Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 109: Cây tre Việt Nam - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Nga

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 109: Cây tre Việt Nam - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Nga

. MỤC TIÊU BÀI DẠY

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh cảm nhận giá trị nhiều mặt của cây tre trong sự gắn bó với cuộc sống của nhân dân Việt Nam,biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

 - Thấy được giá trị nghệ thuật đặc săc của bài bút ký, chất chính luận trữ tình. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ,nhân hoá, hoán dụ, trùng điệp, đối xứng.

2.Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích cácbiện pháp tu từ.

3. Thái độ

 - Giáo dục học sinh yêu quý tự hào về quê hương đất nước mình,trân trọng đức tính quý báu của cây tre - phẩm chất của con người Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ

1.Phương tiện

 - Thày: soạn bài,tư liệu tranh ảnh về cây tre, tài liệu tham khảo về tác giả tác phẩm,phiếu học tập .

 - Trò : Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

2.Phương pháp: Đàm thoại,nêu vấn đề, bình giảng, nhóm.

III. TIẾN TRÌNH

1.ổn định tổ chức(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ(5 phút)

Gv: Nêu câu hỏi và trình chiếu trên máy

 - Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn trong bài Cô Tô, phân tích cái hay cái đẹp trong đó?

 - Tìm những câu văn thể hiện chất ký trong bài Cô Tô,phân tích câu văn đó?

 HS trả lời:

 GV nhận xét, cho điểm.

3.Bài mới:(35 phút)

 GV giới thiệu bài : Hình như mỗi đất nước mỗi dân tộc đều chọn một loại cây hay một loại hoa riêng để làm biểu tượng .Nhật Bản nổi tiếng với hoa Anh Đào,TuLíp biểu tượng cho đất nước Hà lan,cây Bạch Dương gợi hình bóng của đất nước Nga.Đất nước Việt Nam từ bao đời nay cây tre đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ,là biểu trưng cho tinh hồn khí phách tinh hoa của dân tộc Việt Nam.Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ ca ngợi loài cây này. Nếu như Nguyễn Duy nổi tiếng với bài “Tre Việt Nam” thì Thép Mới bằng thể bút ký đầy trữ tình của mình đã đem đến cho độc giả trong và ngoài nước hiểu sâu hơn về đất nước,con người Việt Nam qua bài ký: Cây tre Việt Nam . Hôm nay cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu.

