I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức : Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về từ loại tiếng việt
2. kỹ năng : So sánh , hệ thống hoá kiến thức
3 .Thái độ : Nghiêm túc học tập
II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Kỹ năng tự nhận thức , kỹ năng hợp tác
III Chuẩn bị
1 .Giáo viên:bài soạn
2. Học sinh :
IV. Phương pháp
Vấn đáp , thuyết trình
V. Các bước lên lớp
1.ổn định
2.Kiểm tra đầu giờ :
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 137: Tổng kết phần tiếng việt I. Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức : Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về từ loại tiếng việt 2. kỹ năng : So sánh , hệ thống hoá kiến thức 3 .Thái độ : Nghiêm túc học tập II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài Kỹ năng tự nhận thức , kỹ năng hợp tác III Chuẩn bị 1 .Giáo viên:bài soạn 2. Học sinh : IV. Phương pháp Vấn đáp , thuyết trình V. Các bước lên lớp 1.ổn định 2.Kiểm tra đầu giờ : 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Thời gian Nội dung 1. Các từ loại đã học Từ loại Cụm từ Danh từ - Là những từ chỉ người, vật, sự vật, hiện tượng, khái niệm ... VD: bàn Cụm danh từ - Là loại tổ hợp từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: những cái bàn màu xanh ấy Pt TT Ps Động từ - Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật VD: chảy Cụm động từ - Là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: vẫn còn đang chảy trên mặt đường Pt TT Ps Tính từ - Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái. VD: đẹp Cụm tính từ - Là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: đang đẹp như trăng mới mọc Pt TT Ps Số từ - là những từ chỉ số lượng và thứ tự VD: ba cái tủ , bảy con trâu... Tầng bảy, trang chín Không có Lượng từ - Là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật VD: tất cả, mỗi, từng cái bàn ... Không có Phó từ - Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ , tính từ VD: vẫn sẽ cứ đi Không có 2. Các phép tu từ đã học So sánh Đối chiếu sự vật này với sự vật khác , có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt VD : Trẻ em như búp trên cành Nhân hoá Gọi tên hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người . Làm cho thế giới đồ vật trở lên gần gũi VD: Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương ẩn dụ Gọi tên sự vật hiện tượnh này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm VD: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Hoán dụ Là gọi tên sự vật hiện tượng kháI niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi VD: áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên 3. Các kiểu cấu tạo câu Câu trần thuật đơn - Câu do một cụm C- V tạo thành , dùng để giới thiệu , tả , kể một sự việc hay nêu ý kiến VD: Tôi /về , không một chút bận tâm C / V Câu trần thuật đơn có từ là - Là loai câu có cấu tạo C-V ( Là + cụm danh từ ) + cụm động từ ) + cụm tính từ ) VD: Bà đỡ trần / là người huyện Đông Triều Câu trần thuật đơn không có từ là - Là loại câu có cấu tạo C-V (động từ ,cụm động từ tính từ , cụm tính từ) VD: Phú ông mừng lắm 4. Các dấu câu Dấu kết thúc câu ( . ) Kết thúc câu trần thuật VD : Giời chớm hè . Dấu kết thúc câu ( ?) Kết thúc câu nghi vấn VD: Con có nhận ra con không ? Dấu kết thúc câu ( ! ) Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán VD: Cá ơi, giúp tôi với ! Dấu phân cách các bộ phận của câu ( , ) * Phân cách a. Trạng ngữ với nòng cốt câu VD: Vừa lúc đó , sứ giả mang roi sắt áo giáp sắt đến .. b. Các bổ ngữ VD: Ngựa sắt , áo giáp sắt , roi sắt đến c. Các chủ ngữ VD: Núi đồi , làng bản , thung lũng chìm trong biển mây d. Các vị ngữ VD: Mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà , quấn lấy người đi đường 4. Củng cố và hướng dẫn học bài Về ôn học bài và nắm nội dung bài học Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kỳ
Tài liệu đính kèm: