Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113: Lao xao (Duy Khán)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113: Lao xao (Duy Khán)

I.MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn

2) Kĩ năng:

- Đọc – hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả

- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này

3) Thái độ: Giáo dục tinh thần ham học hỏi, quan sát về thế giới loài chim quanh mình và thiên nhiên nói chung, qua đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.(GDBVMT)

II. TRỌNG TÂM:

Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc

III.CHUẨN BỊ:

-GV: Tài liệu chuẩn KTKN,bảng phụ.

-HS: vở, SGK, vở bài tập.

IV. TIẾN TRÌNH:

 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

2. Kiểm tra miệng: Lòng yêu nước

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113: Lao xao (Duy Khán)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LAO XAO
 ( Duy Khán)
Tiết PPCT 113 
I.MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn
2) Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả
- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này
3) Thái độ: Giáo dục tinh thần ham học hỏi, quan sát về thế giới loài chim quanh mình và thiên nhiên nói chung, qua đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.(GDBVMT)
II. TRỌNG TÂM:
Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc
III.CHUẨN BỊ:
-GV: Tài liệu chuẩn KTKN,bảng phụ.
-HS: vở, SGK, vở bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH:
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
2. Kiểm tra miệng: Lòng yêu nước
Câu hỏi
Trả lời
1. Tác giả lí giải về cội nguồn của lòng yêu nước như thế nào?(5 đ)
2. Lòng yêu nước được thử thách như thế nào? (5 đ)
1. Lòng yêu nước ban đầu là những vật tầm thường nhất à Điệp ngữ : nhấn mạnh lòng yêu nước hết sức cụ thể, rất gần gũi do con người tạo ra, đem sự sống cho con người . Quy luật tự nhiên:suối-sông-sông lớn-biển.Quy luật lòng yêu nước: yêu nhà-làng xóm-miền quê-Tổ quốc à So sánh đối chiếu lòng yêu nước bắt nguồn từ cái nhỏ nhất đến cái lớn hơn . 
2.Đem nó vào lửa đạn gay go.
 Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.
à Được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.
 3. Bài mới:Ca dao ta có câu :
Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
Có chim chèo bẻo, có chim ác là...
	Còn ở đồng bằng, ở các làng quê Việt Nam thì sao?Cũng là cả một thế giới loài chim lao xao trong mỗi buổi sớm mùa hè qua hồi tưởng của nhà văn Duy Khán.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
1. Hoạt động 1: HDHS đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm
? Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm?
8 Duy Khán tên đầy đủ là Nguyễn Duy Khán (1934 – 1993), quê ở Nam Sơn, Quế Võ, Bắc Ninh, là nhà văn quân đội, Đại tá về hưu.
 Bài văn Lao Xao được trích từ tập tự truyện “Tuổi thơ im lặng” tác phẩm được nhận giải thưởng văn học Hội Nhà Văn Việt Nam 1987
@ GVHDHS đọc : chậm rãi, tâmtình, kể lại những kỉ niệm tuổi thơ ở quê hương à GV đọc mẫu à HS yếu đọc à HS khá giỏi đọc.
? Tóm tắt văn bản?
8 Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả: bồ các to mồm, rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành gần gũi với con người. Bìm bịp suốt đêm ngày rúc trong bụi cây. Diều hâu hung ác bắt gà con. Quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn. Chèo bẻo kẻ cắp hung hăng thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngoắc ngoải.
@HDHS giải từ khó : móng rồng, bồ các, sáo sậu, tọ tọe, thống buổi, kẻ cắp gặp bà già, ngấp ngoái, vùng tứ linh, vung ra bốn phía, láu táu: nói nana có khi lấp, vấp váp, không rõ tiếng.
2. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản.
? Bài viết theo thể kí. Em hiểu kí là gì?
8 Kí: hồi tưởng của bản thân tác giả. Kể chuyện thời thơ ấu, kết hợp với tả cảnh thiên nhiên.
? Tìm bố cục và đại ý từng đoạn?
8 Chia hai đoạn
Từ đầu ....râm ran. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
Còn lại. Thế giới các loài chim.
Các loài chim hiền.
Các loài chim ác.
? Trước khi miêu tả các loài chim nhà văn miêu tả cảnh làng quê. Đó là những cảnh nào?(Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên làng quê?)
8 Trời chớm hè. Cây cối um tùm. Hoa nở: Hoa lan trắng xoá, hoa giẻ... mảnh dẻ, hoa móng rồng.. thơm như mùi mít chín...
 Ong vàng, ong vò vẽ....đánh lộn nhau để hút mật, bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.
?Am thanh nào khiến tác giả chú ý nhất? Vì sao?
8Từ tượng thanh : Lao xao trở thành âm hưởng, nhịp điệu chủ đạo trong bài : một âm thanh rất khẽ, rất nhẹ, nhưng khá rõ. Am thanh Lao xao của ong bướm đất trời, cây cỏ, cả thiên nhiên làng quê trong tâm hồn tác giả.( Lao xao còn là tựa bài)
?Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên ở đọan văn này? An tượng của em về cảnh vật ở đây?
8 Từ gợi hình ảnh màu sắc, âm thanh, hương vị; phép so sánh, nhân hoá à Bức tranh thiên nhiên làng quê tuy đơn sơ nhưng thật đẹp, thơ mộng, vui vẻ giàu sức sống.
I.Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả, tác phẩm:
-Tác giả: Duy Khán (1934 – 1993), quê ở Bắc Ninh, là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Lao Xao được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán.
2. Đọc, kể:
3. Giải từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản:
1) Nội dung
a. Cảnh chớm hè ở miền quê với những hình ảnh đặc sắc, phong phú về các loài cây, loài hoa và các loài vật :
-Giời chớm hè.
- Hoa nở rộ.
- Ong tranh nhau hút mật.
- Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.
- Từ ngữ gợi hình ảnh màu sắc, âm thanh, hương vị; phép so sánh, nhân hoá à Bức tranh thiên nhiên làng quê thật đẹp, thơ mộng, giàu sức sống.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
? Bài Văn Lao xao được viết theo thể gì?
A – Kể chuyện. B – Miêu tả.
C – Kí. D – Tiểu thuyết.
? Lao xao là âm hưởng chủ đạo, âm thanh của của ong bướm đất trời, cây cỏ, cả thiên nhiên làng quê trong tâm hồn tác giả?
A – Đúng. B – Sai. 
* C – Kí. 
* A – Đúng. 
5. Hướng dẫn HS tự học :
Học bài: học bài học, tóm tắt truyện.
Chuẩn bị: Lao xao (tiếp)
 1.Bài văn kể, tả theo trình tự nào?
 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả.
 3. Tìm những dẫn chứng sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.
 4. Bài văn cho em những hiểu biết gì và những tình cảm nào về thiên nhiên và làng quê,
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLao Xao Tiet 113.doc