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 109: Cây tre Việt Nam - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Tiết dạy : 109
Văn bản : Cây tre việt nam
(Thép Mới)
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh cảm nhận giá trị nhiều mặt của cây tre trong sự gắn bó với cuộc sống của nhân dân Việt Nam,biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
 - Thấy được giá trị nghệ thuật đặc săc của bài bút ký, chất chính luận trữ tình. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ,nhân hoá, hoán dụ, trùng điệp, đối xứng...
2.Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích cácbiện pháp tu từ.
3. Thái độ
 - Giáo dục học sinh yêu quý tự hào về quê hương đất nước mình,trân trọng đức tính quý báu của cây tre - phẩm chất của con người Việt Nam.
II. Chuẩn bị
1.Phương tiện
 - Thày: soạn bài,tư liệu tranh ảnh về cây tre, tài liệu tham khảo về tác giả tác phẩm,phiếu học tập ...
 - Trò : Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
2.Phương pháp: Đàm thoại,nêu vấn đề, bình giảng, nhóm...
III. Tiến trình
1.ổn định tổ chức(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(5 phút)
Gv: Nêu câu hỏi và trình chiếu trên máy
 - Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn trong bài Cô Tô, phân tích cái hay cái đẹp trong đó?
 - Tìm những câu văn thể hiện chất ký trong bài Cô Tô,phân tích câu văn đó?
 HS trả lời: 
 GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:(35 phút) 
 GV giới thiệu bài : Hình như mỗi đất nước mỗi dân tộc đều chọn một loại cây hay một loại hoa riêng để làm biểu tượng .Nhật Bản nổi tiếng với hoa Anh Đào,TuLíp biểu tượng cho đất nước Hà lan,cây Bạch Dương gợi hình bóng của đất nước Nga...Đất nước Việt Nam từ bao đời nay cây tre đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ,là biểu trưng cho tinh hồn khí phách tinh hoa của dân tộc Việt Nam.Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ ca ngợi loài cây này. Nếu như Nguyễn Duy nổi tiếng với bài “Tre Việt Nam” thì Thép Mới bằng thể bút ký đầy trữ tình của mình đã đem đến cho độc giả trong và ngoài nước hiểu sâu hơn về đất nước,con người Việt Nam qua bài ký: Cây tre Việt Nam . Hôm nay cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu.
phương pháp
Nội dung
GV : Cho HS quan sát SGK
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
HS trả lời: Trong SGK
GV:- Trình chiếu chân dung tác giả cho HS quan sát.
 - Nhấn mạnh thêm: Nhà văn Thép Mới tham gia cách mạng từ trước tháng 8-1945.Ông trải qua nhiều công tác và chức vụ: Phó tổng ban biên tập báo nhân dân,uỷ viên Ban Tuyên huấn trung ương cục miền Nam.uỷ viên ban chấp hành hội nhà báo Việt Nam...ông đã được tặng huân chương độc lập hạng nhì và nhiều loại huân chương khác. sau 1975 ông sống và công tác tại Thành phố HCM và mất ngày 28/8/1991.
 - Giới thiệu một số tác phẩm của ông trên máy chiếu.
* Tác phẩm chính:
- Cây tre Việt Nam (1958)
- Hiên ngang Cu Ba (bút ký,1962)
- Điện Biên Phủ(Bút ký,1965)
- Trường Sơn hùng tráng (bút ký,1967)
- Nguyễn ái Quốc đến với LêNin(1980)
 GV: Nêu xuất xứ của bài văn?
 HS: Đây là bài bút ký được viết làm lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan R.CácMen
? Đề tài của văn bản này là gì?
 HS: Ca ngợi cuộc kháng chiến của dân tộc ta qua hình ảnh cây tre
GV: đây cũng chính là đề tài của bộ phim
tài liệu cùng tên.
GV :- hướngdẫn cách đọc: Giọng trầm lắng,suy tư có lúc ngọt ngào,dịu dàng,khi khẩn trương phấn khởi...
 - Đọc mẫu một đoạn
 - Gọi 2 HS đọc tiếp 
Cho nhận xét, uốn nắn những từ chưa chuẩn.
? Em hiểu nghĩa của những từ 
GV Trình chiếu giải thích những từ khó
?Em hãy xác định kiểu văn bản, thể loại và phương thức biểu đạt trong tác phẩm này?
HS Trả lời
GV kết luận trên máy chiếu
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Thể loại : bút ký
- Phương thức biểu đạt: Kể, tả lập luận và biểu cảm.
? Bài kýviết về cây tre Việt Nam để nói lên phẩm chất của người Việt nam .Vậy nó có bố cục như thế nào? Nội dung của các phần?
 HS trả lời có thể chia làm 3 hay 4 phần 
GV định hướng thống nhất chia văn bản theo 3 phần trên máy chiếu 
Bố cục :3 Phần
- Phần 1 Từ đầu....chí khí như người
 →Những phẩm chất đáng quý của cây tre
- Phần 2 Tiếp....anh hùng chiến đấu
→Sự gắn bó giữa cây tre và người Việt nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.
- Đoạn 3 Còn lại.
→Cây tre và dân tộc Việt Nam trong cuộc sống hiện tại và tương lai
GV Dựa vào sự phân chia bố cục này chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm.
? Mở đầu bài ký tác giả đã nêu nhận định gì về cây tre?
 HS: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam,bạn thân của nhân dân Việt Nam
? Đưa ra nhận định đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 HS : Nghệ thuật nhân hoá, điệp ngữ.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên?
 HS : Nhấn mạnh mối liên hệ bền chặt gắn bó thân thiết giữa tre với người
GV Ngoài ra trong nhận định trên ta còn thấy nhà văn sử dụng cách viết kiểu câu cókết cấu trùng điệp.( vế sau nhắc lại gần giống vế trước thay đỏi một số từ)
? Khi dùng kết cấu này có tác dụng gì?
 HS: Nhấn mạnh,nâng cao mở rộng vấn đề về vai trò của cây tre trong đời sống của từng con người Việt Nam.
GV Bình: Thật vậy giữa tre và người nông
 dân Việt Nam nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung có sự gần gũi thân thiết. Mỗi con người Việt Nam, mỗi làng quê Việt Nam sinh ra đã thấy có tre, không biết tự bao giờ tre có mặt trên khắp mọi làng quê thôn bản”Tre xanh xanh tự bao giờ”- Nguyễn Duy
? Chi tiết nào minh chứng cho nhận định đó?
 HS: Từ Nam ra Bắc,từ miền xuôi đến miền ngược ...đâu đâu cũng có tre. 
? Trong câu văn “Nước ViệtNam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau”.Từ “xanh” thuộc loại từ gì và chức vụ của nó trong câu
 HS : Tính từ( Chức vụ là vị ngữ) nhưng ở trong câu văn từ xanh đã được động từ hoá
GVgiải thích: Động từ hoá: Muôn ngàn cây lá và tre đã làm xanh đất nước ta.
? Việc động từ hoá từ “xanh” có tác dụng gì?
 HS: Làm cho câu văn có cách viết mới mẻ hiện đại.
GVbình sâu: Thật đúng như thế,trên đất nước ta có rất nhiều loại cây khác nhau,mỗi vùng miền dù Nam hay Bắc đều có một loại cây đặc trưng .Nhưngchỉ có tre thì không nơi nào không có. Gần gũi gắn bó đến mức với con người , tre đã thành bầu bạn thân thiết từ suốt bao đời.
? Ngoài cách viết mới mẻ trên ba câu văn còn sử dụng nghệ thuật nào nữa?
 HS : Điệp từ “tre”
? Điệp từ “tre” cùng với một loạt các địa danh: Đồng Nai, Việt Bắc...có tác dụng gợi tả về điều gì?
 HS: Gợi ra hình ảnh tre,nứa trùng điệp liên hoàn gây ấn tượng lớn đến thị giác của ngừơi đọc giúp chúng ta hình dung ra bạt ngàn tre nứa
? Em có nhận xét gì về nhịp điệu của những câu văn này?
 HS: Nhịp điệu du duơng nhẹ nhàng như nhịp điệu của những câu thơ.
GV bình : Đó chính là chất trữ tình thấm đượm trong từng dòng, từng chữ. Lời văn ngân nga như có nhạc có điệu. Từng nốt nhạc cứ nhấn,cứ luyến bằng điệp từ tre làm ấm lòng người đọc. Hình ảnh luỹ tre hiện ra đâu dâu cũng có. Thật xúc động trước những ngôn từ ngọt ngào mà sâu lắng: “Luỹ tre thân mật làng tôi” .
? Người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam là cây tre. Vậy cây tre có những phẩm chất gì .Tìm những chi tiết và hình ảnh nói lên phẩm chất của cây tre?
 HS trả lời GV nhận xét và chiếu lên bảng
- Tre có sức sống mãnh liệt: Vào đâu tre cũng sống,ở đâu tre cũng xanh tốt
- Tre thanh cao ,mộc mạc, nhũn nhặn, mọc thẳng.
- Tre cứng cáp mà dẻo dai, vững chắc
- Tre thẳng thắn, bất khuất, có khí tiết như con người
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 HS: Nghệ thuật so sánh, nhân hoá,điệp từ”tre”,động từ”mọc thẳng,sống”, tính từ : Nhũn nhặn,xanh tốt ,thanh cao...được dùng liên tiếp.
GV viết lên bảng
? Nhịp điệu của những câu văn này có gì giống với ba câu trên?
 HS: Nhịp điệu cũng ngân nga,du dương,nhịp nhàng.
? Tất cả các biện pháp trên đã khắc hoạ những phẩm chất gì của tre?
 HS: Ham sống,sức sống dồi dào, thanh cao mà giản dị,bền bỉ...
- Ca ngợi phẩm chất đáng quý của tre cũng là phẩm chất đáng quý của con người. 
GV chốt nội dung lên bảng
Bình liên hệ : Thật vậy chẳng thế mà nhà fthơ Nguyễn Duy đã từng viết: 
 “ở đâu tte cũng xanh tươi
 Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu “
? Đi hết phần thứ nhất em thấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
 HS: Miêu tả, giới thiệu,thuyết minh, trữ tình
GVchuyển : Phần một của văn bản mở ra một phong cách chính luận trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng làm sáng tỏ cho nhận định: Tre là người bạn thân.... Tuy nhiên ở phần này yếu tố chính luận vẫn là chủ yếu.Song ngôn từ và nhịp điệu những câu văn vang lên rất giàu cảm xúc.Vậy mạch cảm xúc ấy sẽ còn được thể hiện rõ hơn như thế nào trong phần tiếp theo của văn bản. Chúng ta cùng vào phần 2. 
 Các em quan sát đọc thầm đoạn”nhà thơ...chung thuỷ”
 ? Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?
 HS: Tre gắn bó với con người trong sinh hoạt hàng ngày.
 ?Tìm những chi tiết hình ảnh nói về sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống lao động,sinh hoạt của người dân?
 HS trả lời GV trình chiếu
Tre trùm lên âu yếm bản làng xóm thôn.
Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp
Tre là cánh tay của người nông dân
Gắn bó với con người với mọi lứa tuổi, thời kỳ : Lọt lòng →tuổi thơ →tuổi già→lúc chết.
Trình chiếu hình ảnh cây tre cho HS quan sát.
GV : các em ạ câu thơ “bóng tre trùm mát rượi”là câu thơ trích trong “Cá nước” - Tố Hữu: “Tôi ở Vĩnh Yên lên
 Anh trên Sơn Cốt xuống
 Gặp nhau lưng đèo Nhe
 Bóng tre trùm mát rượi”
?Lấy từ ý thơ và việc nhắc đi nhắc lại từ “Bóng tre” trong đoạn văn có tác dụng gì?
 HS: Điệp ngữ bóng tre vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một phép hoán dụ( Chỉ nền văn hoá lâu đời). Toàn bộ đời sống của con người từ ăn,ở làm cho đến phong tục đều có sự gắn bó của tre.
? Điều đó cho thấy sự gắn bó giữa tre và con người như thế nào?
 HS : Gắn bó thuỷ chung
GV Bình : Nói đến nền văn hoá cổ truyền của Việt Nam, không thể không nói dến hình ảnh biểu tượng : Bóng tre xanh,mát rượi âu yếm trùm lên làng bản xóm thôn , lên những mái chùa cổ kính phong rêu,lên những cánh đồng mà chiều chiều cò bay trắng xoá từ những rặng tre .
?Trong đời sống nông nghiệp lúa nước,của nông thôn,tre có những công dụng gì?
 HS trả lời :
GVtrình chiếu: 
 - Tre làm cối xay xay thóc
Tre chẻ lạt,giang gói bánh
Tre dùng làm đồ chơi cho tuổi thơ
- Tre làm điếu cày cho người già
Tre làm nôi ,làm giường...
GV : Từ già đến trẻ,từ việc nặng nhọc hàng ngày đến niềm vui ngày tết,từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre luôn luôn có mặt mọi lúc mọi nơi,sẻ chia an ủi,cùng người trong mọi công việc.
?Quan sát câu văn “ Cối xay tre...thóc” và cho cô biết câu văn có cách ngắt nhịp như thế nào?
 HS: Nhắt nhịp đều đặn 3/3/4/3 như nhịp thơ
? Cũng trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng biện phấp nghệ thuật gì?
 HS :Điệp từ, ẩn dụ,Phép hoán dụ( Cối xay tre nặng nề quay chính là cách gọi thay cho cuộc sống nặng nề của con người),dùng cách láy đi láy lại vần “ay”
? biện pháp nghệ thuật hoán dụ trên có tác dụng gì?
