A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được sức sống, sự phong phú sinh động của bức tranh thiên nhiên.
- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá.
B HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Đọc và tìm hiểu bài thơ
- Tìm hiểu về thể thơ, nhịp điệu của bài thơ: Nhận xét về các số chữ trong các dòng thơ và nhịp điệu bài thơ có gì đặc biệt.
-Trong bài Mưa, tác giả đã sử dụng nhiêut thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, cùng nhịp nhanh, dồn dập và những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng nhịp dồn dập của cơn mưa rào mùa hè.
- Trình tự miêu tả của bài thơ:
-GV yêu cầu hỏi về trình tự miêu tả
Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gianvà qua các trạng thái , hoạt động của các sự vật và loài vật , từ lúc sắp mưa đến khi trong cơn mưa .
Tiết 100 Văn bản: Mưa Trần Đăng Khoa A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Cảm nhận được sức sống, sự phong phú sinh động của bức tranh thiên nhiên. Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá. B Hướng dẫn học sinh tự học 1. Đọc và tìm hiểu bài thơ - Tìm hiểu về thể thơ, nhịp điệu của bài thơ: Nhận xét về các số chữ trong các dòng thơ và nhịp điệu bài thơ có gì đặc biệt. -Trong bài Mưa, tác giả đã sử dụng nhiêut thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, cùng nhịp nhanh, dồn dập và những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng nhịp dồn dập của cơn mưa rào mùa hè. - Trình tự miêu tả của bài thơ: -GV yêu cầu hỏi về trình tự miêu tả Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gianvà qua các trạng thái , hoạt động của các sự vật và loài vật , từ lúc sắp mưa đến khi trong cơn mưa . Từ trình tự ấy, tìm bố cục của bài thơ : + Từ đầu đầu tròn Trọc lóc (quang cảnh lúc sắp mưa với những hoạt động, trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật ) + Tiếp Cây cối hả hê”(Cảnh vật trong mưa ) + Còn lại (Hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội trong mưa) Điều đáng chú ý trong việc miêu tả cơn mưa là bài thơ không chỉ miêu tả trực tiếp cơn mưa với sấm , chớp , nước mưamà còn miêutả cảnh vật cây cối , con người trước và trong cơn mưa . Chính qua những trạng thái và hoạt động này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và tác động của cơn mưa đến toàn bộ cảnh vật trên mặt đất. 2-tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ GV dựa vào câu hỏi hai và 3 trong SGK để hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả bài thơ. - Bức tranh cơn mưa rào đựoc miêu tả qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết về hình dáng, động tác hoạt động của nhiều cảnh vật, loài vật trứoc và sau cơn mưa, được quan sát và cảm nhận bằng mắt và tâm hồn hồn nhiên, tinh tế rất trẻ thơ và nhân đạo cùng với s tưởng tượng, liên tưởgn phong phú mạnh mẽ của tác giả. VD : từ hình dáng của cây cỏ gà động tác rung rinh của nó trong gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe, còn nhưng cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như tre đang gỡ mớ tóc rối của mình Một số nét đặc sắc trong nghệ thuật nổi bật trong nghệ thuật miêu tả bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng một cách chính xác và rộng rãi GV cho HS thống kê các trường hợp dùng phép nhân hoá trogn bài thơ và cho phân tích một Số trường hợp tiêu biểu VD: ông trời mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân đầy đường Những hình ảnh nhân hoá đã tạo ra một hình tượng, một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ khẩn trương Phép nhân hoá ở đây được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả nặng liên tưởng của nhà thơ 3. Tìm hình ảnh của con người ở cuối bài thơ ? Nhận xét về ý nghĩa biểu tượng tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh ở cuối khổ thơ? Hình ảnh con người ở đây là hình ảnh người cha đi cày về ( một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê) đã hiên lên nổi bật với một dáng vẻ lớn lao vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp của trận mưa. Hình ảnh này đựơc xây dựng theo nối ẩn dụ khoa trương. người cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả quan sát và liên tưởng như là đội sấm. đội chớp, đội cả trời mưa. Nhờ thế các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tàm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ. 4. Tổng kết về giá trị nội dung và gía trị nghệ thuật của bài thơ. - Bài thơ đã miêu tả chình sác sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua các hoạt động trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa. - Bài thơ thể hiện thể thơ tự do với các câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh và dồn dập, sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, thể hiện tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, lăng lực liên tưởng, tượng tượng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc.
Tài liệu đính kèm: