Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

A. Mục tiêu cần đạt:

 * Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được:

 - Thế nào là nghĩa của từ.

 - Một số cách giải thích nghĩa của từ.

 * Kĩ năng:

 - Giải thích nghĩa của từ để dùng từ một cách có ý thức trong nói viết.

 B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài

 - Học sinh: Chuẩn bị bài.

 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

 ? Từ mượn là gì ? Nêu nguyên tắc mượn từ? Đặt câu với từng cặp từ: Phu nhân - vợ. Nhận xét cách dùng.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Ở bài học trước các em đã nắm được từ là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu. Vậy nghĩa của từ là gì, bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.

 * Hoạt động 3: Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:9/9/08
Ngày dạy: 6A1:12/9
 6A2:11/9
Tiết 10: Nghĩa của từ
A. Mục tiêu cần đạt:
 * Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được:
	- Thế nào là nghĩa của từ.
	- Một số cách giải thích nghĩa của từ.
 * Kĩ năng:
 - Giải thích nghĩa của từ để dùng từ một cách có ý thức trong nói viết.
	B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài
	- Học sinh: Chuẩn bị bài.
 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
	* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. 
	? Từ mượn là gì ? Nêu nguyên tắc mượn từ? Đặt câu với từng cặp từ: Phu nhân - vợ. Nhận xét cách dùng.
	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 	ở bài học trước các em đã nắm được từ là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu. Vậy nghĩa của từ là gì, bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu. 
 * Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
GV: Gọi học sinh đọc bài tập (SGK)
- Giáo viên ghi bảng bài tập.
- Học sinh đọc.
I. Nghĩa của từ là gì?
1. Bài tập.
- Tập quán: Thói quen của 1 cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
- Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
? Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận (lưu ýphần trước và sau dấu 2 chấm).
- Học sinh trả lời.
- Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
* Nhận xét: Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận:
+ Tập quán: từ được chú thích.
+ Giải thích nghĩa của từ.
? Bộ phận nào trong chú thích ứng với nghĩa của từ?
- Học sinh trả lời.
- Bộ phận thứ 2 giải nghĩa của từ
Nội dung
Hình thức
? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình sau đây?
Nghĩa của từ: Nội dung
? Hiểu thế nào là nghĩa của từ?
? Lấy ví dụ và cho biết nghĩa của từ đó?
? Giải thích từ: Cây, đi, già và cho ví dụ. ( Thảo luận).
- Học sinh trả lời.
-Học sinh khái quát.
-Học sinh lấy ví dụ.
-HS thảo luận.
2. Ghi nhớ:
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Ví dụ: Học sinh: Người theo học ở nhà trường.
- Cây: 1 loại thực vật có rễ, thân, cành, lá rõ rệt. Ví dụ: cây bưởi
-Gọi đại diện các nhóm trình bày.
-Đại diện các nhóm trình bày.
- Đi: Hoạt động rời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường: Đi học, đi chợ
- Già: Tính chất của sự vật phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối: Cau già.
1, Điền các từ: Đề bạt, đề cử, đề xuất vào các câu.
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
-Học sinh lên bảng điền từ vào nội dung thích hợp.
a, Đề đạt: Trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
b, Đề bạt: Cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
GV: gọi học sinh nhận xét.
- Học sinh nhận xét bạn làm.
c, Đề cử: Giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử. 
d, Đề xuất: Đưa ra vấn đề để xem xét, giải quyết.
2, Chọn từ điền vào chỗ trống:
-Điền phiếu
Chúng ta thà  tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
+ Chọn trong số các từ: chết, hy sinh, thiệt mạng 1 từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập - sách giáo viên.
-Học sinh lên bảng làm.
- Trong trận chiến đấu ác liệt vừa qua những đồng chí đã 
II. Cách giải thích nghĩa của từ
? Theo dõi lại cách giải thích các từ trong ví dụ. Phần I.
? Trong các chú thích trên em thấy nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
-Học sinh trả lời.
a, Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
b, c, Giải thích bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
? Các cách giải thích nghĩa của từ: 
-Học sinh trả lời.
- 2 cách:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Định ra những từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
* Ghi nhớ: sgk
GV: Khái quát lại nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10-Nghia cua tu.doc