Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước (Hướng dẫn đọc thêm) - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước (Hướng dẫn đọc thêm) - Năm học 2008-2009

1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh hiểu:

 - Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần giũ, thân thuộc của quê hương;

 - Nắm được nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút - chính luận này: kết hợp chính luận trữ tình; tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô viết.

 - Rèn luyện kĩ năng lập luận diễn dịch, tổng - phân - hợp, viết câu, đoạn văn có sử dụng hoán dụ, ẩn dụ, so sánh.

 - Giáo dục tình cảm yêu nước cho học sinh.

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án.

 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu trong SGK.

 3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 * Câu hỏi:

 Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn văn mà em thích nhất trong bài Cây tre Việt Nam? Giải thích rõ vì sao em thích?

 * Đáp án - biểu điểm:

 (5 điểm)- Học sinh đọc một đoạn văn trong bài Cây tre Việt Nam theo yêu cầu.

 (5 điểm)- giải thích rõ lí do vì sao thích.

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước (Hướng dẫn đọc thêm) - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2009 Ngày giảng:6A: / /2009
 6B: / /2009
Tiết 111. Văn bản: (hướng dẫn đọc thêm)
LÒNG YÊU NƯỚC
 I. Ê-ren-bua
 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh hiểu:
	- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần giũ, thân thuộc của quê hương;
	- Nắm được nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút - chính luận này: kết hợp chính luận trữ tình; tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô viết.
	- Rèn luyện kĩ năng lập luận diễn dịch, tổng - phân - hợp, viết câu, đoạn văn có sử dụng hoán dụ, ẩn dụ, so sánh.
	- Giáo dục tình cảm yêu nước cho học sinh.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu trong SGK.
 3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	* Câu hỏi:
	Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn văn mà em thích nhất trong bài Cây tre Việt Nam? Giải thích rõ vì sao em thích?
	* Đáp án - biểu điểm:
	(5 điểm)- Học sinh đọc một đoạn văn trong bài Cây tre Việt Nam theo yêu cầu.
	(5 điểm)- giải thích rõ lí do vì sao thích.
 b. Nội dung bài mới:
	* Giới thiệu: (1 phút)
Như các em đã biết lòng yêu nước là thứ tình cảm đẹp nhất của mỗi công dân, mỗi dân tộc từ xưa đến nay. Có nhiều cách nói về lòng yêu nước: chẳng hạn trong bài Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê, lòng yêu nước được thể hiện bằng tình yêu tha thiết tiếng nói dân tộc; Hay sự quyết tâm, sẵn sàng hy sinh để giữ vững nền độc lập của dân tộc trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ tháng 12/1946 “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Nhưng I-li-a Ê-ren-bua, một nhà văn lớn của Liên Xô trước đây đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của mình thông qua những bài báo chính luận. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Lòng yêu nước của ông viết trong thời kỳ ác liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc ở Nga.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TG
NỘI DUNG
8'
I. Đọc và tìm hiểu chung.
 HS
? TB
- Đọc chú thích * (SGK,T.107).
* Căn cứ vào phần chú thích trong SGK và việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy trình bày những nét cơ bản về tác Giả I-li-a Ê-ren-bua và văn bản Lòng yêu nước của ông? 
1. Vài nét về tác tác, tác phẩm:
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung:
 I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là người con sinh ra từ thành phố Ki-ép, một nhà văn nổi tiếng, một nhà báo lỗi lạc của Liên Xô trước đây cũng là một trong những nhà văn tầm cỡ của nước Nga ngày nay. Ông đã từng được giải thưởng văn học quốc gia Liên Xô (1942 - 1943); giải thưởng hoà bình quốc tế Lê-nin năm 1952. Ngoài những tập thơ, nhiều cuốn tiểu thuyết, Ê-ren-bua đã viết hàng nghìn bài báo chính luận thể hiện sâu sắc lòng yêu nức và niềm tin sắt đá vào chiến thắng quân phát xít xâm lược. Mỗi bài viết của ông trên báo chí, đài phát thanh là những loạt đại bác giội xuống đầu thù.
 I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là một nhà văn nổi tiếng, một nhà báo lỗi lạc của Liên Xô trước đây.
 Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa, của I-li-a Ê-ren-bua viết cuối tháng 6 năm 1942, vào thời kỳ ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược (1941 - 1945). Bài báo từng được đánh giá là “một thiên tuỳ bút trữ tình, tráng lệ”.
 Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa, của I-li-a Ê-ren-bua viết cuối tháng 6 năm 1942, vào thời kỳ ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược (1941 - 1945).
 GV
Chuyển: Vậy thiên tuỳ bút trữ tình tráng lệ ấy được thể hiện như thế nào? Trước hết chúng ta cùng tiếp cận văn bản qua phần đọc.
 2. Đọc văn bản:
 GV
- Hướng dẫn học sinh đọc:
 + Đây là đoạn bút kí - chính luận nhưng lại giàu chất trữ tình, nhiều hình ảnh đẹp, nên cần đọc với giọng vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc; nhịp điệu chậm, chắc, khoẻ, chân thật; câu cuối cùng: đọc thật tha thiết, xúc động.
 + Chú ý đọc chính xác các từ ngữ phiên âm từ tiếng Nga trong văn bản.
 GV
HS 1
 GV
- Đọc toàn bộ văn bản.
- Đoạn từ đầu Š “Yên lặng trọng thể”.
- Cùng học sinh theo dõi, nhận xét, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc
 HS 2
- Đọc tiếp từ “Người xứ Gru-di-a” đến “ánh sao đỏ của ngày mai”.
 GV
- Theo dõi, nhận xét, uốn nắn.
 HS 3
- Đọc đoạn còn lại.
? TB
* Đọc chính xác & giải nghĩa các từ: U-crai-na; Gru-di-a; Lê-nin-grát; điện Krem-li?
- U-crai-na: một nước cộng hoà thuộc Liên Xô, nay là nước Cộng hoà U-crai-na.
- Gru-di-a: Một nước cộng hoà ở phía tây nam Liên Xô, nay là nước Cộng hoà Gru-di-a.
- Lê-nin-grát: tên gọi dưới thời Xô viết thành phố Xanh Pê-téc-bua - thủ đô của nước Nga trước Cách mạng tháng Mười. Nay lấy lại tên cũ.
- Điện Krem-li: Quần thể kiến trúc cung điện có tường thành bao quanh ở trung tâm Mát-xcơ-va, được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước dưới thời Nga hoàng. Sau cách mạng tháng Mười Nga, trụ sở các cơ quan trung ương của Liên Xô được đặt ở đây.
 GV
- Ngoài các từ đó ra trong quá trình tìm hiểu, các em cũng cần nắm chắc những từ khó đã được giải nghĩa trong SGK để hiểu đầy đủ hơn nội dung của văn bản.
? KH
* Theo em, bài văn được viết theo thể loại nào? 
 HS
- Bài văn được viết theo thể loại tuỳ bút - chính luận - trữ tình. Thể tuỳ bút trữ tình các em đã được tìm hiểu trong bài Cô Tô và Cây tre Việt Nam (thể tuỳ bút tức là thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết kết hợp với phản ánh hiện thực khách quan; trữ tình: có nội dung phản ánh hiện thực bằng biểu hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của con người trước cuộc sống; Chính luận là thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương thời. 
?Giỏi
* Viết bài văn này, tác giả muốn bày tỏ điều gì? (Nêu đại ý của bài văn?).
 HS
- Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi; tình yêu gia đình, làng xóm, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
? KH
* Dựa vào trình tự nội dung của văn bản, cho biết bố cục của bài văn? Nội dung chính của từng phần?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung: Bài văn gồm 2 phần:
 1. Từ đầu đến “lòng yêu Tổ quốc”: Lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.
 2. Tiếp từ “có thể nào quan niệm được” đến hết: Sự thử thách của lòng yêu nước.
 GV
Chuyển: Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo bố cục trên trong phần tiếp theo.
19'
II. Phân tích văn bản.
 GV
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn bản từ đầu đến “yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
? TB
* Em hãy nhắc lại nội dung chính của đoạn văn vừa đọc?
 HS
GV
- Ngọn nguồn của lòng yêu nước.
- Ngọn nguồn của lòng yêu nước được lí giải như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần thứ nhất. 
 1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước: 
 GV
- Để tìm hiểu ngọn nguồn của lòng yêu nước, cô giáo có 3 câu hỏi sau:
? 1
* Tìm câu mở đầu và câu kết đoạn của đoạn văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước và cho biết nhận xét của em về trình tự lập luận của đoạn văn?
? 2
* Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết đều nhớ đến những vẻ đẹp của của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Em có nhận xét gì về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó?
? 3
* Sau những minh chứng cụ thể về lòng yêu nước, tác giả đã khái quát lòng yêu nước bằng hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả? Với cách diễn đạt ấy, tác giả muốn thể hiện điều gì?
 GV
- Với 3 câu hỏi này cô giáo yêu cầu các em cùng thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm), cô chia lớp như sau: Dãy bên tay phải của cô sẽ thảo luận nội dung câu hỏi thứ nhất; dãy phía tay trái của cô thảo luận nội dung câu hỏi thứ hai; dãy bàn giữa thảo luận nội dung câu hỏi 3. Mỗi bàn cử ra một thư kí, các em thảo luận sau đó thống nhất kết quả và ghi ra giấy. Hết thời gian, đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả của nhóm mình.
 GV
Š Phát phiếu học tập có ghi câu hỏi thảo luận, sau đó lưu ý học sinh:
- Với câu hỏi 1, các em cần xác định được câu mở đoạn và câu kết đoạn sau đó tìm hiểu xem cách lập luận (cách sắp xếp lý lẽ, dẫn chứng để khẳng định vấn đề được nêu ra - ở đây là lòng yêu nước) của tác giả có gì đáng chú ý và từ đó, nhà văn muốn khái quát điều gì?
- Câu hỏi 2, các em chú ý, nhà văn đã đề cập tới mấy vùng miền và mỗi vùng miền trên đất nước Nga nổi bật những vẻ đẹp nào, sao đó mới nhận xét cách chọn lọc và miêu tả của tác giả.
- Câu hỏi 3, các em chú ý ở phần cuối của đoạn văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước; những hình ảnh ấy được lý giải theo thứ tự nào (thấp Š cao, nhỏ Š lớn, cụ thể Š trừu tượng), từ đó tìm dụng ý của cách lý giải.
(Thời gian thảo luận là 3 phút bắt đầu)
 HS
 GV
Š Thảo luận theo yêu cầu.
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung.
 + Câu mở đầu: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”.
 + Câu kết đoạn: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. 
Š Cách lập luận của đoạn văn rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp giữa diễn dịch và tổng - phân - hợp. Mở đầu tác giả nêu nhận định rút ra từ thực tế (Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất...), tiếp đó tác giả nói về tình yêu quê hương trong những biểu hiện cụ thể thông qua việc phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng của các vùng miền khác nhau trên đất nước Nga. Cuối cùng tác giả khái quát, mở rộng, nâng cao nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước thành một chân lý ở câu cuối đoạn (Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc).
 GV
- Những vẻ đẹp bình dị thân thuộc của quê hương thường ngày quá quen thuộc với ta đến nỗi ta quên đi hoặc không để ý đến. Nhưng khi chiến tranh ập đến, đứng trước mối đe doạ của kẻ thù thì vẻ đẹp ấy lại hiện lên rõ nét trong tâm hồn của mỗi con người, sau đây cô mới nhóm thứ 2 trình bày kết quả của mình.
 HS
Š Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
 GV
Š Nhận xét, bổ sung:
- Mỗi miền quê đều có những vẻ đẹp riêng biệt, đó chính là điều khiến cho người dân Xô viết “nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương”, đó là: (kết hợp sử dụng đèn chiếu minh hoạ)
 + Vùng Bắc: Nhớ cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cu-nô, thân cây mọc là là mặt nước,[...] đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.
 + U-crai-na: Nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của buổi chưa hè vàng ánh[...]
 + Người Gru-di-a: Khí trời của núi cao, ... ã, lá hoa rực rỡ trong công viên,[...]
 + Người Mát-xcơ-va: Nhớ phố cũ ngoằn ngoèo lan man,[...] Điện Krem-li, tháp cổ, ánh sao đỏ.
Š Tác giả đã kết hợp những kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá, hiện tại và quá khứ..., rồi lựa chọn những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho từng vùng miền. Với ngôn ngữ biến hoá, giàu chất trữ tình, tác giả miêu tả những hình ảnh tiêu biểu ấy rất cụ thể, sinh động với những màu sắc, hình ảnh tiêu biểu, có sức gợi cảm, mang những vẻ đẹp thanh tú, riêng biệt, độc đáo của quê hương mình: nơi thì êm đềm phẳng lặng, nơi đường bệ, cổ kính. Tất cả những vẻ đẹp ấy in đậm trong mỗi trái tim của mỗi con người, gắn bó máu thịt với con người.
- Đặc biệt, hình ảnh ngôi sao đỏ trên đỉnh tháp điện Crem-li như một biểu tượng đặc sắc, hào hùng của nước Nga trong lịch sử, hiện tại và tương lai, niềm tin và mơ ước của hơn hai trăm triệu nhân dân các dân tộc Liên Xô vĩ đại.
 GV
Š Sau những minh chứng cụ thể về lòng yêu nước, tác giả đã khái quát lòng yêu nước bằng hình ảnh cụ thể. Vậy những hình ảnh đó là gì và có ý nghĩa như thế nào? Cô mời nhóm 3 trình bày kết quả của mình.
 HS
 GV
- Trình bày
- Nhận xét, bổ sung:
- Sau những minh chứng về lòng yêu nước, tác giả đã khái quát lòng yêu nước bằng hình ảnh cụ thể “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Š Tác giả dùng hình ảnh so sánh rất đạt, đi từ gần tới xa (Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể), từ nhỏ đến lớn (Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc). Câu văn sóng đôi về các nét rất hài hoà tạo nên sự so sánh giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. Lòng yêu nước là một ý niệm trừu tượng. Với lối so sánh, tác giả đã làm cho ý niệm lòng yêu nước trở nên cụ thể, giản dị, dễ hiểu và vô cùng thấm thía.
- Với cách diễn đạt rất giản dị, tự nhiên ấy tác giả đã khái quát một chân lí: Sự tích tụ tình cảm, sự gắn bó của tình cảm với cuộc sống đã làm nên, sức mạnh. Lòng yêu nhà, làng xóm, miền quê dã tích tụ lại, biến thành tình cảm lớn lao, cao đẹp, thiêng liêng đó là lòng yêu nước. Như vậy, lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương có mối quan hệ biện chứng với nhau. 
? TB
* Qua phân tích, tìm hiểu, em cảm nhận như thế nào về lòng yêu nước?
 HS
- Lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ tình yêu cụ thể đối với những vật gần gũi, thân thuộc, gắn bó với mỗi con người.
 Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu cụ thể đối với những vật gần gũi, thân thuộc, gắn bó với mỗi con người.
GV 
- Như vậy, lòng yêu nước bắt nguồn từ những vật gần gũi, thân thuộc, gắn bó với mỗi người trong đời sống hằng ngày.
? TB
* Theo các em, ở Việt Nam ta lòng yêu nước có cội nguồn như vậy không? Tìm những câu ca dao, câu thơ, câu văn thể hiện những đặc điểm riêng của từng vùng, miền trên đất nước ta?
 HS
