Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105 đến 112 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105 đến 112 - Năm học 2010-2011

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU NS:09/03/2011

Tiết 107 ND:12/03/2011

 I. MỤC TIÊU:

 - Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.

 - Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.

 II.KIẾN THỨC CHUẨN:

 1. Kiến thức:

 - Các thành phần chính của câu.

 - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

 2. Kĩ năng:

 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.

 - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.

 

doc 23 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105 đến 112 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 - NS:09/03/2011
Tiết 105,106 VĂN TẢ NGƯỜI ND:12/03/2011
 I. MỤC TIÊU:
 Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện:
 - Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết;
 - Biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng.
 - Các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp,  ).
 II.KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 Kiến thức bài văn miêu tả người.
 2. Kĩ năng:
 Kĩ năng diễn đạt, trình bày.
 III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Đề bài: Hãy tả lại một người thân gần gũi nhất với em.
 * Hướng dẫn tự học:
 - Lập dàn ý cho đề Tập làm văn trên.
 - Học nắm cách làm bài văn tả người.
 - Đọc và soạn Các thành phần chính của câu:
 + Trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài;
 + Tìm hiểu đặc điểm của thành phần chủ ngữ, vị ngữ;
 + Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn cụ thể.
..
Tuần 29 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU NS:09/03/2011
Tiết 107 ND:12/03/2011
 I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.
 - Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
 II.KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 - Các thành phần chính của câu.
 - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
 2. Kĩ năng:
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
 - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
 III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
 1.Ổn định: KTSS
 2. KTBC: 
Hỏi: Hoán dụ là gì? Tc dụng của hốn dụ? Cho ví dụ.
Hỏi: So sánh điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ với hoán dụ?
=> Nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
- Gọi HS nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở bậc tiểu học.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
- Yêu cầu HS tìm các thành phần câu nói trên trong câu vừa nêu.
-> Nhận xét.
- Gọi HS thử lần lượt lược bỏ từng thành phần câu.
Hỏi: Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn? Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
-> GV nhận xét, rút ra ý chính.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ 1.
- Gọi HS đọc lại câu vừa phân tích.
Hỏi: Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước? Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc các câu ví dụ ở phần 2.
Hỏi: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu vừa đọc (Vị ngữ là từ hay cụm từ? Nếu là từ thì thuộc từ loại nào? Nếu là cụm từ thì đó là cụm từ gì? Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?)?
-> GV chốt lại ý 2.
- Gọi HS đọc ghi nhớ 2.
- Gọi HS đọc lại các ví dụ vừa phân tích ở phần 2.
Hỏi: Hãy cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái  nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
Hỏi: Chủ ngữ có thể trả lời câu hỏi như thế nào? Hãy phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở phần 1 và 2?
=> GV chốt lại ý ở ghi nhớ 3.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. 
- Gọi HS trình bày.
=> Nhận xét.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS thảo luận nhóm.
=> Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố – dặn dò.
* Củng cố:
Hỏi: Nêu cấu tạo của thành phần chủ ngữ, vị ngữ?
* Dặn dò:
- Học, phân biệt được thành phần chính, thành phần phụ của câu.
- Nắm được tạo của thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
- Làm bài tập 3 SGK.
* Hướng dẫn tự học:
- Tìm và xác định các thành phần chính – thành phần phụ trong các câu văn đã học.
- Đọc và soạn Thi làm thơ năm chữ:
+ Thực hiện tốt phần chuẩn bị ở nhà.
+ Tìm hiểu đặc điểm của thể thơ năm chữ.
+ Sưu tầm hoặc tự sáng tác thể thơ năm chữ.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
- Nghe ghi tựa bài.
-> Nhắc lại.
- HS đọc.
-> Chẳng bao lâu, (1)/ tôi(2) /đã trở thành một chàng dế thanh niên niên cường tráng(3).
(1): Trạng ngữ (2): Chủ gữ.
(3): vị ngữ.
-> Lược bỏ từng thành phần.
-> HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.
- Đọc lại ghi nhớ. 
- Đọc.
-> Trả lời cá nhân .
- Nghe.
- Đọc.
-> HS trả lời cá nhân:
a.  ra đứng ở cửa hang  (Cụm động từ).
b.  nằm sát bên bờ sông  (Cụm động từ).
c.  là người ,  giúp người 
 (cụm dt) (cụm đt)
- Nghe.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc.
-> HS trả lời cá nhân: Tôi, Chợ Năm Căn, Cây tre, tre nứa mai vầu: biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái nêu ở vị ngữ.
-> HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc.
- Cá nhân trình bày : xác định chủ ngữ, vị ngữ.
- Nghe.
- Đọc.
- Đại diện nhóm trìh bày.
- Nghe.
- Nêu cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu:
- Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
- Thành phần phụ là thành phần không bắt buộc có mặt.
II. Vị ngữ:
- Là thành phần chính trong câu.
- Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- Có thể trả lời các câu hỏi: Làm gì?, làm sao?, như thế nào? Hoặc là gì?.
- Cấu tạo của vị ngữ: thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
III. Chủ ngữ:
 - Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,  được miêu tả ở vị ngữ.
- Có thể trả lời câu hỏi: ai? hoặc cái gì?, còn gì?.
- Cấu tạo: thường là danh từ, cụm danh từ, đại từ.
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ:
- (1) Tôi (CN - đại từ) / đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.(vị ngữ - cụm động từ).
- (2) Đôi càng tôi (CN - cụm danh từ)/ mẫm bóng.(vị ngữ - tính từ).
- (3) Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (chủ ngữ - cụm danh từ)/ cứ cứng dần và nhọn hoắt.(vị ngữ - hai cụm tính từ).
- (4) Tôi (CN - đại từ)/ co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.(vị ngữ - hai cụm động từ).
- (5) Những ngọn cỏ (chủ ngữ - cum danh từ)/ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua (vị ngữ - cụm động từ).
Bài tập 2: Đặt câu theo yêu cầu:
a. Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút.
b. Bạn em rất tốt.
c. Bạn Lan là lớp trưởng.
.
Tuần 29 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: NS:09/03/2012
Tiết 108 THI LÀM THƠ NĂM CHỮ ND:12/03/2012
 I. MỤC TIÊU:
 - Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ. 
 - Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.
 II.KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của thể thơ năm chữ.
 - Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
 - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
 III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
 - Ổn định: KTSS
 - KTBC: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
=> Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG 2: Củng cố kiến thức.
- GV nhắc lại các vần thường sử dụng trong thơ năm chữ và đặc điểm của thơ năm chữ.
- Cho HS kiểm tra lại bài làm ở nhà của mình.
- GV cho HS đọc bài thơ, đoạn thơ đã chuẩn bị trước ở nhà và chỉ ra nội dung, đặc điểm của đoạn thơ, bài thơ ấy.
=> GV nhận xét và cho HS ghi nhận những cách làm hay.
 - Cho HS trình bày lại phần ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: Làm thơ năm chữ trên lớp.
- Cho HS đọc những bài thơ năm chữ mà các em đã có dịp đọc và những bài thơ tự sáng tác.
- GV nhận xét, đánh giá các phần trình bày của HS.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố – dặn dò.
* Củng cố:
Hỏi: Để làm được những bài thơ, đoạn thơ năm chữ, ta cần chú ý đến những yếu tố nào?
* Dặn dò:
- Học nắm đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Nhớ một số vần cơ bản của thể thơ năm chữ.
- Nhận diện được thể thơ năm chữ.
* Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục sưu tầm hoặc tự sáng tác thể thơ năm chữ.
- Đọc và soạn Cây tre Việt Nam:
+ Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm;
+ Đọc kĩ văn bản, nhớ các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu;
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
- Báo cáo sỉ số.
- Nghe ghi tựa bài.
- Nghe.
- HS tự kiểm tra.
-> HS trình bày bài làm của mình.
- Nghe.
- Đọc ghi nhớ và ghi nhận.
- HS trình bày – Nhân xét.
- Nghe.
- Nhắc lại kiến thức.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Củng cố kiến thức:
- Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ.
- Về khổ thơ: mỗi khổ thường có bốn dòng, số khổ thơ trong bài không hạn định.
- Cách ngắt nhịp: thường có nhịp 2/3 hoặc 3/2.
- Về vần thơ: có thể dùng vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng.
- Cách gieo vần: giống như thể thơ bốn chữ.
II. Làm thơ năm chữ trên lớp.
 HS đọc các bài thơ sưu tầm và bài thơ tự sáng tác.
Tuần 30
 Tiết 109
 NS:
 ND:
CÂY TRE VIỆT NAM
 ( THÉP MỚI )
MỤC TIÊU:
-Hiểu và cảm nhận đuợc giá trị và vẻ đẹp của cây tre-một biểu tuợng về đất nuớc và dân tộc Việt Nam.
-Hiểu đuợc những nét đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
1. Kiến thức:
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra bài cũ.
Hỏi : Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ “Mưa”như thế nào?
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
Hoạt động 2:Đọc-hiểu văn bản
- Gọi HS đọc chú thích dấu sao. 
- Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm
- GV giảng thêm về tác giả, tác phẩm.
- Gọi HS đọc văn bản.
Hỏi: Theo em, bài văn chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nêu lên ý gì?
GV gọi HS đọc chú thích SGK
Hoạt động 3: Phân tích 
- GV nhận xét - hướng dẫn HS vào đoạn 1.
Hỏi: Tác giả đã dựa trên căn cứ nào để nhận xét tre là người bạn của nhân dân VN?
Hỏi: Hình vẽ trong SGK gợi cho em cảm nghĩ gì?
- GV nhận xét.
Hỏi Tác giả cảm nhận cây tre Việt Nam qua các biểu hiện cụ thể nào về vẻ đẹp và phẩm chất?
Hỏi Nhận xét về cách dùng từ của tác giả trong các lời văn trên?
- GV nhận xét - chốt lại ý .
- GV hướng dẫn HS sang phần 3.
Hỏi Sự gắn bó của tre với đời sống hằng ngày của người VN đã được giới thiệu như thế nào trên các mặt sinh hoạt: lao động, chiến đấu, sinh hoạt?
Hỏi Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?
- Gv nhận xét -> rút ra ý ghi bảng.
Hỏi Vị trí của cây tre VN trong tương lai đã được dự đoán như thế nào? 
 Hỏi : Ở đoạn cuối tác giả muốn nói điều gì?
Hỏi: Có gì đặc sắc trong hình thức các lời ... ƯỚC
 ( TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN )
 ( I-li-a Ê-ren-bua )
 I.MỤC TIÊU:
 -Hiểu đuợc tư tuởng và lòng yêu nuớc qua một bài tuỳ bút-chính luận.
 -Nhận biết đuợc nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tuỳ bút-chính luận.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẳm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
 - Nét chính về nghệ thuật của văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.
 - Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Đọc – hiểu văn bản tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm.
 - Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đết nước mình.
 III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
 Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra bài cũ.
Hỏi : Nêu những phẩm chất của cây tre? Tre gắn bó với con người như thế nào?
- GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản
- Gọi HS đọc chú thích dấu sao. 
Hỏi : Em hiểu gì về tác giả ?
Hỏi : Hãy nêu xuất xứ của bài văn “Lòng yêu nước” ?
- GV ghi -> giảng về hoàn cảnh xã hội Nga bấy giờ. 
- Hướng dẫn đọc -> GV đọc mẫu một đoạn gọi HS đọc -> nhận xét.
- Tìm hiểu chú thích SGK.
Hỏi : Em hãy tìm đại ý của bài văn ?
- HS trả lời -> GV chốt lại : Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi; tình yêu gia đình, làng xóm, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.
- Chuyển ý -> Phân tích.
Hoạt động 3: Phân tích
- HS đọc từ đầu -> “lòng yêu Tổ quốc”
Hỏi: Mở đầu văn bản tác giả khái quát về lòng yêu nước qua câu văn nào ?
Hỏi:Theo em, tại sao lòng yêu nước lại bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường đó ?
- GV: Đó là biểu hiện sự sống đất nước được con người tạo ra, chúng đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con người.
Hỏi : Hoàn cảnh nào khiến cho người dân Xô viết cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp quê hương ?
Hỏi Hãy tìm chi tiết miêu tả vẻ đẹp riêng của từng vùng miền trên đất nước Xô viết?
Hỏi : Nêu những nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đep đó ?
- GV : Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ vẻ đẹp riêng và tất cả đều thắm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của con người. .
- GV cho HS nêu những nét đẹp riêng đáng nhớ nhất của quê hương mình hay nơi đang sinh sống.
- Cho HS phát hiện câu kết đoạn.
Hỏi : Theo em, câu kết đoạn có gì đặc sắc ?
Hỏi : Hãy nêu nhận xét của em về trình tự lập luận trong đoạn văn trên ?
- HS đọc phần cuối : Có thể nào 
Hỏi : Tác giả cảm nhận được sức mạnh của lòng yêu nước trong hoàn cảnh nào ?
Hỏi : Tại sao khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta thì ta mới hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào ?
- GV liên hệ hai cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. 
Hỏi : Vậy, đối với bản thân em, yêu nước được thể hiện qua hành động nào?
 - GV nhận xét. Chốt lại ý.
- Đọc .
- HS dựa vào phần chú thích -> trả lời.
- Nghe.
- Đọc văn bản.
- HS tìm hiểu chú thích SGK.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.
- Trả lời cá nhân.
- HS tìm trong SGK.
- HS nêu nhận xét.
- Nghe.
- HS nêu những nét đẹp riêng ở quê mình.
- Nêu một chân lí sâu sắc về lòng yêu nước.
- Nêu nhận định về lòng yêu nước -> nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể -> khái quát một qui luật, chân lí . 
- HS trả lời cá nhân: trong chiến tranh.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.
 I. Tìm hiểu chung: 
 a. Tác giả: I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là nhà văn , nhà báo nổi tiếng của Liên Xô.
 b. Tác phẩm: 
 Bài văn “Lòng yêu nước” được trích từ bài báo “Thử lửa” của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua vào cuối tháng 6 năm 1942 – thời kỳ Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941-1945).
c. Đại ý: 
 Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước.
II. Phân tích :
 1. Nội dung :
a.Ngọn nguồn của lòng yêu nước :
 - Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
- Vẻ đẹp của quê hương :
 + Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên sông Vi – na.
 + Miền Xu – cô – nô thân cây mọc là là mặt nước, đêm trăng sáng hồng, 
 + Người xứ U – crai – na nhớ bóng thuỳ dương tư lự, cái bằng lặng của trưa hè, 
-> Tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương.
- “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc ”
-> Khái quát một chân lí sâu sắc về lòng yêu nước
b. Sức mạnh của lòng yêu nước :
- Thể hiện trong thử thách chiến tranh.
- Trong nguy cơ mất nước.
- GV yêu cầu HS khái quát nghệ thuật của bài ?
- Nêu nọi dung của văn bản?
Tích hợp tư tuởng Hồ Chí Minh:về tư tuởng độc lập dân tộc,lòng yêu nuớc củ Bác.
- Trả lời 
- Trả lời 
 2. Nghệ thuật :
- Kết hợp chính luận với trữ tình.
- Kết hợp sự miêu tả tinh tế , chon lọc những hính ảnh tiêu biểu của từng miền với những biểu hiện cảm xúc thiết tha , sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.
- Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước lô – gíc và chặt chẽ.
III.Tổng kết:
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà,xóm , phố, quê hương . Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong mọi thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc.Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.
 Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. 
* Củng cố :
Hỏi : Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì ?
*Hướng dẫn tự học :
- Gọi HS đọc thêm.
 + Học bài.
 + Chuẩn bị : Câu trần thuật đơn có từ là.
- HS trả lời cá nhân. .
- Đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tuần: 30
Tiết: 112
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
MỤC TIÊU:
 -Nắm đuợc khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là.
 -Biết sử dụng hiệu quả loại câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ Là.
 - Các kiểu câu trần thuật đơn có từ Là.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ Là và xác định được các cấu tạo câu trần thuật đơn có từ Là trong văn bản.
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ Là.
 - Đặt được câu trần thuật đơn có từ Là.
 III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 : Khởi động 
Ổn định nề nếp – sỉ số.
 - Kiểm tra bài cũ.
Hỏi Thế nào là câu trần thuật đơn ?
 - GV giới thiệu bài mới.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe và ghi tựa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Gọi HS đọc 4 ví dụ SGK.
- Yêu cầu HS xác định vị ngữ..
- Hỏi: Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
- GV nhận xét .
- Hỏi: Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên : không, không phải, chưa, chưa phải.
- GV nhận xét- chốt lại đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Gọi HS đọc các câu vừa phân tích ở phần 1.
Hỏi: Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
Hỏi: Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
Hỏi: Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
Hỏi: Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
- GV hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi rồi rút ra bốn kiểu cvâu thường gặp.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc.
- HS xác định vị ngữ.
+ Câu a, b, c: là + cụm danh từ; câu d : là + tính từ.
-Nghe.
- HS trả lời cá nhân: chỉ điền được: không phải, chưa phải.
- Nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
-HS đọc.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
- Đọc ghi nhớ.
 I. Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là:
1.Ví dụ:
 a. Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
 ( là + cụm danh từ)
 b. Truyền thuyết / là loại truyện dân gian kì ảo.
 ( là + cụm danh từ).
 c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
 ( là + cụm danh từ)
d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
 (là + tính từ).
2.Kết luận:
Trong câu trần thuật đơn có từ là:
-Vị ngữ thuờng do từ là kết hợp với danh từ(cụm danh từ)tạo thành.Ngoài ra,tổ hợp giữa từ là với động từ(cụm động từ)hoặc tính từ(cụm tính từ),cũng có thể làm vị ngữ.
-Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định,nó kết hợp với các cụm từ không phải,chưa phải.
II.Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
1.Ví dụ:
 + Câu định nghĩa: câu b.
 + Câu giới thiệu : câu a.
 + Câu miêu tả (hoặc giới thiệu): câu c.
 + Câu đánh giá: câu d. 
2.Kết luận : Có một kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau:
- Câu định nghĩa .
- Câu giới thiệu .
- Câu miêu tả (hoặc giới thiệu)
 - Câu đánh giá. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập. 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 – Gọi HS trình bày.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. 
- Gọi HS trình bày.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3.
- Cho HS thảo luận.
- Goi đại diện nhóm trình bày.
- Đọc.
- HS trả lời cá nhân. .
- Đọc.
- HS trả lời cá nhân. 
- Đọc.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
 III. Luyện tập. 
 Bài tập 1: 
 Các câu trần thuật đơn có từ là: Câu a, c, d, e.
Bài tập 2: 
 a. Hoán dụ / là gọi tên..cho sự diễn đạt. (câu định nghĩa).
 c. Tre / là cánh tay của người nông dân. (Câu giới thiệu).
 d. Bồ các / là bác chim ri. (Câu giới thiệu).
 e. Khóc / là nhục.
 Rên / hèn.
 Van, / yếu đuối.
 ..Dại khờ / là những lũ người câm.(Câu đánh giá).
Bài tập 3 : 
Đoạn văn tham khảo:
 Nam là bạn thân nhất của em. Bạn Nam học rất giỏi. Năm nào, bạn ấy cũng là HS xuất sắc, là “Cháu ngoan Bác Hồ”. Em rất thán phục bạn và hứa sẽ phấn đấu học giỏi như bạn Nam.
Hoạt động 4: củng cố – Dặn dò
*Củng cố.
- Hỏi: Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?
* Hướng dẫn tự học : 
- Học bài: chú ý nhớ đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là.Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là..
- Chuẩn bị: Lao xao.(giảm tải),về đọc thêm bài.
- Trả lời cá nhân.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tuaàn : 31 
 Tieát : 113 - 114 
Ngaøy soaïn :
Ngaøy daïy : 
LAO XAO (TRÍCH TUỔI THƠ IM LẶNG – DUY KHAN )
	(Giảm tải)

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6(20).doc