Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 19 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 19 - Năm học 2011-2012

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết

- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,

2. Kỹ năng:

- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.

 (Truyền thuyết – Hướng dẫn đọc thêm)

-Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

-Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

-Tranh làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nhân dân.

2. Học sinh:

-Học thuộc bài cũ.

-Soạn bài mới chu đáo.

B. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (4P)

? Trình bày ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu tiên”?

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền của đất nước ta.

- Gv : nhận xét, ghi điểm

 

doc 62 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 19 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 20/8/2011
Tiết 1; Văn bản Ngày dạy: 22/8/ 2011
Con roàng chaùu tieân
(Truyeàn thuyeát)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
 - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức:
 - Khi niệm thể loại truyền thuyết.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
 - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.
 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
III. CHUẨN BỊ:
giáo viên
-nghiên cứu các ngữ liệu, tranh ảnh; các truyện có nội dung tương tự, liên quan
2. học sinh:
Soạn bài các câu hỏi skg, đọc các bài liên quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định, tổ chức: sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
 - Giới thiệu chương trình ngữ văn 6.
 - Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: 
Từ bao đời nay mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí “Con Rồng cháu Tiên” của dân tộc mình. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã trở nên quen thuộc mà không người Việt Nam nào không tự hào, yêu thích. Điều gì đã làm nên giá trị đẹp đẽ ấy? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1(7P): Hdẫn HS tìm hiểu khái niệm truyền thuyết
? em hiểu thế nào là truyền thuyểt?
- HS : đọc chú thích sgk
- Gv; mở rộng thêm cho HS về thể loại văn học dân gian này.
Mục tiêu : HS đọc văn bản và nắm nội dung văn bản , tìm hiểu được một số chú thích khó , nắm được thế nào là truyền thuyết 
HOẠT ĐỘNG 2 (7P) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản
GV hướng dẫn HS đọc to, rõ ràng, chính xác
- GV đọc mẫu -> gọi HS đọc to và nhận xét
?. Truyện chia mấy đoạn? ND từng đoạn?
- Giáo viên đọc đọan 1, Học sinh đọc đọan 2, 3
GV : hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các từ khó .
- Văn bản “ Con Rồng, cháu Tiên “ là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi ba đọan : 
+ Đọan 1 : Từ đầu  “ Long Trang “ 
+ Đọan 2 : Tiếp  “ lên đường “ .. 
+ Đọan 3 : Còn lại 
HOẠT ĐỘNG 3( 20P)phân tích văn bản
?Truyện gồm những nhân vật nào?Nhân vật chính là ai ?Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất thân từ đâu ?Hình dáng của họ như thế nào ?
(HS :thảo luận trả lời 
GV :chốt ý :Vẻ đẹp của LLQ và ÂC là vẻ đẹp:
-> Vẻ đẹp cao quý của bậc anh hùng . 
-> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ . 
 Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hòa hợp) 
+ Theo em mối tình duyên này, người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ? (GV :chốt ý)
?Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ ? Theo em, chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp có ý nghĩa gì ? 
(GV: Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt cùng một cha mẹ sinh ra ) 
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng, xuống biển ? 
-HS trả lời
-GV nhận xét, bổ sung
(HS : Rừng là quê mẹ, biển là quê cha -> đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn : nhiều rừng và biển )
? Qua sự việc Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ mang con lên rừng, xuống biển, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? 
(GV: ý nguyện phát triển dân tộc : làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai ; ý nguyện đoàn kết , thống nhất dân tộc, mọi người trên đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh ) 
GV: Truyện còn kể rằng, các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương . 
HOẠT ĐỘNG 4 (4P) Tổng kết
?Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ? Hãy tìm những chi tiết kỳ ảo nào trong văn bản ? Các chi tiết kỳ ảo đó có vai trò gì trong truyện ? 
(HS phát hiện trả lời)
-GV: Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhânvật. Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn vinh tổ tiên . 
Truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên phản ánh sự thật lịch sử -> Thời đại các Vua Hùng, đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ. 
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ? 
- HS đọc ghi nhớ 
-Gv chốt lại nội dung qua phần ghi nhớ
I. ĐỊNH NGHĨA TRUYỀN THUYẾT
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
:
 Thể loại: Tự sự.
-" Con Rổng cháu Tiên" thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
- Bố cục: 3 phần
1. Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ . 
- Lạc Long Quân : là con thần biển, có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân . 
- Âu Cơ : là con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. 
 => Lòng tôn kính, tự hào về nòi giống con Rồng, cháu Tiên . 
2. Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ 
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp . 
- Họ chia con đi cai quản các phương . 
- Khi có việc gì thì luôn giúp đỡ nhau . 
- Người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương . 
=> Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết , thống nhất và bền vững . 
III. TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật : 
-Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ.
Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh.
2. Ý nghĩa văn bản :
Truyện kể về nguồn gốc dân tộc, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
4. Hướng dẫn tự học (2p)
-Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết , sự việc chính của truyện.
-Kể lại được truyện.
-Liên hệ một số câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt .
-Tìm những câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh, những câu cac dao, bài hát được khơi nguồn cảm xúc từ tác phẩm " Con Rồng, cháu Tiên " hoặc nói về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.
( Gợi ý : " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công ,thành công , đại thành công", bài thơ" Hòn đá to, hòn đá nặng ", " Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng"."Khôn ngoan đá đáp người ngoài.Gà cùng một mẹ chớ hoài dá nhau", bài hát : nổi trống lên các bạn ơi ( Phạm Tuyên ), Dòng máu Lạc Hồng (Lê Quang ).
 Sọan : + Bánh chưng, bánh giầy ( sọan kĩ câu hỏi hướng dẫn ) .
*************************
TUẦN 1 Ngày soạn: 21/8/2011
Tiết 2; Văn bản Ngày dạy: 24/8/ 2011
Baùnh chöng, baùnh giaày
(Höôùng daãn ñocï theâm)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
	(Truyền thuyết – Hướng dẫn đọc thêm)
-Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
-Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
-Tranh làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nhân dân.
Học sinh:
-Học thuộc bài cũ.
-Soạn bài mới chu đáo.
Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: (4P)
? Trình bày ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu tiên”?
Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền của đất nước ta.
Gv : nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới: 
 Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về Tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quí, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” trong ngày Tết. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 (10p) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những nét chính của văn bản
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung 
- HS nhắc lại định nghĩa truyền thuyết . 
- Hướng dẫn HS đọc ; Gọi HS đọc chú thích .
- HS đọc, gv nhận xét.
?Văn bản có thể chia thành mấy phần ?
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi . Đại diện nhóm trả lời 
+ Học sinh nhận xét bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2 (20P) Hướng dẫn HS phân tích.
. ?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ? 
-GV: Vua Hùng rất anh minh, sáng suốt, biết chọn người có tài đức để nối ngôi để lo cho dân, cho nước . Người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết phải là con trưởng . 
- Các nhóm thảo luận câu 2 và 3 . 
? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời , Đất, Tiên Vương và Lang liêu được chọn nối ngôi vua ? (Thần ở đây chính là nhân dân. Họ rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra) 
HỌAT ĐỘNG 3 (8p) tổng kết
Em hãy nêu nghệ thuật của truyện ?
- Các nhóm thảo luận câu 4 . 
+ Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết : “ Bánh chưng, bánh giầy "?
Học sinh đọc mục ghi nhớ.
I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
Bánh chưng, bánh giầy " thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương.
-.Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1 : Từ đầu ->. “ chứng giám “ 
+ Đoạn 2 : Tiếp -> “ hình tròn “ 
+ Đoạn 3 : Còn lại
1. Hoàn cảnh, ý định và cách thức của Vua Hùng chọn người nối ngôi . 
- Hoàn cảnh : Giặc đã yên, vua đã già.
- Ýđịnh: Người nối ngôi phải nối được chí vua.
- Cách thức : bằng 1 câu đố để thử tài .
2. Lang Liêu được thần giúp đỡ 
- là người thiệt thòi nhất . 
- Chăm lo việc đồng áng . 
- Thông minh, tháo vát lấy gạo làm bánh . 
3. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua . 
 - Bánh hình tròn -> bánh giầy . 
- Bánh hình vuông -> bánh chưng . 
II. TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật :
-Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo Trong trời đất , không gì quý bằng hạt gạo ".
-Lố ... .
? Em hiểu thế nào về nghĩa gốc và nghĩa chuyển?
-HS trả lời
- HS đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét, khắc sâu nội dung kiến thức.
HOẠT DỘNG 3 (15p): Luyện tập
- HS đọc B.tập " XĐịnh yêu cầu.
+ H/s thảo luận C1(3).
- Đọc B.tập " Xđịnh yêu cầu.
 ( Hđộng độc lập)
- Gv đọc chậm rãi " h.sinh viết.
- Hsinh đổi chấm chéo.
- Gv chấm 5 bài lấy điểm
* Bài số 5:
Chỉnh tả ( Nghe viết)
Yêu cầu viết đúngphụ âm: r,d,gi.
+ Viết từ chỗ “ Một hôm cô út mang cơm " giấu đem cho chàng”
I. Từ nhiều nghĩa:
1. Ví dụ:
Bài thơ Những cái chân
- Từ chân có một số nghĩa sau:
+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: dâu chân, nhắm mắt đưa chân...
+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có
tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân đèn, chân kiềng...
+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng...
- Có 4 nhân vật có chân “ Cái gậy, chiếc compa, cái kiềng và cái bàn”.
- Đó là những cái chân có thể nhìn thấy, sờ thấy.
+ Chân võng hiểu là chân của các chiến sĩ
+ Chân gậy, chân bàn, kiềng, com pa Þ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
- Sự vật không có chân : Cái võng 
Þ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật.
Þ Từ chân là từ có nhiều nghĩa.
VD về từ nhiều nghĩa: từ mắt
- Cô mắt thì ngày cũng như đêm như buồn ngủ mà không ngủ được 
- Những quả na đã bắt đầu mở mắt 
- Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
 - Xuân 1 : 1 nghĩa " Chỉ mùa xuân
Xuân 2 : Nhiều nghĩa " chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung.
-Hiểu từ nghĩa ban đầu
2.Ghi nhớ 1: ( SGK Tr 56)
II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
1.Ví dụ (sgk)
*Nhận xét:
- Mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân:
- Nghĩa đầu : Bộ phận tiếp xúc với đất của người - động vật => Nghĩa gốc 
+ Chân bàn, chân ghế, chân tường: nghĩa chuyển
 - Trong câu, từ có thể đc dùng với 1 nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Trong từ điển, nghĩa gốc bao giờ cũng được xếp ở vị trí số một. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghiã gốc nên đượoc xếp sau nghĩa gốc
-Nghĩa đầu tiên gợi là nghĩa gốc( Nghĩa đen, ) là cơ sở suy ra nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên ( Nghĩa chuyển).
2. Ghi nhớ 2: ( SGK Tr 56)
III. LUYỆN TẬP:
* Bài tập1:
 a.đầu