- Với câu hỏi này, các em sẽ thảo luận với hình thức thi sưu tầm (mỗi dãy bàn là một đội, hai bạn bàn đầu của hai dãy làm đội trưởng), mỗi bàn các em sẽ cùng thảo luận và ghi nhanh kết quả ra giấy sau đó chuyển lên cho bạn đội trưởng tổng hợp và đọc trước lớp.
(Thời gian thảo luận là 2 phút bắt đầu)
 HS 
- Thảo luận theo yêu cầu sau đó trình bày kết quả.
GV
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung:
Ví dụ:
 - Anh đi, anh nhớ quê nhà,
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...
 - Đồng Đăng có phố Kì Lừa
 Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
 - Đường vô sứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
 - Nhà Bè nước chảy chia hai
 Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.
 - Việt Nam đất nước ta ơi!
 Mênh mông biển lúa đâu trời đệp hơn!...
 (Nguyễn Đình Thi)
 - Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
 Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt...
(Tố Hữu)
 - Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau...
(Thép Mới)
 GV
- Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều bài thơ, bài văn hay nói về lòng yêu nước có cội nguồn từ những cái nhỏ bé, gắn bó, gần gũi thân thuộc với con người. Các em về nhà sưu tầm thêm và ghi vào sổ tay văn học làm tư liệu.
 GV
→ Chuyển: Ở phần đầu tác giả khái quát một quan niệm đúng đắn về tình yêu đất nước. Chính điều đó giúp mỗi người hiểu đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về tình yêu đất nước và thử thách trong những hoàn cảnh cụ thể, đó là những hoàn cảnh nào? Sau đây cô mời một em đọc đoạn từ “Có thể nào quan niệm được” đến hết.
 HS
- Đọc đoạn cuối từ “Có thể nào quan niêm được” đến hết.
? TB
HS
* Đoạn em vừa đọc nói lên nội dung gì?
- Sự thử thách của lòng yêu nước.
GV
- Sự thử thách của lòng yêu nước được thể hiện như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
2. Sự thử thách của lòng yêu nước:
? TB
* Sức mạnh của lòng yêu nước được thể hiện trong câu văn nào?
HS
- Phát hiện: Có thể nào quan niệm được sức mạnh của lòng yêu nước mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. 
?Giỏi
* Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của câu văn này? Cách diễn đạt đó có ý nghĩa gì?
- Tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước. 
? KH
* Như vậy lòng yêu nước được khẳng định trong hoàn cảnh nào? Tại sao?
 HS
- Trình bày.
 GV
- Cùng học sinh nhận xét, bổ sung:
- Lòng yêu nước được bộc lộ sức mạnh trong hoàn cảnh chiến tranh vì: chiến tranh là hoàn cảnh gay go ác liệt nhất, ảnh hưởng tới số phận của mỗi con người và đất nước. Hoàn cảnh đó đòi hỏi con người bộc lộ đầy đủ, rõ nét nhất, cụ thể nhất tình yêu Tổ quốc của mình: Họ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc.
? TB
* Trong hoàn cảnh đó người ta giờ đây đã hiểu rõ hơn lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào, đó là yêu những gì? 
 HS
- Trình bày:
GV
- Cùng HS nhận xét, bổ sung:
 [] Yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết.
 GV
- Giờ đây đã hiểu rõ hơn lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào: Yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết. Đó chính là yêu từ cái cụ thể (người thân) đến cái lớn hơn là (Tổ quốc, là nước Nga, Liên bang Xô viết). Đều đó khiến người ta đã hiểu: khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điều giản dị này “mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”
? KH
* Câu văn “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” có ý nghĩa như thế nào?
HS
GV
- Câu văn “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” có ý nghĩa khái quát đúng đắn. Mất nước Nga nghĩa là mất Tổ quốc, mất những hình ảnh thân thuộc, gắn bó thiêng liêng. Như vậy, con người sống không còn ý nghĩa. 
