Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101: Hoán dụ - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101: Hoán dụ - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Nắm vững khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ và các kiểu hoán dụ.

- Luyện kĩ năng phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.

II. Chuẩn bị

- Đối với GV: Đọc kĩ SGK, SGV và chuẩn bị thêm VD

- Đối với HS: Đọc SGK và soạn bài trước ở nhà

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Em hãy cho biết ẩn dụ là gì? VD

- Nêu các kiểu ẩn dụ?

3. Giới thiệu bài mới

 Ở tiết trước chúng ta đã có dịp tìm hiểu về biện pháp tu từ ẩn dụ dùng tên sự vật này để gọi tên sự vật khác khi chúng có nét tương đồng, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một biện pháp tu từ mới đó hoán dụ.

4. Tiến trình bài dạy

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101: Hoán dụ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 101: Tiếng Việt
HOÁN DỤ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nắm vững khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ và các kiểu hoán dụ.
- Luyện kĩ năng phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.
II. Chuẩn bị
- Đối với GV: Đọc kĩ SGK, SGV và chuẩn bị thêm VD
- Đối với HS: Đọc SGK và soạn bài trước ở nhà
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy cho biết ẩn dụ là gì? VD
- Nêu các kiểu ẩn dụ?
3. Giới thiệu bài mới
 Ở tiết trước chúng ta đã có dịp tìm hiểu về biện pháp tu từ ẩn dụ dùng tên sự vật này để gọi tên sự vật khác khi chúng có nét tương đồng, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một biện pháp tu từ mới đó hoán dụ. 
4. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu hoán dụ là gì?
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 SGK/ 82
- Áo nâu và áo xanh gợi cho em liên tưởng đến những ai?
- Giữa áo nâu với nông thôn, áo xanh với thành thị có mối liên hệ gì?
-Em hãy so sánh cách diễn đạt của VD trên với cách diễn đạt: "Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên"?
- GV : Từ áo nâu và áo xanh làm ta liên tưởng tới những người nông dân và công nhân. Vì nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu, công nhân đi làm thường hay mặc quần áo màu xanh. Cách viết như vậy gọi là phép tu từ hoán dụ.
- Từ các từ sau em liên tưởng đến điều gì?
+ Đầu xanh 
+ Đầu bạc 
+ Mày râu 
+ Má hồng 
- Vậy em hiểu thế nào là hoán dụ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 82
*Hoạt động 2
Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu hoán dụ
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 SGK/83
- Bàn tay gợi cho em liên tưởng dến sự vật nào?
- Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?
- "Một" và "Ba " gợi cho em liên tưởng tới điều gì?
- Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
- "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng tới sự kiện gì?
- Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
- GV gọi HS đọc Câu a BT1 phần Luyện tập
Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
- Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trên?
- Em hãy cho biết có mấy kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/83
* Hoạt động 3
Hướng dẫn HS Luyện tập
1. Bài tập 1 SGK/84
- Gọi HS đọc BT 1
Chỉ ra phép hoán dụ và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật?
- Gọi HS làm từng câu theo yêu cầu đề
- GV nhận xét và sửa
GV: Một xã hội phát triển là cả kinh tế và giáo dục đều phát triển trong đó kinh tế là động lực, giáo dục là mục đích.
2. Bài tập 2 SGK/83
Em hãy phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ? 
- GV cho HS thảo luận nhóm 5’
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS bổ sung
-GV nhận xét
- HS đọc
- áo nâu và áo xanh liên tưởng tới những người nông dân và công nhân.
- HS trả lời
* So sánh: 
- Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá trị biểu cảm.
- Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông báo sự kiện, không có giá trị biểu cảm.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- HS đọc
a Bàn tay: Bộ phận của cơ thể người, công cụ đặc biệt để lao động tạo ra của cải vật chất.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
- HS đọc
- HS làm
- HS trả lời
- HS bổ sung
I. Hoán dụ là gì?
1. VD: SGK/82
 Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên.
- Áo nâu, áo xanh liên tưởng đến nông dân và công nhân
- Áo nâu "nông thôn 
 - Áo xanh " thành thị 
[Hoán dụ
VD:
+ Đầu xanh "tuổi trẻ
+ Đầu bạc " tuổi già
+ Mày râu " đàn ông
+ Má hồng " phụ nữ
2. Ghi nhớ
SGK/82
II. Các kiểu hoán dụ
1. VD: SGK/83
a Bàn tay: Bộ phận của cơ thể
" Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
b. Một và ba: số lượng ít và nhiều.
" Lấy cái cụ thể để gọi cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
c. Đổ máu: Chiến tranh, chết chóc, sự kiện khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở thành phố Huế.
" Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
d. Làng xóm: Chỉ người dân sống trong cùng một xóm
" Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
[ Có 4 kiểu hoán dụ
2. Ghi nhớ
SGK/83
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
b. 
- Mười năm: thời gian ngắn, cụ thể
- Trăm năm: Thời gian dài, trừu tượng
" Quan hệ: cụ thể và trừu tượng.
- Trồng cây: Lợi ích về kinh tế
- Trồng người: Sự giáo dục
+ Hoán dụ: Trồng cây- xây dựng xã hội phát triển.
+ Trồng người- xây dựng xã hội mới.
" Quan hệ:
* Kinh tế: Bộ phận - Toàn thể.
* Giáo dục: Công việc đặc trưng - Toàn bộ sự nghiệp.
c. 
Áo chàm: Hoán dụ kép.
- Áo chàm (y phục): Chỉ người dân sống ở Việt Bắc thường mặc áo màu chàm.
" Quan hệ: Dấu hiệu của SV để gọi SV
- Áo chàm: Chỉ quần chúng cách mạng người dân tộc ở Việt Bắc, chỉ tình cảm của quần chúng cách mạng nói chung đối với Đảng, Bác.
" Quan hệ: Bộ phận và toàn thể.
d.
- Trái đất: Chỉ nhân loại đang sống trên trái đất.
" Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.
2. Bài tập 2
Ẩn dụ và hoán dụ
- Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- Khác nhau:
+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận, liên quan với nhau.
+ Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng về hình thức hay phẩm chất của sự vật, hiện tượng.
IV. Củng cố, dặn dò
- Về nhà học bài
- Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ
\

Tài liệu đính kèm:

  • dochoan du.doc