- Bộ phận cơ thể chứa não bộ: đau đầu, nhức đầu
- Bộ phận trên cùng đầu tiên: 
Nó đứng đầu danh sách HS giỏi
- Bộ phận quan trọng nhất trong một tổ chức:
Năm Can là đầu bảng băng tội pham ấy.
b. Mũi:
- Mũi lỏ, mũi tẹt
- Mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền
- Cánh quân chia làm 3 mũi.
c. Tay:
- Đau tay, cánh tay
- Tay nghề, tay vịn cầu thang,
- Tay anh chị, tay súng...
* Bài tập 2:
- Yêu cầu kể một số trương hợp chuyển nghĩa của một số từ chỉ bp cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ cho bộ phận cơ thể người.
Giải:
Quả " Quả tim: Cánh hoa " Cánh tay.
Lá " Lá phổi: Bắp chuối " Bắp chân.
Bài 3: 
- Chỉ sự vật Þ chỉ hành động:
+ Hộp sơn Þ sơn của
+ Cái bào Þ bào gỗ
+ Cân muối Þ muối dưa
- Những từ chỉ hành động chuyển thành từ chỉ đơn vị:
+ Đang bó lúa Þ gánh 3 bó lúa.
+ Cuộn bức tranh Þ ba cuộn giấy
+ Gánh củi đi Þ một gánh củi.
4. Hướng dẫn tự học(3p)
- Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Về học bài + LBT: 4(sgk - 23)
- Chuẩn bị “ Lời văn đoạn văn tự sự”.
-Chuẩn bị các câu hỏi ở phần I(58)
-Nêu cách viết đoạn văn 
**************************
TUẦN 5 Ngày soạn: 21/9/2011
Tiết 19, Tiếng Việt Ngày dạy: 23/9/ 2011
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là lời văn,đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách phân tích,sử dụng lời văn,đoạn văn để đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC- KĨ NĂNG 
1.Kiến thức:
- Lời văn tự sự dùng để kể người kể việc
- Đoạn văn tự sự: Gồm một số câu được xác định bằng hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc hiểu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
 III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:Giáo án; bảng phụ, các ngữ liệu liên quan
2. HS: đọc trước và soạn bài học ở nhà,
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ (4p)
? Khi làm một bài văn tự sự việc đầu tiên em phải làm gì?Tại sao? - Nêu cách làm bài văn tự sự? 
-HS trả lời : tìm hiểu đề 
Các bước làm bài văn tự sự.
-GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
 Giới thiệu bài: Trong bài văn tự sự cũng như bài văn nói chung gồm các đoạn văn liên kết với nhau tạo thành. Đoạn văn cũng gồm những câu văn liên kết với nhau. Vậy văn tự sự xây dựng nhân vật, kể việc như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 (13p) HD HS tìm hỉểu lời văn
Gv đưa bảng phụ ghi 3 đvăn sgk
HS đọc đoạn 1 + 2
? Hai đoạn văn g/thiệu những nhân vật nào? Giới thiệu sự việc gì?
-HS trả lời
- Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật vua Hùng, Mị Nương
Sự việc: kén rể
- Đoạn 2: Giới thiệu ST- TT
Sự việc: kén rể
? Mục đích giới thiệu để làm gì?
- Mục đích giới thiệu:
+ Giúp hiểu rõ về nhân vật
+ Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện
? Em thấy thứ tự các câu văn trong đoạn như thế nào? Có thể đảo lộn được không?
? Hai đoạn văn giới thiệu những gì về các nhân vật?
? Quan sát hai đoạn văn, em thấy kiểu câu giới thiệu nhân vật thường có cấu trúc như thế nào?
GV: Kể theo cách gọi tên nhân vật gọi là kể theo ngôi thứ 3.
Cho học sinh đọc đoạn 3:
? Các nhân vật trong đvăn có h/động ntn?
 + TT : Đến muộn... đem quân đuổi đánh
... hô mưa, gọi gió, làm giông bão,dâng nước đánh ... nước ngập, ...nước dâng...
" H/động mang kết quả: Lụt lớn, Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh...
? Đoạn văn trên đã dùng từ loại gì để kể hành động của nhân vật? Hãy gạch chân dưới những từ đó?
? Các hành động được kể theo thứ tự nào?
? Hành động đó đem lại kết quả gì?
? Khi kể tác giả đã dùng từ trùng điệp, gây ấn tượng gì cho người đọc?
?Khi kể việc phải kể như thế nào?
? Qua hai VD hãy rút ra kết luận về lời văn giới thiệu nhân vật và kể việc?
HOẠT ĐỘNG 2 (10p): tìm hiểu khái niệm về đoạn văn
? Trong 3 đoạn văn trên, mỗi đoạn văn gồm mấy câu?
? Nội dung chính của từng đoạn là gì? Nằm ở câu nào trong đoạn?
? Nhận xét mối quan hệ giữa các câu?
* GV: Các ý phụ đều được kết hợp với nhau để làm rõ ý chính.
? Từ phần phân tích trên, em rút ra kết luận gì về đoạn văn?
* GV: Như vậy mỗi đoạn đều có 1 ý chính. Muốn diễn đạt ý ấy người viết phải biết cái gì nói trước, cái gì nói sau, phải biết dẫn dắt thì mới thành đoạn văn được
? Làm thế nào để em nhìn vào mà biết đó là đọan văn?
* Tổng kết rút ra ghi nhớ
 Những kiến thức cần nắm trong bài học?
- GV chốt kiến thức.
- HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3 (15P):HD Luyện tập
- Đọc B.tập 1 " Xác định yêu cầu.
" H/s thảo luận nhóm C3- 5)
* Yêu cầu:
+ Tìm ý chính, câu chủ chốt của đoạn.
+ Xác định mối quan hệ của mối câu trong đoạn.
- Ý chính: Cậu chăn bò rất giỏi. ý giỏi được thể hiện ở nhiều ý phụ:
+ Chăn suốt ngày từ sáng tới tối
+ Ngày nắng, nưa, con nào con nấy bụng no căng.
a. Đoạn 1: Sọ Dừa làm thuê cho nhà phú ông.
- Câu chủ chốt: Cậu chăn bò rất giỏi.
- Mối qhệ giữa các câu.
+ Câu 1: Hoạt động bát đầu.
+ Câu 2: Nhận xét chung về hoạt động.
+ Câu 3,4: Hành động cụ thể.
+ Câu 5: Kết quả , ảnh hưởng của hoạt động.
Bài tập 2: câu b đúng vì nó đảm bảo thứ tự lô gích
I. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1. Lời văn giới thiệu nhân vật.
1. ví dụ
( Tìm hiểu đoạn văn 1+2 ( sgk – 58.)
- Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật vua Hùng, Mị Nương
Sự việc: kén rể
- Đoạn 2: Giới thiệu ST- TT
Sự việc: kén rể
- Mục đích giới thiệu:
+ Giúp hiểu rõ về nhân vật
+ Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện
-Không thể đảo lộn được câu 1,2,3 vì ý nghĩa thay đổi hoặc khó hiểu 
- Có thể đảo câu 2,3,4,5,6 nối tiếp câu 1 vì ý nghĩa không thay đổi 
- Giới thiệu tên gọi, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm...
- Dùng kiểu câu:
+ C có V
+ có V
+ Người ta gọi là...
-> Thường dùng từ "là", "có" (kể theo ngôi thứ 3).
2. Lời văn kể sự việc.
1. Ví dụ (sgk)
 Tìm hiểu đoạn văn 3( sgk- 59).
- Hành động của TT: đuổi cướp, hô, gọi, làm, dâng, đánh Þ động từ gây ấn tượng mạnh
- Các hoạt động được kể thứ tự, trước, sau, nguyên nhân, kết quả, thời gian.
- Kết quả: Nước ngập ruộng đồng Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh...
- Lời kể trùng điệp gây ấn tượng mạnh, mau lẹ về hậu quả khủng khiếp của cơn giận.
- Văn tự sự là loại văn bản chủ yếu là kể người và sự việc.
+ Kể người: Gthiệu tên, lai lịch, qhệ,lời nói.
+ Kể việc: Các hđộng, việc làm, kết quả của hđộng.
3. Đoạn văn:
- Đoạn 1,2 câu. đoạn 2,6 câu. đoạn 3,3câu.
- Đoạn 1: Vua Hùng kén rể 
- Đoạn 2: Có hai chàng trai đến cầu hôn 
- Đoạn 3: TT dâng nước lên đánh ST
- Các câu trong đoạn có mối quan hệ chặt chẽ câu sau tiếp câu trước, làm rõ ý hoặc nối tiếp hành động hay nêu kết quả hành động nổi bật ý toàn đoạn.
- Mỗi đoạn có từ 2 câu trở lên diễn đạt 1 ý chính.
- Câu chứa ý chính của đoạn văn"gọi là câu chủ đề( Câu chốt)
Về hình thức:
- Mỗi đoạn nói chung gồm nhiều câu.
- Mở đầu viết hoa và lùi vào một ô
- Kết đoạn chấm xuống dòng.
*. Ghi nhớ2: ( sgk - 59) 
III. LUYỆN TẬP
1 Bài tập 1:
* Yêu cầu:
+ Tìm ý chính, câu chủ chốt của đoạn.
+ Xác định mối quan hệ của mối câu trong đoạn.
- Ý chính: Cậu chăn bò rất giỏi. ý giỏi được thể hiện ở nhiều ý phụ:
+ Chăn suốt ngày từ sáng tới tối
+ Ngày nắng, nưa, con nào con nấy bụng no căng.
a. Đoạn 1: Sọ Dừa làm thuê cho nhà phú ông.
- Câu chủ chốt: Cậu chăn bò rất giỏi.
- Mối qhệ giữa các câu.
+ Câu 1: Hoạt động bát đầu.
+ Câu 2: Nhận xét chung về hoạt động.
+ Câu 3,4: Hành động cụ thể.
+ Câu 5: Kết quả , ảnh hưởng của hoạt động.
b. Đoạn 2: Thái độ của các cô gái phú ông với Sọ Dừa.
+ Câu chủ chốt: Câu2.
+ Q/hệ giữa các câu. Hđộng nối tiếp và ngày càng cụ thể.
c. Tính nết cô hàng nước
- Câu chủ chốt: câu 2
- Các câu sau nói rõ tính trẻ con ấy được biểu hiện như thế nào?
- Cách kể có thứ tự lô gích, dẫn dắt, giải thích các sự việc
4. Hướng dẫn tự học(3p)
-Nhận diện được đoạn văn trong các truyện dân gian đã học, phân tích được ý chínhvà phân tích được mạch lạc của đoạn- Lời văn giới thiệu nhân vật thường được kể như thế nào? 
- Lời văn kể việc được kể như thế nào?- Về nhà làm lại bài tập 2 và hoàn chỉnh BT3.
Chuẩn bị bài: “Thạch Sanh”.
- Biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về ( nhân vật,chiến công...)các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Kể lại một câu chuyện cổ truyện Thạch Sanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6- SOAN.doc