- Tổ quốc là niềm tự hào, là lẽ sống của con người. Một câu nói này có lẽ đã động đến hàng triệu trái tim của người dân Xô viết lúc bấy giờ, giục giã họ xông lên, quyết chặn đứng kẻ thù xâm lược. Vì càng yêu Tổ quốc, người ta càng dám hy sinh cho Tổ quốc. 
 GV
- Liên hệ: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược, lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân dân Nga: Đã biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc vào mùa xuân năm 1975 lịch sử. Tinh thần yêu nước ấy luôn luôn là sức mạnh vô cùng to lớn của dân tộc, chính điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:“Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước sẽ kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nhấn chìm cả bè lũ cướp nước và bán nước”..
 ? TB
* Như vậy trong phần cuối của văn bản, em thấy sức mạnh của lòng yêu nước được thử thách và khẳng định trong hoàn cảnh nào?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét và khái quát nội dung.
 Sức mạnh của lòng yêu nước được thử thách và khẳng định trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
? KH
* Qua những nhận định của tác giả về ngọn nguồn của lòng yêu nước, em có suy nghĩ gì về tác giả? (em có nhận xét gì về tình cảm, sự hiểu biết của tác giả đối với quê hương đất nước?)
 HS
- Qua những nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước, ta có thể thấy tác giả mang trong mình tình yêu Tổ quốc mạnh mẽ, sâu sắc, tự hào mãnh liệt về quê hương đất nước mình. Đồng thời ta cũng thấy ở tác giả một vốn sống , sự hiểu biết phong phú, có cách cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của quê hương đất nước.
 GV
- Cô trò chúng ta vừa tìm hiểu ngọn nguồn của lòng yêu nước và sự thử thách của lòng yêu nước. Chúng ta cùng khái quát lại những nét cơ bản về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản trong phần š
3'
III. Tổng kết ghi nhớ.
? KH
* Em hãy nêu những nét cơ bản về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
 HS
 GV
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung: Bài biết tuỳ bút - chính luận - trữ tình, giọng văn giàu cảm xúc, nhiều hình ảnh đẹp, cách lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục, đi từ nhận định khái quát sau đó phân tích, tổng hợp. 
- Bài văn cho ta thấy: Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lý: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T109)
 Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nói lên một chân lý: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (...). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
* Ghi nhớ:
 (SGK,T109)
 GV
- Để khắc sâu thêm nội dung bài học, chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập.
5'
c. Củng cố - Luyện tập.
 HS
- Đọc diễn cảm bài văn (GV và HS theo dõi, nhận xét, uốn nắn).
 ? HS
* Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung: Các em có thể lưa chọn những hình ảnh tiêu biểu của quê hương mình, những gì gắn bó thân thuộc với bản thân em: con đường làng, giậu mùng tơi, cây cầu, dòng suối...
 d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (3 phút)
	- Đọc diễn cảm toàn bộ văn bản, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK,T.109); học thuộc lòng đoạn “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”, phân tích ý nghĩa khái quát của đoạn văn này và nêu cảm nhận của em về lòng yêu nước. (Trong quá trình phân tích, các em chú ý cách diễn đạt, hình ảnh nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn từ đó nêu nhận xét, đánh giá của bản thân về lòng yêu nước) các em sẽ vết khoảng 10 dòng, viết vào vở bài tập.
	- Đọc và chuẩn bị bài tiếng Việt Câu trần thuật đơn có từ là theo câu hỏi (SGK.114,115)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 28- tiết 111.doc