HS: Nhấn mạnh sự nghèo khó vất vả,lam lũ,quẩn quanh buồn nản trong đời sống xưa của người nông dân Việt Nam.
GVbình: Cối xay tre là hình ảnh của cuộc đời lam lũ của người nông dân. Họ cần cù nhẫn nại,vất vẩ xay thóc giã gạo.Công việc nặng nhọc ấy cũng có tre làm bạn gắn bó sẻ chia.
? Việc đưa những câu ca dao được chọn lọc vào đoạn văn có tác dụng gì?
 HS: Tạo cho lời văn có thêm dư vị ngọt ngào, tăng sự duyên dáng.
? Khi kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên để thể hiện điều gì?
 HS trả lời: Tre với con người gắn bó vô cùng thân thiết trong cuộc sống lao động sinh hoạt , trở thành người bạn tri kỷ của con người.
GV ghi bảng
? Lời tôn vinh “ Tre anh hùng lao động” có xứng đáng không?
 HS: Đó là cách gọi thay cho con người Việt Nam(ẩn dụ,hoándụ). Tre đã hoá thân vào nhiều công việc khác nhau thành trăm đồ vật khác nhau đã sả thân vì con người trong sự nghiệp dựng nước. Lời tôn vinh đó thật xứng đáng.
Gv chuyển ý : Tre không những gắn bó với con người trong sinh hoạt hàng ngày mà còn sả thân giúp người trong công cuộc chiến đấu bảovệ tổ quốc. Điều đó được thể hiện như thế nào các em cùng quan sát tiếp vào đoạn văn”như tre mọc thẳng....chiến đấu”
? Nội dung của đoạn văn trên là gì?
 HS : Tre gắn bó với con người trong chiến đấu chống xâm lăng.
? Chú ý câu đầu của đoạn văn vừa quan sát . Câu văn này có vai trò như thế nào đối với cả đoạn?
 HS: Vai trò chuyển ý nhấn mạnh phẩm chất của tre như con người trong chiến đấu.
GV Bình: Chỉ bằng một câu văn ta cũng thấy rất rõ bút pháp chính luận chặt chẽ,lô gíc và sâu sắc của nhà văn. Mặc dù ngôn từ giản di, gần gũi,chân chất như cách nói của người nông dân chứ không hề cầu kỳ bóng bảy.
? Câu tục ngữ: “Trúc dẫu cháy,đốt ngay vẫn thẳng” Giúp em hiểu điều gì?
 HS : Câu tục ngữ vừa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng : Dù cháy những đốt tre đốt trúc vẫn mang phẩm chất ngay thẳng không hề bị uốn cong.
? Với với phẩm chất ấy tre có vai trò như thế nào trong cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta?
HS : Trả lời
GV trình chiếu:
Tre là đồng chí
Tre là vũ khí
Tre là tất cả
Tre xung phong vào đại bác 
Tre giữ làng giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín ....
? Em hiểu thế nào là “đồng chí”
 HS : Là những người có cùng chí hướng
? Khi nói tre là đồng chí tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 HS : Nhân hoá 
? Khi nói tre “là tất cả” thì em hiểu vai trò cụ thể của cây tre như thế nào?
 HS : Tre vừa là vũ khí(chông,gậy,đòn gánh)vừa là người chiến sĩ đồng chí đồng đội của nhân dân ,găn bó với con người.
 GV: Từ thủa dựng nước Thánh Gióng đã nhổ tre Đằng Ngà đánh tan giặc Ân, trên sông Bạch Đằng Ngô quyền đã đánh tan quân Nam Hán.Câygậy tầm vông tre là vũ khí rất lợi hại khiến cho thực dân Pháp và đế quốc Mĩ tháo chạy,cúi đầu khuất phục: “Chín năm làm một điện biên 
Nên vành hoa đỏ lên thiên sử vàng”
? Giọng điệu của những câu văn này có gì khác so với đoạn thơ trước?
 HS : Nhịp điệu nhanh,giọng mạnh mẽ,rắn rỏi.
? Thay đổi nhịp điệu,vân dụng triệt để biện pháp nhân hoá đã nhấn mạnh ý gì?
HStrả lời: Cây tre có vai trò lớn lao đối với con người,dân tộc Việt Nam.
Gv ghi bảng
? Tác giả đã tôn vinh : Tre anh hùng chiến đấu. Theo điieù đó có xững đáng không?
HS: Lời tôn vinh thật xứng đáng đã ca ngợi được phẩm chất của tre.
GV chuyển: Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, trong lao động cũng như trong chiến đấu tre luôn là bạn,là đồng chí,chia ngọt sẻ bùi với nhân tộc Việt Nam! Liệu trong thế kỷ 21và xa hơn nữa,vai trò và mối quan hệ của tre với con người Việt Nam như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu tiếp.
HS đọc đoạn cuối
? Những chi tiết nào nói về sự đồng hành của cây tre và con người Việt Nam trong tương lai ?
HS : Nhạc của trúc tre mãi là nét đẹp văn hoá độc đáo của làng quê việt Nam.
? Nhận xét về nhịp điệu âm điệu những câu văn trong đoạn trên?
HS : Nhịp điệu dìu dặt,đều đặn.Âm điệu nhẹ nhàng êm ả.
? “ Tiếng nhạc đồng quê” là tiếng nhạc gi?
HS : Là tiếng sáo tre,tiêu,của trúc của gió...vang lên sớm chiều,khắp chợ cùng quê,nơi bờ sông,bến bãi.
GV: Từ cuộc chiến đấu oanh liệt,tre cùng với dân tộc Việt Nam hoàn thành sứ mệnh giữ nước,trở về với những ngày bình yên,êm ả. Mỗi người Việt Nam tạm xếp súng gươm trở thành những người nghệ sĩ hiền hậu,tài hoa”Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Tiếng nhạc đồng quê ngân nga,man mác hay chính tiếng hát từ chính tâm hồn yêu đời lãng mạn của ngườ dândang ca vang mỗi sớm mỗi chiều. Thật đáng yêu.
? Những dấu... đặt trong những câu văn có tác dụng gì?
HS : Những dấu...cùng với những xuống dòng đều đặn như là khúc nhạc đồng quê đang ngân lên,êm dịu,kéo dài không muốn dứt.
GV cho hs nghe 1 bài sáo.Trình chiếu hình ảnh cánh diểu bay trong gió.
? Cảm xúc của em khi được nghe tiếng sáo tiếng tiêu hay tiếng sáo diều trong những chiều lộng gió?
GVChia nhóm cho hs viết đoạn văn khoảng 3 câu.
HS đại diện đọc, GVnhận xét và chữa lỗi.
GV : Đọc và quan sát tiếp từ “Tre già...vút mãi”.
? Hình ảnh”tre già măng mọc”là hình nghệ thuật nào?
HS : Hình ảnh ẩn dụ.
? ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh này là gì?
 HS: Hình ảnh măng non chứng tỏ thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước. 
GV ghi bảng
GVtrình chiếu huy hiệu đội cho hs quan sát 
Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã từng nói: Tre già măng mọc có gì lạ đâu?
Ngày mai đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sắt thép được sử dụng nhưng vai trò của tre có thể kém phần quan trọng trong sinh hoạt, lao động. Đó là sự thực.
Nhưng tre còn mãi mãi với dân tộc Việt Nam: Tre vẫn toả bónh mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, những chiếc đu tre cần còn dướn lên bay bổng. tiếng sáo tre vút cao mãi, tre đã thành “Tuợng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”
? Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản?
GV chia 2 nhóm: Nội dung,Nghệ thuật
HS trả lời GV trình chiếu trên bảng.
GV cho HS xem 1 đoạn trich phim: Cây tre Việt nam.
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm
1.Tác giả (1925-1991)
- Tên thật : Hà văn Lộc 
- Bút danh: Thép Mới
- Quê ở Tây Hồ ,Hà Nội
- Là nhà báo thành công với thể loại bút ký, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.
2. Tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc
2.Bố cục
III. Phân tích
1. Giới thiệu chung về cây tre.
- Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam,bạn thân của nhân dân Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh,ẩn dụ, cách dùng động từ tính từ gợi tả. 
→ Ca ngợi phẩm chất đáng quý của cây tre,cũng là phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.
2. Sự gắn bó giữa cây tre và con người Việt Nam
 * Trong cuộc sống sinh hoạt
- Nghệ thuật : Điệp từ,hoán dụ,ẩn dụ
Khẳng định sự gắn bó khăng khít thuỷ chung của tre với người trong sinh hoạt hàng ngày.
* Tre trong chiến đấu.
→ Tre đã hoá thân thành vũ khí, thành đồng chí cùng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh như con người
3. Cây tre và con người Việt Nam trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
→ Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người việt nam mãi trường tồn cùng năm tháng.
Các giá trị văn hoá,lịch sử của cây tre vẫn còn mãi trong đời sống của con người Việt Nam,dân tộc Việt Nam trêncon đường phát triển.
III. Tổng kết 
VI. Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an thao giang.doc