Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105 đến 108 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105 đến 108 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cỏc thành phần chớnh của cõu

- Phõn biệt thành phần chớnh và thành phần phụ của cõu

2. Kĩ năng:

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu

- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước

3. Thái độ:

- Biết cách đặt câu và sử dụng câu có đủ các thành phần trong văn nói và văn viết.

II. CHUẨN BỊ :

- GV:

- HS:Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK

III. TIẾN TRÌNH :

1. Kiểm tra:

2. Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 105 đến 108 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng. 6a..6b..
 Tiết 105 - 106 : viết tập làm văn tả người
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Qua tiết viết bài, nhằm đánh giá HS trên các phương diện sau:
- Biết cách làm văn tả người qua bài thực hành viết 
- Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước
2. Kĩ năng:
- Rèn các kĩ năng: Diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp...
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng các kĩ năng viết văn miêu tả vào bài viết.
II. Chuẩn bị :
- GV:	Ra đề, đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn tập văn miêu tả người
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
 * Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
 * Đáp án - Biểu điểm 
+ Đáp án :
- Thể loại: Văn miêu tả ( Tả người)
- Nội dung: Tả về người thân và thể hiện được quan hệ thân thiết của người viết.
+ Dàn ý :
* Mở bài :Giới thiệu khái quát về ngời mình định tả
* Thân bài : Tả chi tiết 
- Hình dáng
- Tính tình
- Hành động, cử chỉ, việc làm
- Tình cảm
- Quan hệ với người xung quanh và quan hệ với mình.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ , nhận xét về đối tượng miêu tả.
+ Biểu điểm 
- Điểm 9 - 10: Hiểu rõ đề, miêu tả được toàn diện và làm nổi bật hình ảnh người thân, mối quan hệ, văn viết có tình cảm, hành văn lu loát, bài viết có cấu tạo rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi thông thường, trình bày sạch đẹp.
- Điểm 7- 8 :Nội dung rõ ràng, làm nổi bật được đối tượng miêu tả, diễn đạt khá trôi chảy, bài viết khá sinh động, mắc không quá 2 lỗi thông thường
- Điểm 5 -6 : Bài viết đủ 3 phần, miêu tả được đối tượng, diễn đạt chưa thật trôi chảy, chưa diễn tả được mối quan hệ của đối tượng , còn mắc lỗi thông thường.
- Điểm 3 -4: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả và 1-2 loại lỗi khác.
- Điểm 1 - 2: Bài viết chưa chọn vẹn, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả và một số lỗi khác.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
3. Củng cố:
 - Nhận xét giờ viết bài, thu bài.
4.Hướng dẫn :
- Ôn lại văn miêu tả người 
- Chuẩn bị bài : Các thành phần chính của câu.
.........
Ngày giảng. 6a..6b..
 Tiết 107 : Các thành phần chính của câu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cỏc thành phần chớnh của cõu
- Phõn biệt thành phần chớnh và thành phần phụ của cõu
2. Kĩ năng:
- Xỏc định được chủ ngữ và vị ngữ trong cõu
- Đặt được cõu cú chủ ngữ, vị ngữ phự hợp với yờu cầu cho trước
3. Thái độ:
- Biết cách đặt câu và sử dụng câu có đủ các thành phần trong văn nói và văn viết.
II. Chuẩn bị :
- GV:	
- HS:Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1: Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
GV:Em hãy nhắc lại các thành phần câu đã được học ở tiểu học ( CN - vị ngữ - Trạng ngữ )
GV treo bảng phụ ghi ví dụ
GV:Tìm các thành phần đó trong ví dụ trên ?
HS: tỡm /trỡnh bày
GV:Thử lược bỏ lần lượt từng thành phần trong câu trên và cho biết:
 - Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt nghĩa trọn vẹn 
( CN - VN ) - TP chính
 - Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu ?
( Trạng ngữ ) - TP phụ
HS đọc ghi nhớ. SGK T 92
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm và chức năng ngữ pháp của vị ngữ. 
HS đọc lại ví dụ đã phân tích
GV:Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước ?
( phó từ thời gian : đã, sẽ, đang )
GV:Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
( Làm gì ? làm sao ? như thế nào ? là gì ? )
 HS đọc ví dụ ( bảng phụ ) 
Tìm vị ngữ trong các câu.
GV: Vị ngữ là từ hay cụm từ ? 
( Từ hoặc cụm từ )
GV: Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc loại nào ?
( Thường là ĐT - Cụm từ ĐT ( VD a ) TT - Cụm từ TT ( VD b );Vị ngữ còn có thể là cụm DT ( câu 1 ý c )
GV: Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ ?
(Một VN: câu 1 ý c, câu 2 ý c
Hai VN: VD a
Bốn VN: VD b
HS đọc ghi nhớ ( SGK )
HĐ3 : Tìm hiểu về chủ ngữ
HS đọc lại VD phân tích ở phần II.
GV: Chủ ngữ thường trả lời những câu hỏi nào ?
( Ai ? cái gì ? con gì ? ... )
GV: Mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ và hoạt động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là mối quan hệ gì ?
GV: Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở ví dụ phần II ?
( CN có thể là đại từ, DT, cụm từ DT ... )
GV: Câu có thể có một chủ ngữ ( a,b ) có thể có nhiều VN ( c câu 2 )
VD : - Thi đua là yêu nước
 - Cần cù là truyền thống quý báu của dân ta
 HS đọc ghi nhớ ( SGK )
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.
GV: Xác định chủ ngữ, vị ngữ ? 
GV: CN - VN trong mỗi câu có cấu tạo như thế nào?
HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS hoạt động nhóm ( nhóm 1 : a ; nhóm 2 : b ; nhóm 3 : c )
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chữa bài
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
* Ví dụ:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
 (Tô Hoài)
- Chủ ngữ và vị ngữ bắt buộc phải có mặt trong câu.(TP chính)
- Trạng ngữ không bắt buộc có mặt trong câu (TP phụ)
* Ghi nhớ: SGK
II. Vị ngữ:
* Ví dụ:
 - Vị ngữ là từ hoặc cụm từ
- Vị ngữ có thể là cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ.
- Mộ câu có thể có nhiều vị ngữ.
* Ghi nhớ ( T 93 )
III. Chủ ngữ 
- CN biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở VN
- CN là đại từ ( VD a )
- CN là danh từ hoặc cụm DT ( VD b,c )
- CN là động từ hoặc CĐT
- CN là tính từ hoặc cụm TT
* Ghi nhớ ( SGK - T 93 )
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1 
- Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành ... cường tráng .... ( cụm DT ) Đôi càng tôi mẫn bóng ( TT )
- Những cái vuốt ở khoe ở chân cứ ... nhọn hoắt - ( Hai cụm TT )
- Thỉnh thoảng ... Tôi co cẳng lên, đạp ... ngọn cỏ ( VN, hai cụm TT ) 
- Những ngọn cỏ gẫy rạp ... lia qua - ( VN cụm ĐT )
2.Bài tập 2 
a. Tôi học bài chăm chỉ
b. bạn Lan rất hiền
c. Bà đỡ trần là người huyện Đông Triều.
3. Củng cố 
- Chủ ngữ là gì ? vị ngữ là gì ?
- CN - VN có mối quan hệ như thế nào ?
4. Hướng dẫn:
- Học bài 
- Làm tiếp bài tập 2, bài tập 3 ( T 94 )
- Chuẩn bị : Tập làm thơ 5 chữ
+ Tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ
+ Trả lời câu hỏi SGK
+ Tập làm thơ 5 chữ ở nhà.( ớt nhất mỗi em một bài)
.
Ngày giảng. 6a..6b..
 Tiết 108 : Thi làm thơ năm chữ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Cỏc khia niệm vần chõn, vần lưng, vần liền, vần cỏch được củng cố lại
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ
3. Thái độ:
- Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng .
II. Chuẩn bị :
- GV:	Một số đoạn thơ 5 chữ
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ- chuẩn bị cho phần thi làm thơ.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
GV:Em biết những bài thơ nào viết theo thể thơ năm chữ ?
( Đêm nay Bác không ngủ; Tức cảnh Pác Bó; Mùa xuân nho nhỏ)
GV đọc một số bài thơ 5 chữ để học sinh tham khảo
GV:Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ 5 chữ?
HS: dựa vào cỏc bài đó học nờu đặc điểm thể thơ năm chữ
GV chỉ ra đặc điểm của thể thơ 5 chữ qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"
HĐ2: Học sinh thi làm thơ 5 chữ.
HS : trao đổi nhóm những bài thơ đã làm ở nhà
- Chọn bài để giới thiệu trước lớp
-Mỗi nhóm cử đại diện trình bày /nhận xét bài của bạn: Về nội dung, vần, nhịp
GV:nhận xét từng bài theo đặc điểm thể thơ năm chữ
GV đánh giá giờ học
I. Chuẩn bị:
* Đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Mỗi dòng 5 chữ
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3
- Không hạn định số câu
- Vần thay đổi
II. Thi làm thơ 5 chữ
3. Củng cố:
- Đặc điểm của thể thơ 5 chữ ?
- Lứu ý về vần, nhịp của thể thơ 5 chữ.
4. Hướng dẫn:
- Nhớ đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Nhớ một số vần cơ bản
- Nhận diện được thể thơ năm chữ
- Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ này hoặc tự sỏng tỏc cỏc bài thơ năm chữ về ngày 26-3.
- Soạn: Cây tre Việt Nam.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc