A. Mục tiêu cần đạt:
* kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong "Sự tích Hồ Gươm
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tóm tắt, kể chuyện diễn cảm.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: - Những tranh ảnh về Hồ Gươm.
- Tranh đền thờ Vua Lê ở Thanh Hoá.
- Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi ( SGK).
- Kể được câu chuyện.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ. ( 5' )
? Kể tóm tắt truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh", nêu cảm nhận của em về nhân vạt này?
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 3 ' )
Cuộc kháng chiến Lam Sơn chống quân Minh là cuộc kháng chiến lớn ở nửa đầu thế kỷ XV do Lê Lợi lãnh đạo. Kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân đại thắng. Nội dung ghi nhớ công ơn Lê Lợi không chỉ bằng đền thờ, tượng đài Lê Lợi mà còn bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian tiêu biểu là truyền thuyết Hồ Gươm, truyện chứa đựng nhiều ý nghĩa, nhiều chi tiết nội dung hay và đẹp.
Ngày soạn: 15/9 Ngày dạy :6A1:17/9 6A2:18/9 Sự tích Hồ Gươm (Hướng dẫn đọc thêm) ( Truyền Thuyết) Tiết 13 : Đọc - Hiểu văn bản: A. Mục tiêu cần đạt: * kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong "Sự tích Hồ Gươm * Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tóm tắt, kể chuyện diễn cảm. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Những tranh ảnh về Hồ Gươm. - Tranh đền thờ Vua Lê ở Thanh Hoá. - Học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi ( SGK). - Kể được câu chuyện. C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học: * Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ. ( 5' ) ? Kể tóm tắt truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh", nêu cảm nhận của em về nhân vạt này? *Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 3 ' ) Cuộc kháng chiến Lam Sơn chống quân Minh là cuộc kháng chiến lớn ở nửa đầu thế kỷ XV do Lê Lợi lãnh đạo. Kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân đại thắng. Nội dung ghi nhớ công ơn Lê Lợi không chỉ bằng đền thờ, tượng đài Lê Lợi mà còn bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian tiêu biểu là truyền thuyết Hồ Gươm, truyện chứa đựng nhiều ý nghĩa, nhiều chi tiết nội dung hay và đẹp. Hoạt động 3: Bài mới. ( 35' ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Yêu cầu: Đọc chậm rãi, gợi không khí cổ tích. - Giáo viên đọc mẫu. - Giáo viên nhận xét, sửa sai (nếu có) - 3 học sinh đọc bài I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc và kể: 2, Tìm hiểu chú thích Giải thích ý nghĩa của các từ: Bạo ngược, thiên hạ, tuỳ tòng, phó thác, nhuệ khí Học sinh trả lời dựa vào chú thích II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản: ? Truyện có thể chia làm mấy phần? Là những phần nào? Học sinh thực hiện - 2 phần: 1. Từ đầu --> "đất nước": Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc. 2. Còn lại: Long quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc Để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa từng phần à phân tích - 1 học sinh đọc từ đầu à để họ giếtgiặc III. Phân tích: 1. Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc. ? Vì sao Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần? Học sinh trả lời - Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược (dẫn chứng) - Buổi đầu lực lượng nghĩa quân còn non yếu, nhiều bị thua... ? Việc đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần giết giặc có ý nghĩa gì? Học sinh suy nghĩ trả lời Cuộc kháng chiến đã được tổ tiên thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ. Chứng tỏ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến ? Long Quân đã chọn ai để trao gươm báu? (Lê Lợi) ? Lê Lợi nhận gươm thần như thế nào à phần (a) a, Lê Lợi nhận gươm thần: ? Em hãy thuật lại việc Lê Lợi nhận được gươm thần Học sinh kể tóm tắt sự việc Người nông dân đánh cá Lê Thận 3 lần liên tiếp kéo được lưỡi gươm. Giáo viên: Con số (3) theo quan niệm của dân gian là con số tượng trưng cho số nhiều ? Chi tiết trên có ý nghĩa gì? à tạo tình huống truyện, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Học sinh phát biểu suy nghĩ Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn à lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi sáng lên, trên gươm khắc 2 chữ " thuận thiên" (thuận theo ý trời) Giáo viên: Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam cây đa là cây thần, cây thiêng à chi tiết có ý nghĩa - 1 hôm bị giặc đuổi Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên ngọn đa. Tra gươm vào chuôi vừa như in. Có 1 dị bản khác: Thanh gươm Lê Lợi nhận được: Lưỡi ở đáy sông, chuôi: trong lòng đất; vỏ: trên ngọn cây ? Câu nói có ý nghĩa gì? Học sinh đọc lại câu nói của Lê Thận "Đây là trời có ý" Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi àĐề cao vai trò của chủ tướng. Muôn dân, trời đất trao việc lớn đánh giặc cho Lê Lợi Qua tìm hiểu diễn biến quá trình nhận gươm thần của Lê Lợi, em có suy nghĩ gì? (Sự việc đơn giản hay không? có phải ngẫu nhiên không?) Dụng ý của tác giả dân gian? Học sinh thảo luận nhóm - Việc nhận gươm li kỳ, hấp dẫn - Vì là gươm thần nên không thể cho 1 cách đơn giản... - Có sự sắp đặt của Long Quân chứ không phải là ngẫu nhiên mà chuôi ở trên rừng, lưỡi ở dưới sông. Giáo viên: Cách Long Quân cho nghĩa quân và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì? b, ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm ? Chi tiết Lê Thận bắt được lưỡi gươm ở dưới nước, Lê Lợi bắt được chuôi gươm ở trên rừng có ý nghĩa gì? - Học sinh thảo luận nhóm nhỏ - Đại diện trình bày àKhả năng cứu nước có ở khắp nơi: miền sông nước, rừng núi, miền ngược, miền xuôi. ? Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp thì lại vừa như in khẳng định điều gì? Học sinh suy nghĩ trả lời - Nguyện vọng của nhân dân đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng. Giáo viên: Chỉ có sự đoạn kết mới đem đến sức mạnh. Thanh gươm mang 2 chữ "thuận thiên" và việc dâng gươm cho Lê Lợi thể hiện tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến và vai trò minh chủ chủ tướng của Lê Lợi. Gươm sáng ngời 2 'chữ "thuận thiên" là cái vỏ hoang đường. Trời tức là dân tộc, nhân dân giao cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc. Gươm chờ người, chọn người mà dâng và người nhận thanh gươm nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Học sinh lắng nghe. ? Trong tay Lê Lợi gươm thần đã phát huy tác dụng như thế nào? Học sinh phát hiện chi tiết, trả lời. - Từ khi có gươm thần sức mạnh của nghĩa quân tăng lên gấp bội, thần kỳ. Dẫn chứng: "Đánh 1 trận sạch không kình ngạc... Đánh 2 trận ..." ? Theo em sức mạnh thần kỳ của nghĩa quân ngoài yếu tố gươm thần còn có nguyên nhân nào khác? Học sinh thảo luận nhóm 2 người Đó là sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc ... Giáo viên: Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn là vô cùng to lớn, gươm thần chính là khí thiêng đất trời, sông núi, là khát vọng niềm tin, sự đoàn kết trên dưới một lòng, gươm thần chỉ núi, núi tan, chỉ sông, sông cạn, sức mạnh của nó là vô địch Học sinh lắng nghe ? Chi tiết gươm thần có thật hay không? - Không có thật, do nhân dân tưởng tượng ra. ? Vậy chi tiết tưởng tượng đó có ý nghĩa gì? Học sinh suy nghĩ trả lời - Khát vọng có vũ khí lợi hại chống quân thù. ? Phần còn lại kể về sự việc gì? Học sinh đọc thầm đoạn 2 2, Đức Long Quân đòi lại gươm thần. ? Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào? - Giặc Minh thất bại, đất nước thanh bình ... ? Thuật lại cảnh đòi gươm và trả gươm. - Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ tả vọng. Long Quân sai rùa vàng lên đòi gươm thần. Đến giữa hồ, rùa vàng nhô lên, lưỡi gươm thần tự nhiên động đậy, rùa vàng tiến đến xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân. Học sinh thuật ngắn gọn ? Em hiểu xin bệ hạ có nghĩa là gì? Học sinh trả lời Từ dùng gọi nhà vua 1 cách cung kính ? Tại sao nhận gươm ở Thanh Hoá mà trả gươm lại ở Thăng Long? Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân - Thanh hoá nơi mở đầu cuộc kháng chiến, Thăng Long nơi kết thúc. ? Giả sử có chi tiết khác: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá và trả gươm cũng ở Thanh Hoá với chi tiết như sách giáo khoa. Theo em chi tiết nào hợp lý hơn, hay hơn, vì sao? Học sinh suy nghĩ trả lời độc lập - Sách giáo khoa hợp lý hơn vì: Nhận gươm ở xứ Thanh là quê hương Lê Lợi, hoàn kiếm ở thủ đô - trung tâm chính trí, văn hoá của cả nước là để mở ra 1 thời kỳ mới... Để đổi tên: Hồ Tả Vọng à Hồ Gươm (Hoàn Kiếm). Từ 1 địa phương vươn rộng ra cả nước. Giáo viên: Nhận lại gươm ở đây là rùa vàng. Em có nhận xét gì về chi tiết này? Học sinh trả lời - Hình ảnh tưởng tượng li kỳ, hấp dẫn. Giáo viê: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa truyện sẽ khác đi như thế nào? (Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì nội dung ý nghĩa trả gươm thần thiêng liêng không còn cái tên Hồ Hoàn Kiếm đầy ý nghĩa và truyện sẽ mất đi cái chất thơ huyền diệu từ tên 1 tháng cảnh đã đi vào lịch sử dân tộc). - Học sinh thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. ? Chúng ta đã gặp hình ảnh rùa vàng trong câu truyện nào? Từ đó em suy nghĩ gì về hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam? Học sinh nhớ lại kiến thức, trả lời Học sinh bộc lộ suy nghĩ. - Hình tượng thần Kim Quy, rùa vàng đã từng giúp An Dương Vương xây thành cổ loa, giữ nước Âu lạc từ trước công nguyên, nay lại 1 lần nữa giúp Vua và dân Đại Việt àRùa Vàng tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Hình ảnh gươm thần toả sáng ... - Hình ảnh đầy ý nghĩa: ánh sáng của gươm là ánh sáng của công lí, của chính nghĩa, ánh sáng đó còn mãi mãi muôn đời sau. ? Truyền thuyết Hồ Gươm gắn với những sự kiện lịch sử nào? ? Sáng tạo truyện "sự tích HồGươm" tác giả dân gian đã sử dụngnhững chi tiết hình ảnh như thế nào? Học sinh suy nghĩ trả lời độc lập - Học sinh thảo luận nhóm 5 - 6 người - Di tích lịch sử: Hồ Gươm - Sự kiện lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân Minh (10 năm - Triều Lê) - Nhân vật lịch sử: Lê Lợi III. Tổng kết: * ý nghĩa: ( Ghi nhớ SGK - 43) Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò: ? Học sinh nhắc lại: định nghĩa truyền thuyết. ? Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm, lưỡi gươm cùng 1 lúc. - Học sinh nhắc lại kiến thức cũ. - Học sinh suy nghĩ trả lời. + Củng cố: - Câu chuyện thiếu sự hấp dẫn, thiếu tình huống hay - Thể hiện tinh thần đoàn kết nhân dân của dân tộc + ở nhà: - Kể tóm tắt truyện - ý nghĩa của truyện - Làm bài tập 1, 2, 3 - Chuẩn bị bài 5.
Tài liệu đính kèm: