Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 71 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 71 - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh :

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”.

1. Kiến thức

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

 - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.

 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hoá của người Việt.

2. Kĩ năng

 - Đọc - hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi nói về hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước, những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước.

B. Kĩ năng sống

 - Tự nhận thức và xác định các thông tin.

 - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ của mình về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

C. Chuẩn bị :

- Giáo viên : + Soạn bài, đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

 + Tranh : Bánh chưng, bánh giầy

 + Kĩ thuật : Động não, suy nghĩ về cách giải thích một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghệ nông của người Việt.

- Học sinh : Soạn bài

 

doc 220 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 71 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC KÌ I
	 TUẦN 1
S : TIẾT 1 : CON RỒNG CHÁU TIÊN
G : ( Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
	- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
	- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”.
	- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
1. Kiến thức 
	- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
	- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2. Kĩ năng
	- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
	- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
	- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc.
* Tích hợp : Liên hệ : Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
B. Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức và xác định các thông tin.
	- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ của mình về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
C. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : + Soạn bài, đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
	 + Tranh : Con Rồng cháu Tiên.
	 + Kĩ thuật : Động não, suy nghĩ về cách giải thích nguồn gốc dân tộc, đoàn kết, tự hào dân tộc.
- Học sinh : Soạn bài
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1
1. Tổ chức : 6A :
	 6B :
	 6C :
2. Kiểm tra : - Sách vở của học sinh
	 - Vở soạn bài 
3. Bài mới :
 * Hoạt động 2
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS
- Hãy kể tóm tắt truyện từ 5-7 câu?
- Đọc kĩ phần chú thích * và nêu hiểu biết của em về truyền thuyết?
- Em hãy giải nghĩa các từ: ngư tinh, mộc tinh, hồ tinh và tập quán?
- Theo em trruyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Lạc Long Quân và Âu cơ được giới thiệu qua những chi tiết nào? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng)
- Em có nhận xét gì về chi tiết miêu tả Lạc Long Quân và Âu cơ?
- Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng LLQ và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài vật khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì?
* GV bình: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng
 tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn
 gốc giống nòi của dân tộc VN ta.
- Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng LLQ và Âu Cơ hiện lên như thế nào?
* GV bình: Cuộc hôn nhân của họ là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con ngươì, thiên nhiên, sông núi.
- Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? đây là chi tiết ntn? Nó có ý nghĩa gì?
* GV bình: Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đề đẻ trứng. Tiên (chim) cũng để trứng. Tất cả mọi người VN chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. DTVN chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh -> nhấn mạnh sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt.
- Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh gì?
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? 
-Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì?
- Bằng sự hiểu biết của em về LS chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không?
* GV bình: LS mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi TQ bị lâm nguy, ND ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót,
 nhường cơm
 xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực.
- Trong tuyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
- Trong truyện này, chi tiết nói về LLQ và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn cuối
- Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
- Vậy theo em, cốt lõi sự thật LS trong truyện là ở chỗ nào?
* GV: Cốt lõi sự thật LS là mười mấy đời vua Hùng trị vì. còn một bằng chứng nữa khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc, ngày cả nước hành quân về cội nguồn: 
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
và chúng ta tự hào về điều đó. Một lễ hội độc đáo duy nhất chỉ có ở VN!
 * Hoạt động 3
I-Tiếp xúc văn bản
1-Đọc và kể
Yêu cầu đọc : Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ phi thường 
2-Tìm hiểu chú thích
- Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
3- Bố cục: 3 phần
a. Từ đầu đến...long trang : Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
b. Tiếp...lên đường : Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và Lạc Long Quân, Âu Cơ chia con
c. Còn lại : Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên.
II- Phân tích
1. Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu cơ
Lạc Long Quân Âu Cơ
- Nguồn gốc: thần Tiên
- Hình dáng: mình Xinh đẹp tuyệt trần
rồng ở dưới nước
- Tài năng: có nhiều 
phép lạ, giúp dân diệt 
trừ yêu quái
-> Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí.
2. Diễn biến truyện
a. Âu Cơ sinh nở kì lạ
- Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi.
-> Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt
b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con
- 50 người con xuống biển;
- 50 Người con lên núi
- Cùng nhau cai quản các phương, dựng xây đất nước.
-> Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển DT: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất DT. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
* Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.
- Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
3. Kết thúc truyện
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
- Giải thích nguồn gốc của người VN là con Rồng, cháu Tiên.
-> Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật
Chi tiết tưởng tượng hoang đường, hình tượng thần đẹp kì vĩ
2- Nội dung 
Giải thích, suy tôn nguồn gốc, ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta
* Ghi nhớ ( sgk)
* Luyện tập
1. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? vì sao?
2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết?
- Kinh và Ba Na là anh em
- Quả trứng to nở ra con người (mường)
- Quả bầu mẹ (khơ me)
* Hoạt động 4 :	
4- Củng cố: 
- Em hãy cho biết đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta?
- Theo em, tại sao tuyện này được gọi là truyền thuyết? Truyện có ý nghĩa gì?
5- Về nhà :
- Học bài, tóm tắt truyện
- Soạn bài : Bánh chưng bánh giày
S : TIẾT 2 : (HDĐT) BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
G : ( Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”.
1. Kiến thức 
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
	- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
	- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2. Kĩ năng
	- Đọc - hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
	- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi nói về hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước, những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước.
B. Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức và xác định các thông tin.
	- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ của mình về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
C. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : + Soạn bài, đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
	 + Tranh : Bánh chưng, bánh giầy
	 + Kĩ thuật : Động não, suy nghĩ về cách giải thích một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghệ nông của người Việt.
- Học sinh : Soạn bài
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1
1. Tổ chức : 6A :
	 6B :
	 6C :
2. Kiểm tra : Thế nào là truyền thuyết? Truyện “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa gì?
3. Bài mới :
 * Hoạt động 2
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS
- Hãy kể tóm tắt truyện?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích: 1,2,3,4,8,9,12,13
- Theo em trruyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Mở đầu câu chuyện muốn giới thiêụ với chúng ta điều gì?
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
- Ý định của vua ra sao?(qua điểm của vua về việc chọn người nối ngôi)
- Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức gì?
* GV: Trong truyện dân gian giải đố là1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật
- Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi mới và tiến bộ so với đương thời?
- Qua đây, em thấy vua Hùng là vị vua như thế nào?
- Cho HS đọc phần 2
- Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì?
- Vì sao Lang Liêu được thần báo mộng?
* GV: Các nhân vật mồ côi, bất hạnh
 thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.
- Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho lang Liêu?
- Kết quả cuộc thi tài giữa các ông Lang như thế nào?
- Vì sao hai thứ bánh của ... nhà : 
 - Học bài.
	- Ôn lại toàn bộ chương trình ngữ văn đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
S : TIẾT 67- 68 : KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ I
G : 
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Qua giờ kiểm tra hệ thống hoá được kiến thức đã học về Tiếng Việt, tập làm văn, văn học.
- Đánh giá được khả năng nhận thức, ghi nhớ, bài học của mỗi học sinh.
1. Kiến thức 
- Các kiến thức đã học về Tiếng Việt, tập làm văn, văn học trong học kì I ở lớp 6.
2. Kĩ năng
	- Vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
	- Rèn kĩ năng làm bài tổng hợp cho học sinh.
3. Thái độ
	- Có ý thức hệ thống kiến thức, tự học ở học sinh.
- Giáo dục ý thức tự giác trong làm bài cho HS .
B. Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức, tích cực trình bày kiến thức, suy nghĩ của mình qua bài làm tổng hợp.
C. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : Soạn bài.
	- Học sinh : Ôn bài
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức : 6A :
	 6B :
	 6C :
2. Kiểm tra :
 Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới :
 Đề + đáp án do Phòng Giáo dục ra.
4 - Củng cố : 
	- Hết giờ giáo viên thu bài.
- Nhận xét giờ học.
5- Về nhà : 
	- Ôn lại toàn bộ chương trình ngữ văn đã học.
- Soạn bài : Chương trình ngữ văn địa phương.
TUẦN 18
S : 
G : TIẾT 69 : HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : THI KỂ CHUYỆN 
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Ngoại khoá phần văn học cuối kì- Cả lớp cùng tham gia kể chuyện dân gian.
1. Kiến thức 
 - Một số truyện dân gian.
2. Kĩ năng
 - Kể truyện dân gian đã sưu tầm hoặc đã học.
3. Thái độ
 - Có ý thức đọc, sưu tầm truyện cổ dân gian.
B. Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức và xác định kiến thức của truyện cổ dân gian.
	- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ của mình về phần thi kể chuyện dân gian.
C. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : + Soạn bài, truyện cổ dân gian.
- Học sinh : Soạn bài
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức : 6A :
	 6B :
	 6C :
2. Kiểm tra :
Kể lại truyện thầy thuốc giỏi cất nhất ở tấm lòng? Qua câu chuyện đó, người viết muốn gửi tới chúng ta điều gì?
3. Bài mới :
- GV hướng dẫn HS những yêu cầu của giờ học.
- Yêu cầu khi kể chuyện?
- GV cung cấp thêm một số tư liệu.
- Tìm ý nghĩa, bài học rút ra của mỗi truyện?
1- Phần kể chuyện
- HS nhập vai nhân vật kể một câu chuyện đã học.
VD : Thầy bói xem voi, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,...
- Kể một truyện em sưu tầm được.
+ Chọn truyện hay để kể
- Có ý nghĩa, bài học giáo dục tốt.
- Tư thế, tác phong tự nhiên.
- Giọng kể phù hợp nhân vật, nội dung truyện.
+ Đọc thêm : Truyện thơ ngụ ngôn (tư liệu)
- Thỏ rừng và dê loà
- Suối cả hay nông.
- Con diều.
- Thầy cáo.
+ Học sinh tự rút ra ý nghĩa, bài học.
- Lớp nhận xét, đánh giá về nội dung truyện, cách thể hiện truyện thông qua lới nói, cử chỉ, điệu bộ...
- Kể chứ không phải đọc thuộc lòng: lời kể rõ ràng, mạch lạc, có ngữ điệu, tư thế đàng hoàng, biết mở đầu trước khi kể và cảm ơn người nghe sau khi kể xong.
- GV bổ sung thêm.
2- Tổng kết
- Đánh giá chung ý thức tham gia của học sinh.
- Rút kinh nghiệm về cách thể hiện truyện, tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ, nội dung truyện, bài học rút ra.
4 - Củng cố : 
- Nhận xét giờ học.
5- Về nhà : 
	- Ôn lại toàn bộ chương trình ngữ văn đã học.
- Soạn bài : Chương trình ngữ văn địa phương.
S : 
G : TIẾT 70 : CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG 
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Nắm được một số truyện kể dân gian trên quê hương Phú Thọ (đặc biệt là truyền thuyết và truyện cười), biết liên hệ và so sánh với phần văn học dân gian đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1 để thấy sự khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này.
1. Kiến thức 
 	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các câu chuyện “Bầy voi truyền thuyết” và “Xôi dẻo”
2. Kĩ năng
 - Sưu tầm, đọc, kể truyện dân gian địa phương Phú Thọ.
3. Thái độ
 - Có ý thức đọc, sưu tầm truyện dân gian ở địa phương.
B. Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức và xác định kiến thức của văn học địa phương.
	- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ của mình về phần địa phương tìm hiểu.
C. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : + Soạn bài, sách Văn học địa phương.
	 + Kĩ thuật : Động não, suy nghĩ về những kiến thức văn địa phương.
- Học sinh : Soạn bài
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức : 6A :
	 6B :
	 6C :
2. Kiểm tra : Sách vở của HS
3. Bài mới :
- Nêu yêu cầu, nội dung, ý nghĩa của học chương trình Ngữ văn địa phương ?
- Em hiểu gì về khái niệm quê hương? Địa phương?
- Em đã học những thể loại văn học dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6, tập 1?
- Ở quê hương Phú Thọ có các thể loại truyện dân gian đã học ở trên không? Kể tên một số truyện mà em biết?
 HS đọc truyện
- Việc 99 con voi phủ phục quanh kinh đô Văn Lang đã nói lên điều gì?
- Qua chi tiết nàng công chúa Bầu xét xử con voi bất nghĩa, em hiểu gì về dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước?
- Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc giữ nước?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
 HS đọc truyện “Xôi dẻo”
- Dựa vào phần chú thích (sách địa phương), em hiểu gì về truyện cười Văn Lang?
- Thủ pháp nghệ thuật gây nên tiếng cười trong truyện là gì?
- So sánh nghệ thuật gây cười trong truyện với các truyện cười mà em đã học?
- Nêu ý nghĩa của truyện?
GV nêu yêu cầu- Hướng dẫn học sinh kể
HS trình bày trước lớp
Lớp nhận xét- GV sửa
I. Yêu cầu, nội dung, ý nghĩa của học chương trình Ngữ văn địa phương 
- Khai thác, bổ sung, phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương làm phong phú, sáng tỏ hơn cho chương trình học chính khóa.
- Gắn kiến thức được học với những vấn
đề đang đặt ra trong cộng đồng.
- Có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, 
bảo vệ các giá trị tinh thần, vật chất, văn hóa của quê hương, thêm tự hào, yêu mến 
quê hương.
* Quê hương: nơi mình sinh ra, lớn lên.
* Địa phương (hiểu một cách rộng rãi): là thôn xã cụ thể nhưng cũng có thể là huyện, thị, tỉnh, thành phố, thậm chí các vùng miền lớn hơn.
II. Hướng dẫn sưu tầm, đọc, kể chuyện dân gian Phú Thọ
1- Bầy voi truyền thuyết (Truyền thuyết Hùng Vương)
- Tinh thần đoàn kết, trung nghĩa, hướng về cội nguồn.
- Dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước có ý chí, nghị lực, quyết tâm, kiến quyết, không khoan nhượng với kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc.
- Người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc giữ nước có vai trò đặc biệt quan trọng quyết đoán, dũng cảm, không khoan nhượng kẻ thù.
-> Ý nghĩa truyện : Tinh thần đoàn kết toàn dân và lòng căm thù giặc sâu sắc, thái độ không khoan nhượng với kẻ phản bội Tổ quốc và dân tộc; đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc giữ nước.
2- Xôi dẻo (Truyện cười Văn Lang)
- Truyện cười Văn Lang : Văn Lang là tên gọi một xã thuộc huyện Tam Nông; là một làng cười mang tên nước thời dựng nước. Truyện cười Văn lang thường lấy tiếng cười để ca ngợi sản xuất, ca ngợi thành quả, sản phẩm lao động và đả kích, phê phán tầng lớp thống trị.
- Thủ pháp nghệ thuật gây cười : Cường điệu.
- Giống với nghệ thuật gây cười trong các truyện cười đã học.
-> Ý nghĩa truyện : Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc; đời sống tâm hồn khoẻ khoắn của người lao động.
* Luyện tập
1. Hãy kể lại một câu chuyện dân gian ở địa phương em.
2. Sưu tâm và kể lại bằng lời văn của mình một số truyện dân gian của vùng đất Tổ.
4. Củng cố :
	- Em hiểu gì về văn học dân gian Phú Thọ?
	- Đọc thêm một số truyện trong sách địa phương Phú Thọ.
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
5- Về nhà :
	- Học bài.
 - Chuẩn bị bài : Chương trình ngữ văn địa phương.
	 Tuần 19
S : 
G : TIẾT 71 : CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Hiểu được mục đích, cách thức tổ chức một số trò chơi và lễ hội dân gian vừa vui, vừa rèn luyện sức khoẻ ở Phú Thọ.
1. Kiến thức 
 - Cách thức tổ chức một số trò chơi và lễ hội dân gian vừa vui, vừa rèn luyện sức khoẻ ở Phú Thọ.
2. Kĩ năng
 - Biết vận dụng và tổ chức các trò chơi dân gian trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong sinh hoạt tập thể để tạo niềm vui.
3. Thái độ
 - Có ý thức tìm hiểu, sưu tầm và gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống
trong các trò chơi dân gian.
B. Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức và xác định kiến thức của văn học địa phương.
	- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ của mình về phần địa phương tìm hiểu.
C. Chuẩn bị : 
- Giáo viên : + Soạn bài, sách Văn học địa phương.
	 + Kĩ thuật : Động não, suy nghĩ về những kiến thức văn địa phương.
- Học sinh : Soạn bài
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức : 6A :
	 6B :
	 6C :
2. Kiểm tra : Sách vở của HS
3. Bài mới :
Đọc các văn bản (sách Ngữ văn địa phương tr.13)
- Em hãy kể lại cách tổ chức trò chơi đâm lao?
- Các trò chơi dân gian có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của người dân Phú Thọ?
- Kể tên một số trò diễn dân gian thường được tổ chức ở Phú Thọ trong những ngày hội làng?
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
GV giới thiệu cho HS hát xoan, hát ghẹo Phú Thọ.
(Hát xoan, hát ghẹo trở thành di sản văn hoá phi vật thể -> Cần phải giữ gìn, phát triển)
1- Tìm hiểu trò chơi và lễ hội dân gian Phú Thọ
* Cách tổ chức trò chơi đâm lao
- Cây lao là một cây sặt dài hai sải tay được vót nhọn.
- Bia làm bằng gỗ sơn son, trên vẽ hình chữ “thọ”, giữa có mặt nguyệt, được đặt ở giữa sân đình.
- Khi trống thúc quân nổi lên từng hồi dồn dập, mọi người tập trung trước thao trường chuẩn bị dự thi.
- Lệnh thi đâm lao phát ra, từng người một đứng cách xa bia chừng 10 nhảng chân cầm cây lao lao vào tấm bia, ai lao trúng giữa mặt nguyệt là trúng tuyển và được trọng thưởng. Ai lao chệch bia sẽ bị loại ra ngoài.
* Ý nghĩa : Tạo không khí vui tươi, rèn luyện sức khoẻ, thể hiện khát vọng của nhân dân trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
* Một số trò diễn dân gian ở Phú Thọ trong những ngày hội làng : chọi gà, chọi trâu, chơi đu, đấu vật, kéo co, hội thi bánh giầy, hội hát xoan, hát ghẹo,...
* Tổ chức một trò chơi dân gian cho học sinh : kéo co.
2. Giới thiệu hát xoan, hát ghẹo Phú Thọ
- Hát xoan, hát ghẹo là hai loại hình hát dân ca địa phương là sản phẩm văn hóa của đất tổ.
- Hát xoan, ghẹo: là hát lễ nghi phong tục chỉ hát trong đình đám, hội làng.
- Xoan có nghĩa là xuân, nói chệch chữ xuân là xoan, chỉ hát vào mùa xuân trong hội làng.
- Tiêu biểu cho phường hát xoan ở Phú Thọ là ở xã: Phượng Lâu, Kim Đức (thuộc huyện Phù Ninh), từ mùng 5 đến mùng 10 tháng ba (hội đền Hùng) là mùa hát xoan.
* Kết luận: về nội dung, hình thức văn hóa dân gian địa phương Phú thọ rất phong phú, đa dạng, góp phần làm giàu vốn văn hóa dân tộc.
4. Củng cố :
	- Giáo viên nhận xét giờ học.
5- Về nhà :
	- Học bài.
 - Chuẩn bị sách vở cho học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 6(9).doc