I. YÊU CẦU : Giúp HS :
- Hiểu được công dụng của 3 dấu kết thúc câu.
- Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu.
- Có ý thức nâng cao trong việc dùng dấu kết thúc câu.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ, ví dụ mẫu.
- HS : Đọc – trả lời trước các câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Tuần : 33 Tiết : 130 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN ) I. YÊU CẦU : Giúp HS : - Hiểu được công dụng của 3 dấu kết thúc câu. - Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu. - Có ý thức nâng cao trong việc dùng dấu kết thúc câu. II. CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ, ví dụ mẫu. - HS : Đọc – trả lời trước các câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung + Hoạt động 1 : Khởi động : (5phút) - Ổn định lớp. - Ổn định nề nếp – sỉ số. - Kiểm tra bài cũ. Hỏi : Câu sau đây sai ở chỗ nào ? Vì sao? Mỗi khi có dịp đi qua cầu Long Biên. - GV giới thiệu bài mới. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe và ghi tựa. + Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm câu. (15 phút) - GV treo bảng phụ - Cho HS đọc các ví dụ a, b, c, d. - Hãy đặt các dấu chấm câu thích hợp vào chỗ trống ? - Cho HS xem ví dụ ở phần 2. - Cách dùng các dấu chấm câu ở các trường hợp trên có gì đặt biệt ? - Qua các ví dụ, em hãy cho biết công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than? - Cho HS xem các ví dụ a, b. - Hãy so sánh cách dùng dấu câu trong các trường hợp trên ? - Cho HS đọc các ví dụ a, b ở mục 2. - Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong 2 câu trên là đúng hay sai ? Hãy chữa lại các câu ấy cho đúng ? - Xem. - Đọc. - Trả lời cá nhân : Câu a (!) ; b (?) ; c (!) (!) ; d (.) (.) (.) - Trả lời cá nhân. - Trả lời cá nhân. - Xem. - Trả lời cá nhân. - Trả lời cá nhân. I. Công dụng: - Dấu chấm (.) đặt ở cuối câu trần thuật. - Dấu chấm hỏi (?) đặt ở cuối câu nghi vấn. - Dấu chấm than (!) đặt ở cuối câu cầu khiến và câu cảm thán. * Chú ý : Cũng có khi người ta đặt dấu chấm ở cuối câu cầu khiến, dấu chấm hỏi, chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của các từ ngữ đó. II. Chữa một số lỗi thường gặp : Hướng dẫn luyện tập. (20 phút) - Gọi HS đọc bài tập. - Đề bài yêu cầu gì ? - Cho HS trả lời cá nhân. - Gọi HS đọc bài tập 2, hướng dẫn HS cách làm ? - Đọc. - Trả lời cá nhân. - Đọc, xác định yêu cầu, trình bày cá nhân. + Hoạt động 3 : III. Luyện tập : Bài tập 1: Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp : sông Lương. đen xám. đã đến. tỏa khói. trắng xóa. Bài tập 2 : Dấu hỏi đặt vào các câu “chưa” ? ; “như vậy ?” là không đúng vì đó là những câu trần thuật. + Hoạt động 4: củng cố – Dặn dò(5 phút) -Củng cố. - Hãy nhắc lại công dụng của các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than ? -Dặn dò. - Học bài, xem trước bài “Ôn tập” tiếp theo. - Trả lời cá nhân. - Nghe.
Tài liệu đính kèm: