Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 24 - Năm học 2011-2012 - Thái Văn Ban

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 24 - Năm học 2011-2012 - Thái Văn Ban

- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

- Hiểu mối quan hệ giữa các sự việc và chủ đề.

* Trọng tâm

1/Kiến thức:

- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề sự việc trong văn tự sự.

- Bố cục của bài văn tự sự.

2/ Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài và viết mở bài cho bài văn tự sự.

B- Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ g.thiệu về chủ đề bài văn tự sự.

- Hs: Chuẩn bị theo y.cầu.

C- Hoạt động dạy và học:

I/ Ổn định lớp: - 6/1:

 - 6/2:

II/ Kiểm tra bài cũ: Trong văn tự sự sự việc và nhân vật được trình bày và thể hiện như thế nào?

III/ Bài mới:

 GV nêu vấn đề cần giải quyết: Muốn hiểu 1 bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của bài sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào có thể x.định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự? Đó là vấn đề mà tiết học hôm nay chúng ta cần giải quyết.

 

doc 26 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 24 - Năm học 2011-2012 - Thái Văn Ban", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/2012
Ngày dạy: 11/9/2012 Tuần 4 - Tiết 13 
Tập làm văn:
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
A- Mục tiêu cần đạt: 
- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Hiểu mối quan hệ giữa các sự việc và chủ đề.
* Trọng tâm
1/Kiến thức: 
Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề sự việc trong văn tự sự.
Bố cục của bài văn tự sự.
2/ Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài và viết mở bài cho bài văn tự sự. 
B- Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ g.thiệu về chủ đề bài văn tự sự.
- Hs: Chuẩn bị theo y.cầu.
C- Hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định lớp: - 6/1:
	 - 6/2:
II/ Kiểm tra bài cũ: Trong văn tự sự sự việc và nhân vật được trình bày và thể hiện như thế nào?
III/ Bài mới: 
 GV nêu vấn đề cần giải quyết: Muốn hiểu 1 bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của bài sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào có thể x.định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự? Đó là vấn đề mà tiết học hôm nay chúng ta cần giải quyết.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi HS đọc
? Bài văn kể về ai? kể về chuyện gì? 
Trong phần thân bài có mấy sự việc chính?
? Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân đó nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
GV gợi ý : Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản . 
? Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không ? 
? Vậy chủ đề nằm ở câu nào trong bài văn này? ( 
GV chốt: ý chính của bài văn là chủ đề của câu chuyện .
?Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề hết lũng thương yêu cứu giúp người bệnh như thế nào? (thể hiện qua hành động việc làm gỡ?)
? Theo em những câu văn nào thể hiện tấm lòng của Tuệ Tình với người bệnh?
* GV: Những việc làm và lời nói của Tuệ Tĩnh đã cho thấy tấm lòng y đức cao đẹp của ông. đó cũng là nội dung tư tưởng của truyện Þ được gọi là chủ đề.
GV đưa ra bảng phụ chỉ các tiêu đề
1. Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.
2. Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh
3. Y đức Tuệ Tĩnh
4. Tuệ Tĩnh
?Em hãy chon nhan đề và nêu lí do?
Có thể chọn các tiêu đề 1,2,3 vì:
GV : 3 Nhan đề trong SGk đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. hai nhan đề sau trực tiếp chỉ ra chủ đề khá sát. Nhan đề thứ nhất không trực tiếp nói về chủ đề mà nói lên tình huống buộc thấy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y đức của ông. Nhan đề này hay hơn, kín hơn, nhan đề bộc lộ rõ quá thì không hay.
? Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không?
GV kết luận: - Với 1 chủ đề có thể có những cách gọi tên khác nhau.
 Các nhan đề đều toát lên chủ đề của bài văn.
? Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì?
GV đưa bảng phụ .
Truyện
Chủ đề
Vị trí chủ đề
- Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh.
- S.Tinh- T.Tinh.
- Phần thưởng.
(SGK-45,46)
Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh
Giải thích vấn đề lũ lụt hàng năm.
Phần thưởng
Hai câu đầu.
- Nằm ở n.dung truyện .
- Tiêu đề và câu cuối truyện.
? Dựa vào BT trên hãy cho biết: Vị trí của chủ đề thường nằm ở đâu?
? Theo em bài văn này gồm mấy phần? Mỗi phần mang tên gọi ntn? Nhiệm vụ của mỗi phần?
a: Mở bài :
Giới thiệu về Tuệ Tĩnh , nhà lang y lỗi lạc đời Trần .
b: Thân bài :
_ Diễn biến sự việc 
_ Một nhà quí tộc nhờ chữa bệnh ông chuẩn bị đi
_ Sự kiện : con một nhà nông dân bị ngó gãy đùi 
_ Tuệ Tĩnh quyết chữa cho con người nông dân trước 
c: Kết luận :
Ông lại tiếp tục đi chữa bệnh
? Có thể thiếu 1 trong 3 phần trên được không? Vì sao? 
? Em nhận xét gì về hình thức của mỗi phần?
GV: 
? Vậy trước khi làm bài văn, để cho bài văn đầy đủ, mạch lạc ta nhất thiết phải làm gì? 
? Theo em, bài văn tự sự gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS đọc ghi nhớ
*. Hoạt động 3:HD luyện tập
- H.sinh đọc b.tập " X.định yêu cầu kthức vận dụng.
- Cho h.sinh thảo luận nhóm: 
+ Nhóm 1, 2,3 " Thể hiện yêu cầu 1 &2.
+ Nhóm 4,5, 6 " Thể hiện yêu cầu 3, 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV + h.sinh nhận xét.
- Gv đưa ra bảng phụ đáp án đúng.
- Đọc thêm “những cách mở bài văn kể chuyện” (Sgk- 47)
I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của văn tự sự: 
1- Chủ đề của bài văn tự sự: 
a. Mẫu: Bài văn mẫu SGK - 44
b. Nhận xét:
-Kể chuyện Tuệ Tĩnh dốc lòng chữa bệnh cho chú bé và nhà quí tộc.
- Phần thân bài có 2 sự việc chính:
+ Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước.
+ Chữa bệnh cho con trai nhà nông dân.
- Hết lòng thương yêu cứu giúp bệnh nhân.
Bài văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc đời Trần hết lòng thương yêu giúp đỡ người bệnh .
-Hai câu đầu 
" Đó là chủ đề của bài văn.
- Từ chối chữa bệnh cho nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. chữa ngay cho cậu bé, vì bệnh nguy hiểm hơn. -> không màng trả ơn
+ Ông chẳng những mở mang ngành y được dân tộc mà còn là ngườihết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.
+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ.
+ Tiêu đề 1: Nhắc 3 nhân vật chính 
+ Tiêu đề 2: Khái quát p.chất của Tuệ Tĩnh.
+ Tiêu đề 3: Giống nhan đề 2 nhưng dùng từ Hán Việt trang trọng hơn.
+ Tiêu đề 4: Không nên chọn vì quá chung chung.
+ Một lòng vì người bệnh
+ Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.
-Chủ đề có thể gọi là ý chủ đạo, ý chính cuả bài văn.
- Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện
-Vị trí của chủ đề thường nằm ở phần đầu, phần giữa, phần cuối hoặc toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào.
- Không thể thiếu phần nào vì nếu thiếu khó theo dõi, hoặc không hiểu rõ câu chuyện.
2-Dàn bài của bài văn tự sự :
a. Mẫu: Bài văn mẫu SGK - 44
b. Nhận xét:
- Bài văn gồm 3 phần:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật.
2. Thân bài: Phát triển, diễn biến của sự việc, câu chuyện.
3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
Không vì:
+MB: Người đọc khó theo dõi câu chuyện.
+TB: Là xương sống của truyện.
+ KB: Người đọc không biết câu chuyện cuối cùng sẽ ra sao?
-Trong 3 phần: Phần MB, KB thường ngắn gọn. Phần thân bài dài hơn và chi tiết hơn.
- Khi làm bài văn, nhất thiết phải lập dàn bài hay còn gọi là bố cục, dàn ý của bài văn
*Ghi nhớ: (Sgk- 45 )
II/ Luyện tập:
1. Bài số 1: (Sgk- 45, 46) 
* Yêu cầu: 
+ Xđịnh chủ đề
+ Chỉ ra 3 phần của truyện
+ Sự giống và khác nhau với truyện “Tuệ Tĩnh”
+ Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
 Giải:
1. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh và trung thành với vua của người ndân- đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của bọn quan tham.
2. 3 phần của truyện:
- Mở bài: Câu đầu.
- Thân bài: Các câu tiếp theo.
- Kết luận: Câu cuối
3. So sánh với truyện “Tuệ Tĩnh” 
* Giống: 
- Kể theo t.tự thời gian.
- 3 phần rõ rệt.
- ít hành động, nhiều đối thoại.
* Khác:
- Nhân vật trong truyện “phần thưỏng ít hơn”.
- Chủ đề: Truyện “Tuệ Tĩnh” ngang phần MBài.
+ Truyện “Phần thưởng nằm trong suy đoán của người đọc”.
- Kết thúc: Truyện phần thưởng thú vị bất ngờ hơn.
+ Sự việc trong bài thú vị ở chỗ:
- Đòi hỏi vô lí của viên quan thói hạch sách dân.
- Sự đồng ý của người dân với vua thật bất ngờ.
IV/ Củng cố: - GV hệ thống bài giảng.
 - Khắc sâu những kiến thức cần nhớ.
V/Dặn dò: + Học bài, thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2
 + Chuẩn bị : TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
 + Em tự ra một đề văn tự sự
____________________________________
Ngày soạn: 10/9/2012
Ngày dạy: 11/9/2012 Tuần 4 - Tiết 14 
Tập làm văn:
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
A- Mục tiêu cần đạt:
Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
* Trọng tâm
1/ Kiến thức
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự( qua từ ngữ được diễn đạt trong đề).
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề,lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
 2/Kỹ năng
- Rèn thói quen tìm hiểu đề,đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 
B- Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị sẵn kĩ đề Thánh Gióng, bảng phụ ghi các đề văn 
- Hs chuẩn bị các đề bài ra nháp theo gợi ý của SGK.
(Chú ý tìm s.việc chính trong chuyện ST- TT, Sự tích Hồ Gươm)
C-Hoạt động dạy và học:
I/ Ổn định lớp: - 6/1:
	 - 6/2:
II/ Kiểm tra bài cũ:
III/ Bài mới:
 ? Chủ đề là gì? Nêu dàn ý của bài văn tự sự..?.
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài:
 GV nêu vấn dề cần giải quyết: Muốn viết được một bài văn tự sự hay, thể hiện được nội dung và ý muốn kể , chúng ta phải có những thao tác nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng đó. 
Hoạtđộng2:Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV treo bảng phụ
- HS đọc các đề
? Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì về thể loại? Nội dung?
? Các đề 3,4,5,6 không có từ kể có phải là đề tự sự không? Vì sao?
? Đó là sự việc gì? Chuyện gì? Hãy gạch chân các từ trọng tâm của mỗi đề?
- Gạch chân các từ trọng tâm trong mỗi đề:
Chuyện về người bạn tốt, chuyện kỉ niệm thơ ấu, chuyện sinh nhật của em, chuyện quê em đổi mới, chuyện em đã lớn.
? Trong các đề trên, em thấy đề nào nghiêng về kể người? 
? Đề nào nghiêng về kể việc? 
? Đề nào nghiêng về tường thuật? 
? Ta xác định được tất cả các yêu cầu trên là nhờ đâu?
* GV: Tất cả các thao tác ta vừa làm: đọc. gạch chân các từ trọng tâm, xác định yêu cầu về nội dung... là ta đã thực hiện bước tìm hiểu đề.
? Vậy em hãy rút ra kết luận: khi tìm hiểu đề ta cần phải làm gì?
* GV: Đề văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng: tường thuật, kể chuyện, tường trình; có thể có phạm vi giới hạn hoặc không giới hạn. cách diễn đạt các đề khác nhau: lộ hoặc ẩn.
- H Đọc ý 1 trong phần ghi nhớ 
- Gọi HS đoc đề
? Đề đã đưa ra yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
? Sau khi xác định yêu cầu của đề em dự định chọn chuyện nào để kể? 
- Chọn truyện Thánh Gióng
?
 Em chọn truyện đó nhằm thể hiện chủ đề gì?
* GV: VD nếu em chọn truyện Thánh Gióng em sẽ thể hiện nội dung gì trong số những nội dung nào sau đây:
- Ca ngợi tinh thần đánh giặc quyết chiến, quyết thắng của Gióng.
- Cho thấy nguồn gốc thần linh của nhân vật và chứng tỏ truyện là có thật.
? Nếu định thể hiện nội dung 1 em sẽ chọn kể những việc nào? Bỏ việc nào?
? Như vậy em thấy kể lại truyện có phải chép y nguyên truyện trong sách không? Ta phải làm thế nào trước khi kể:
G :Tất cả những thao tác em vừa làm là thao tác lập ý.
? Vậy em hiểu thế nào là lập ý?
Với những sự việc em vừa tìm được trên, em định mở đầu câu chuyện như thế nào?
+ Mở đầu:
- G.thiệu nhân vật “đời vua Hùng thứ 6....nói, biết cười...đấy”
(Vì không có nhân vật thì không th ... _______________
Ngày soạn: 27/9/2012
Ngày dạy: 28/9/2012 Tuần 6 - Tiết 24
Tập làm văn:
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Lập dàn bài nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
 - Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kỹ năng: - Lập dàn bài kể chuyện.
 - Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
 - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH::
I/ Ổn định lớp: - 6/1:
	 - 6/2:
II/ Kiểm tra bài cũ: - Khi kể ta cần kể những gì ? Trong một đoạn văn thường có những ý gì ? 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 III/ Bài mới: 
Vào bài: Nói là hình thức giao tiếp phổ biến của con người trong cuộc sống. Học sinh nói năng rất tự nhiên ngoài lớp, ngoài trường nhưng khi nói trên lớp lại rất lúng túng vì đó là nói trong môi trường có văn hóa. Luyện nói trong trường là nói theo chủ đề, nói mạch lạc, diễn cảm, dùng từ chính xác, biểu cảm theo nội dung nói. Khi nói cần chú ý âm thanh, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt, sự giao cảm với người nghe. Vậy một đề luyện nói phải xác định được nói với ai ? ở đâu ? Lúc nào ? Thì cách nói mới sinh động.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
* Hoaït ñoäng 1: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh. Lên bảng treo dàn bài đã chuẩn bị ( 4 tổ ).
- Giáo viên sửa, học sinh ghi bài vào vở.
* Hoạt động 2: Giáo viên chia tổ cho học sinh thảo luận nói với nhóm (20 phút) 
* Hoaït ñoäng 3: giáo viên gọi 3 học sinh lên phát biểu trước lớp về 3 đề.
* Hoaït ñoäng 4: Giáo viên nhận xét chung về tiết tâp nói.
- Về sự chuẩn bị của học sinh.
- Về quá trình & kết quả tập nói của học sinh.
- Về cách nhận xét bạn nói của học sinh.
Ÿ Nhóm 1 & 2: Tự kể chuyện về mình (Tự giới thiệu về bản thân).
Ÿ Nhóm 3 & 4: Kể về gia đình mình.
Ÿ Nhóm 5 & 6: Kể về một ngày hoạt động của mình.
Học sinh khác: nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nhận xét 2 đoạn văn tham khảo (SGK / 78, 79)
- HSTL: Các đoạn trên đều ngắn gọn, giản dị, nội dung mạch lạc, rõ ràng, rất phù hợp với việc tập nói. 
I. Chuaån bò:
Đề 1. Tự kể chuyện về mình.
Dàn bài
1. Mở bài.
Lời chào & lí do giới thiệu (kể)
2. Thân bài.
- Tên – tuổi 
-Ngo¹i h×nh,tÝnh c¸ch
- Gia đình gồm những ai? Làm gì?
- Công việc hàng ngày.
- Sở thích – nguyện vọng.
3. Kết bài.
Lời cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe mình kể.
Đề 2. Kể về gia đình mình.
Dàn bài
1. Mở bài.
Lời chào & lí do kể
2. Thân bài.
Giới thiệu chung về gia đình.
- Kể về bố 
- Kể về mẹ 
- Kể về anh, chị, em
3. Kết bài.
Tình cảm của mình đối với gia đình.
Đề 3. Kể về một ngày hoạt động của mình (các buổi trong ngày).
Dàn bài
1. Mở bài.
Lời chào & lí do kể 
2. Thân bài.
Nhận xét chung về một ngày hoạt động của mình.
3. Kết bài.
Ấn tượng chung về cuộc sống của mình. 
IV/ Củng cố: - Giáo viên kể mẫu & nêu kinh nghiệm.
	 - Nhận xét tiết học
V/ Dặn dò: - Viết dàn bài tập nói cho đề :“Kể lại một việc làm có ích cho em hoặc ai đó”.
 - Tự tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
 - Chuẩn bị bài EM BÉ THÔNG MINH - Truyện cổ tích
_________________________________________
Ngày soạn: 29/9/2012
Ngày dạy: 30/9/2012 Tuần 6 - Tiết 23,24 
Văn bản:
 EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện cổ tích)
A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện cổ tích Em bé thông minh.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng :
a.Kĩ năng chuyên môn :
 - Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
 - Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.
b.Kĩ năng sống :
 - Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
 - Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng
 - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ.
B- PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, thảo luận.
C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
I/ Ổn định lớp: - 6/1:
	 - 6/2:
II/ Kiểm tra bài cũ: ? Kể tóm tắt truyện “ Thạch Sanh “ ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 
 ? Thạch Sanh có những phẩm chất gì đáng quý ? 
 III/ Bài mới:
 Giới thiệu bài : Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhận vật rất phổ biến trong truyện cổ tích . “ Em bé thông minh” là một truyện gồm nhiều mẩu chuyện. Nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách từ đó bộc lộ sự thông minh tài trí hơn người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó . 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích.
 GV : Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thể loại truyện cổ tích.
HS : Suy nghĩ, trả lời.
HOẠT ĐỘNG 2. Hướng dẫn HS đọc và tiếp xúc văn bản
 GV: Hướng dẫn cách đọc
 - Giọng đọc –kể vui hóm hỉnh. 
 HS : Tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích 
? Xác định bố cục bài văn (mở truyện như thế nào,thân truyện ntn?kết truyện ra sao?)
 HS : Thảo luận trả lời
 GV Ngoài ra chúng ta có thể chia bố cục theo các đoạn như sau:
 Đoạn 1 : Từ đầu . “ tâu vua “ 
 Đoạn 2 : tiếp .. “ ăn mừng với nhau rồi “ 
 Đoạn 3 : tiếp  “ rất hậu “ 
 Đoạn 4 : Còn lại . 
- GV đọc đoạn 1 , 3 HS đọc 3 đoạn sau . 
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS Tìm hiểu văn bản
- HS đọc lại đoạn 1 
? Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào ? 
? Câu hỏi của viên quan có phải là một câu đố không ? Vì sao ?
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
? Câu nói của em bé vặn lại viên quan là một câu trả lời bình thường hay là một câu đố ? 
? ở đây trí thông minh của em bé đã được bộc lộ như thế nào ? 
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
 GV: Em bé giải đố bằng cách đố lại khiến cho viên quan phải sửng sốt, bất ngờ . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh , nhanh trí .
* Hết tiết 23 chuyển tiết 24.
- HS đọc đoạn 2 : 
? Vì sao vua có ý định thử tài em bé ? 
? Lệnh vua ban có phải là một câu đố không ? Vì sao ? 
? Em bé đã thỉnh cầu nhà vua điều gì ? 
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
? Lời thỉnh cầu của em bé là câu đố hay lời giải đố ? Vì sao ? 
? ở đây trí thông minh hơn người của em bé được thể hiện như thế nào ?
HS Trả lời : Lệnh vua là một câu đố vì nó khó. 
Lời giảng : Trí thông minh hơn người của em bé ở chỗ em bé biết dùng câu đố để giải câu đố . Câu trả lời của em khiến vua và đình thần phải thừa nhận em là người thông minh.
- Học sinh đọc đoạn 3 : 
? Lần thứ hai để tin chắc em bé có tài thật, vua lại thử bằng cách nào ? 
? Lệnh vua có phải là một câu đố không ? Vì sao 
? Tính thông minh của em bé được thể hiện như thế nào ?
GV: vạch ra được sự vô lý trong yêu cầu của nhà vua . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh. 
? Câu đố của sứ thần nước ngoài oái oăm ở chỗ nào ? – Sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc . 
? Các đại thần đã làm gì ? họ có thực hiện được không?
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
? câu trả lời của em bé có gì khác thường . 
GV: Lời giảng : Em bé rất thông minh biết dựa vào kinh nghiệm dân gian để giải đố. Em vừa thông minh vừa hồn nhiên đúng cách một đứa trẻ.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tổng kết
 * Học sinh thảo luận nhóm :Ý nghĩa của truyện ? 
 HS : Làm trên bảng – GV nhận xét
 HS : Đọc mục ghi nhớ . 
 HS : Kể tóm tắt lại truyện .
I/ Tìm hiểu chung:
 1-Thể loại: Truyện cổ tích.
 - Định nghĩa / sgk , 53
 2- Đọc,tóm tắt, tìm hiểu từ khó:
 * Từ khó:SGK
 3- Bố cục:
 + Mở truyện: Vua sai quan đi kiếm người hiền tài giúp nước.
 + Thân Truyện : 
 - Em bé giải câu đố của viên quan.
 - Em bé giải câu đố của vua lần 1 và lần 2.
 - Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
 + Kết Truyện : Em bé trở thành trạng nguyên.
 4- Đại ý:
 - Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trs khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phát mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hang ngày.
 II/ Tìm hiểu văn bản:
 1- Những thử thách đối với em bé. Em bé giải câu đố của viên quan: 
 Viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường ?
 - Hoàn cảnh : Hai cha con đang làm ruộng . 
 - Viên quan : hỏi => bất ngờ khó trả lời . 
 - Em bé hỏi lại viên quan => sự bất ngờ, sửng sốt . 
=> Em bé rất thông minh, nhanh trí. Em bé đã giải câu đố của viên quan bằng cách đố lại viên quan một câu đố tương chứng tỏ em bé rất thông minh.
2-Em bé giải câu đố lần thứ nhất của nhà vua: 
 Nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con?
 - Vua thử tài em bé để kiểm tra sự thông minh. 
 - Lệnh vua ban là một câu đố vì oái oăm, khó trả lời . 
 - Em bé thỉnh cầu nhà vua vừa là câu đố, vừa là giải đố vì : vạch ra được cái vô lý trong lệnh của nhà vua . 
 => Em bé rất thông minh dùng câu đố để giải đố. 
3- Em bé giải câu đố lần thứ hai của nhà vua: 
 Nhà vua: Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ. 
 - Lệnh của nhà vua là một câu đố khó, như một bài toán khó. 
 - Lời thỉnh cầu của em bé là một câu đố vì khó không thể thực hiện được . 
=> lòng can đảm, tính hồn nhiên,thông minh của bé qua cách giải đố. Em bé khéo léo tạo những tình huống chỉ ra sự phi lí trong câu đố của viên quan, của nhà vua. 
4- Em bé giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài: 
 sứ thần: Làm thế nào.rất dài?
 - câu đố rất oái oăm . 
 - Các đại thần đều lắc đầu . 
 - Em bé dựa vào kinh nghiệm trong dân gian đơn giản, hiệu nghiệm.
 -> Em bé rất thông minh, hồn nhiên, làm sứ giả phải khâm phục.
III/ Tổng kết: 
 1- Nghệ thuật:
- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.
 2- Ghi nhớ: SGK/ 74.
 IV/ Củng cố: - Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua.
 - Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh.
 V/ Dặn dò: - Đọc lại và tóm tắt văn bản.
 - Nắm nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAI VU Ngu van 6 tuan 3456 co so do tu duy.doc