáo nhận xét 
 GV kết luận 
- Sự cần thiết phải lập dàn ý trước khi làm bài văn . Vì dàn ý là cái sườn, là các ý lớn ,ý nhỏ được sắp xếp theo một trình tự nhất định  
H: Thế nào là chủ đề? Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 2 : Luyện tập
 * Mục tiêu : Làm được bài tập củng cố lý thuyết 
 HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1:
HS: Thảo luận nhóm.
TG: 5’
HS: Cử đại diện nhóm trả lời và nhận xét cho nhau.
GV: Nhận xét, kết luận.
H: Chủ đề của truyện nhằm biểu dương và chế giễu gì?
 Thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đôi phần thưởng đó.
H: Chỉ ra 3 phần : mở bài ; thân bài; kết bài 
H: Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống và khác nhau?
Thảo luận 4p
Báo cáo nhận xét .
GV kết luận 
- Chủ đề khác nhau: phần mở bài trong truyện Tuệ Tĩnh đã bộc lộ được chủ đề , ở truyện phần thưởng chủ đề không bộc lộ rõ mà ẩn hiện trong các sự việc 
20p
15p
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự .
1. Chủ đề:
a. Bài tập :
b. Nhận xét
- Ca ngợi tấm lòng của danh y Tuệ Tĩnh với người bệnh.
- Chủ đề của bài văn được thể hiện ở câu đầu : Tuệ Tĩnh người bệnh.
- ý chính, vấn đề chính có thể ở phần đầu, phần cuối hoặc phần giữa, hoặc toát ra từ nội dung truyện.
-> Chủ đề là ý chính, vấn đề chính.
2. Dàn bài văn tự sự :
a. Bài tập :
 Có 3 phần
- Mở bài : giới thiệu nhân vật ; sự việc (Đ1)
- Thân bài: kể diễn biến sự việc (Đ 2,3)
- Kết bài :Kể kết thúc (Đ4)
b. Nhận xét:
- Dàn ý là cái sườn, là các ý lớn ,ý nhỏ được sắp xếp theo một trình tự nhất định 
- Lập dàn ý giúp người làm bài sắp xếp ý một cách liền mạch , lô gích , tránh bỏ sót ý.
3. Ghi nhớ : (SGK T45)
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1(45)
a. Chủ đề:
 Biểu dương lòng trung thành với vua và sự khôn khéo của người nông dân; chế diễu tên quan tham lam.
b. Dàn bài : 3 phần.
Mở bài: Từ đầu-> dâng tiến nhà vua.
Thân bài: Tiếp -> 25 roi.
Kết bài: Phần con lại. 
c. Sự giống và khác nhau:
 Tuệ tĩnh
Phần thưởng
*MB: Nêu rõ chủ đề.
* KB: gợi ra 1 cuộc chữa bệnh
*MB:Nêu tình huống.
KB: Nêu kết thúc sự việc.
- Giống nhau: Bố cục 3 phần.
- Khác nhau: Vị trí bộc lộ chủ đề.
+ Tuệ tĩnh: Chủ đề nằm ở đầu vb.
+ Phần thưởng :Người đọc tự đoán từ nội dung câu truyện
d. Điều bất ngờ thú vị : Xin vua thưởng cho 50 roi - Phần thưởng lạ lùng.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài
 Thế nào là chủ đề, nhiệm vụ của từng phần trong bố cục dàn bài ra sao?
 GV: Khái quát kiến thức.
 Hướng dẫn học bài 
 	 + Bài cũ: Nắm chắc chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
 Làm bài tập 2 ( SGK)
 Đọc phần: Những cách mở bài trong văn tự sự.
 Bài mới: Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T15.doc