A. Mục tiêu bài học
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiờu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy
B . Chuẩn bị
* Giáo viên :
- Phương pháp giảng dạy , SGK , tài liệu tham khảo
* Học sinh :
- SGK , đồ dùng học tập .
C . Tiến trình bài giảng
1 . Tổ chức :
6B:
2 . Kiểm tra :
* Em hiểu thế nào truyền thuyết ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao em thích?
3. Bài mới:
Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta - con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong xay gạo, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
Tiết 1 Tuần 1 Soạn: Giảng: Đọc thêm: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết). A. Mục tiêu bài học - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. B . Chuẩn bị * Giáo viên : - Phương pháp giảng dạy , SGK , tài liệu tham khảo * Học sinh : - SGK , đồ dùng học tập . C . Tiến trình bài giảng 1 . Tổ chức : 6B: 2 . Kiểm tra : * GV kiểm tra sách vở, sự chuẩn bị bài của học sinh ? 3. Bài mới: Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích ? (?) GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc ? (?) GV gọi HS đọc phần chú thích * SGK trang 7 ? (?) Qua phần chú thích *, em hiểu gì về truyền thuyết ? (?) GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó theo chú thích SGK trang 7 – 8 ? Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu văn bản ? (?) Lạc Long Quân và Âu cơ được giới thiệu như thế nào? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng) (?) Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng Lạc Long Quân và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài khác mà tưởng tượng Lạc Long Quân nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì? (Việc tưởng tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng Lạc Long Quân nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc Việt Nam ta.) (?) Vậy qua các chi tiết trên, em thấy hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ hiện lên như thế nào? (?) Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Chi tiết này có ý nghĩa gì? (Chi tiết lạ mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn đề đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng. Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu Cơ. Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh.) (?) Em hãy quan sát bức tranh trong SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh gì? (?) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Việc chia tay thể hiện ý nguyện gì? (?) Bằng sự hiểu biết của em về lịch sử chống ngoại xâm và công cuộc xây dựng đất nước, em thấy lời căn dặn của thần sau này có được con cháu thực hiện không? ( Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, nhân dân ta bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến miền rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát cánh đứng dậy diết kẻ thù. Khi nhân dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ, cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn và ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Long Quân xưa kia bằng những việc làm thiết thực.) (?) Trong tuyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? (?) Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật được dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định. (?) Trong truyện này, chi tiết nói về Lạc Long Quân và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này như thế nào? (?) Em hãy cho biết, truyện kết thúc bằng những sự việc nào? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì? (?) Vậy theo em, cốt lõi sự thật lịch sử trong truyện là ở chỗ nào? (Là mười mấy đời vua Hùng trị vì. Khẳng định sự thật trên đó là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà tại đây hàng năm vẫn diễn ra lễ hội rất lớn - lễ hội đền Hùng. Lễ hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ của cả dân tộc. - Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba) (?) Em hãy cho biết đền Hùng nằm ở tỉnh nào trên đất nước ta ? - Phú Thọ (?) Trong truyện tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào? (?) Truyện thể hiện nội dung gì? ( GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 8 ) - Khái quát hoá bằng sơ đồ tư duy I. Đọc- tìm hiểu chú thích: * Khái niệm truyền thuyết: - Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS. II. Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu cơ: Lạc Long Quân - Nguồn gốc:Thần -Hình dáng: mình rồng ở dưới nước -Tài năng:có nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái Âu Cơ - Nguồn gốc: Tiên - Xinh đẹp tuyệt trần à Đẹp kì lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quí. 2. Âu Cơ sinh nở kỳ lạ và hai người chia con a. Âu Cơ sinh nở kì lạ: - Sinh bọc trăm trứng, nở trăm con, đẹp đẽ, khôi ngô, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi. à Chi tiết tưởng tượng sáng tạo diệu kì nhấn mạnh sự gắn bó keo sơn, thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con: - 50 người con xuống biển; - 50 Người con lên núi à Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh. * ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo: - Tô tính đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện. - Thần kì, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc - Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. 3. Giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên - Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước. - Giải thích nguồn gốc của người VN là con Rồng, cháu Tiên. à Cách kết thúc muốn khẳng định nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có thật 4. Tổng kết *. Nghệ thuật. - Chi tiết tưởng tượng kì ảo... *. Nội dung - Giải thích, suy tôn nguồn gốc dân tộc. - Thể hiện sự đoàn kết, thống nhất... Kết hôn LLQ AC ( thần) (tiên) Bọc 100 TRứng 50 lênnon 50 xuốngbiển NGUỒN GỐC DÂN TỘC Hoạt động 3: HDHS củng cố 1. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao? 2. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam mà em biết ? Hoạt động 4: HDHS về nhà 1. Học thuộc ghi chép nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK. 2. Tìm các tư liệu kể về các dân tộc khác hoặc trên thế giới về việc làm bánh hoặc quà dâng vua. 3. Đọc, chuẩn bị và soạn bài “Bánh chưng, bánh giày” ********************************************************************** Tiết 2 Tuần 1 Soạn: Giảng: Hướng dẫn đọc thêm: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY. (Truyền thuyết) A. Mục tiêu bài học Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiờu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy B . Chuẩn bị * Giáo viên : - Phương pháp giảng dạy , SGK , tài liệu tham khảo * Học sinh : - SGK , đồ dùng học tập . C . Tiến trình bài giảng 1 . Tổ chức : 6B: 2 . Kiểm tra : * Em hiểu thế nào truyền thuyết ? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao em thích? 3. Bài mới: Hàng năm cứ mỗi khi tết đến, xuân về, nhân dân ta - con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong xay gạo, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích ? (?) GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc ? (?) Em hãy kể tóm tắt truyện ( ?) GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó theo chú thích SGK trang 11 – 12 ? Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu văn bản (?) Mở đầu truyện, tác giả muốn cho chúng ta biết sự kịên gì ? (?) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? (?) ý định của vua ra sao? (?) Vua đã chọn người nối ngôi bằng hình thức nào? (?) Điều kiện và hình thức truyền ngôi có gì đổi mới và tiến bộ so với đương thời? (Trong truyện dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với nhân vật, không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước: chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn trưởng thứ-> Đây là một vị vua anh minh.) (?) Để làm vừa ý vua, các ông Lang đã làm gì? (?) Tâm trạng Lang Liêu ra sao ? Lang Liêu đã làm gì ? (Rất buồn. Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất. Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu thân thì con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường) (?) Vì sao Lang Liêu được thần báo mộng ? (Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.) (?) Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho Lang Liêu? (Thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu.) (?) Kết quả cuộc thi tài giữa các ông Lang như thế nào? (?) Vì sao hai thứ bánh của lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua? ( Hai thứ bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa thực tế: quí hạt gạo, trọng nghề nông (là nghề gốc của đất nước làm cho nhân dân được no ấm) vừa có ý nghĩa sâu xa: Đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. - Hai thứ bánh hợp ý vua chứng tỏ tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quí nhất của trời đất của ruộng đồng do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên vua thì đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu thảo.) Hoạt động 3: (?) Truyện đã sử dụng nghệ thuật gì ? (?) Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì? ( GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 12 ) I. Đọc - tìm hiểu chú thích - Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua. - Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua. - Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng. - Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết. II. Tìm hiểu văn bản 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi - Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm, vu ... ần Đăng Khoa khi còn nhỏ lên HN đã viết: Hà Nội có hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn tháp bút Viết thơ lên trời cao Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là: Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi. Sự tích ấy như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích ? (?) GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc ? (?) GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó theo chú thích SGK trang 42 ? Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu văn bản ? (?) Vì sao đức Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần ? (?) Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào? (?)GV cho học sinh kể tóm tắt việc Lê Thận và Lê Lợi được trao gươm thần ? (Có dị bản khác: Chuôi gươm ở trong lòng đất, lưỡi gươm ở đáy sông, vỏ gươm trên ngọn cây). (?) Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận gươm ? * GV: Nếu Lê Lợi trực tiếp nhận gươm thì tác phẩm sẽ không thể hiện tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. (?) Em có nhận xét gì về cách Long Quân cho mượn gươm thần? Các chi tiết, sự việc như vậy có ý nghĩa gì? ( Đó chính là tính chất chính nghĩa “hợp lòng người, ứng mệnh trời” của nghĩa quân với quyết tâm tự nguyện chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân của nghĩa quân Lam Sơn mà đứng đầu là Lê Lợi. Lưỡi gươm sáng ngời 2 chữ “TT” là nói lên ý muốn dân đã trao phó trách nhiệm cho Lê Lợi, cho nghĩa quân Lam sơn. Gươm chọn người, chờ người mà dâng và người đã nhận gươm là nhận trách nhiệm đất nước, dân tộc.) (?) Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần với nghĩa quân Lam Sơn ? (?) Khi nào Long Quân cho đòi gươm ? (Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần là cái cày, cái cuốc, cuộc sống lao động dựng xây đất nước. “ Giặc đuổi xong rồi trời xanh thành tiếng hát”. Đó là tiếng hát của cuộc sống hoà bình, tươi đẹp bởi cuộc sống đó được tạo dựng bởi bàn tay lao động của những con người “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.) (?) Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào ? (?) Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa gì ? (?) Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì? (Truyền thuyết An Dương Vương - Hình ảnh rùa vàng là sứ giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân.) (?) Em hãy nêu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của truyện ? I. Đọc- tìm hiểu chú thích: II. Tìm hiểu văn bản 1. Lạc Long Quân cho mượn gươm thần - Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận muốn tiêu diệt chúng! - Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng nhiều lần bị thua. Long Quân cho mượn gươm thần. - Lê Thận 3 lần đánh cá đều kéo lên được lưỡi gươm với 2 chữ "Thuận Thiên”. - Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi bắt được chuôi gươm trên ngọn cây nạm ngọc. Þ Kì lạ, toàn dân trên dưới một lòng. - Sự nghiệp của Lê Lợi và nghĩa quân là chính nghĩa nên được cả thần linh ủng hộ. - Khả năng cứu nước của nhân dân ta có ở khắp nơi từ miền biển đến miền xuôi cùng quyết tâm tham gia đánh giặc. - Gươm thần mở đường tung hoành khắp nơi => Lòng yêu nước, căm thù giặc, sự đoàn kết nhất trí của muôn dân lại được trang bị vũ khí thần diệu đã làm sức mạnh của nghĩa quân tăng gấp bội và làm lên chiến thắng. Đó là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của ý trời hoà hợp. 2. Cảnh đòi gươm và trả gươm. - Nhân dân đã đánh đuổi giặc Minh xâm lược, đất nước đã thanh bình, chủ tướng Lê Lợi lên ngôi Vua, dời đô về Thăng Long -> Long Quân cho Rùa Vàng đòi lại gươm báu. - Nhà vua dạo chơi hồ tả vọng, Long Quân sai rùa vàng lên đòi gươm khi thuyền ra giữa hồ. Rồng Vàng nhô đầu lên, gươm thần động đậy. Rùa tiến đến bên thuyền Vua , Vua trao lại gươm, Rùa đớp lấy và lặn xuống. Hồ Gươm Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm. Đánh dấu và kẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn. Phản ánh tư tưỏng, tình cảm yêu hoà bình đã thành truyền thống của nhân dân ta. 3. Kết luận a. Nội dung: - Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa, đoàn kết toàn dân, chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo, khát vọng hoà bình của dân tộc. - Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm b. Nghệ thuật: Nhiều chi tiết kì ảo, giàu ý nghĩa. Hoạt động 3: HDHS củng cố 1. Đọc ghi nhớ SGK ? Đọc phần đọc thêm SGK trang 43 ? 2. Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận gươm ? ( Nếu Lê Lợi trực tiếp nhận gươm thì tác phẩm sẽ không thể hiện tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. ) 3. Tại sao Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở hồ Tả Vọng ( Hồ Hoàn Kiếm ) ? (Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa, Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân.) Hoạt động 4: HDHS về nhà 1. Học thuộc ghi chép nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK. 2. Tìm các tư liệu về hình ảnh Rùa Vàng ? 3. Làm bài tập 4 SGK trang 43 ? 4. Đọc, chuẩn bị và soạn bài “Thạch Sanh” ********************************************************************** Tiết 14 Tuần 4 Soạn: Giảng: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài học - Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. - Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập C.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: * Em hãy nêu đặc điểm của nhân vật và sự việc trong văn tự sự ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (?) GV gọi HS đọc bài văn SGK trang 44 – 45 ? (?) Việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho em bé bị gãy chân là con nhà nghèo đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc ? (?) Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. Vậy theo em câu chuyện trên có chủ đề gì? (?) Vậy chủ đề của câu chuyện trên đây có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không ? (?) Hãy tìm xem, chủ đề đó được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào ? (?) GV cho HS đọc các nhan đề ở mục 2cI SGK trang 45 ? (?) Em hãy chon nhan đề thích hợp ? (?) Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không ? (?) Bài văn tự sự trên gồm mấy phần và nhiệm vụ của từng phần ? (?) Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì? (?) Dàn bài chung của văn tự sự 3 phần là gì ? (?) GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 45 ? Hoạt động 2: HDHS luyện tập (?) GV hướng dẫn HS làm, thu bài của 3- 4 HS chấm và chữa trước lớp ? (?) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì ? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? nêu câu văn thể hiện sự việc đó ? (?) Hãy chỉ ra 3 phần Mở bài, thân bài, kết bài ? (?) Truyện này so với truyện tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề ? (?) Câu chuyện thú vị ở chỗ nào ? (?) GV cho HS làm việc cá nhân ? - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài -HS trình bày -chữa * Có hai cách mở bài: - Giới thiệu chủ đề câu chuyện - Kể tình huống nảy sinh câu chuyện * Có hai cách kết bài - Kể sự việc kết thúc - Kể sự việc tiếp tục sang truyện khác như đang tiếp diễn I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 1. Ví dụ( SGK trang 44 – 45 ) - - Danh y Tuệ Tĩnh đã phải đứng trước sự lựa chọn: chữa cho chú bé nhà nghèo bệnh hiểm trước hay nhà quý tộc bệnh nhẹ hơn trước. - Và sự từ chối chữa cho ông nhà giầu trước mà để chữa ngay cho con trai người nông dân đã thể hiện thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh với bản lĩnh, với tấm lòng - Ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước, không màng trả ơn. phẩm chất đạo đức cao cả “lương y như từ mẫu”. - Người thầy thuốc phải hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh. - Ca ngợi lòng thương người của danh y Tuệ Tĩnh - Đó là ý chính của văn bản này. - Chủ đề được thể hiện cụ thể qua những câu văn: “hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh”; “người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn.ân huệ”. - Cả 3 nhan đề đều thích hợp. - Nhan đề 1: Nêu lên tình huống buộc phải lựa chọn -> thể hiện phẩm chất cao đẹp của Tuệ Tĩnh. - Nhan đề 2,3: Nhấn mạnh “tấm lòng”, “y đức” đó là khía cạnh tình cảm, là đạo đức nghề y, đạo đức nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh. Một lòng vì người bệnh. Bệnh hiểm chữa trước. Y đức của Tuệ Tĩnh - Mở bài: giới thiệu Tuệ Tĩnh - Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho con nhà quí tộc. - Kết bài: Kết cục của sự việc 3. Kết luận - Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. + Dàn bài : gồm 3 phần - Mở bài: Giớí thiệu chung về nhân vật, sự việc - Thân bài: Kể diễn biến sự việc - Kết bài: Kể kết cục sự việc. II. Luyện tập Bài tập 1 SGK trang 45 - 46 a. - Tố cáo tên cận thần tham lam - Ca ngợi trí thông minh của người nông dân. - Sự việc thể hiện tập trung chủ đề: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và người đọc. b. - Mở bài: câu 1. - Thân bài: các câu tiếp theo. - Kết bài: câu cuối. c. * Giống nhau: - Kể theo trình tự thời gian - Có bố cục 3 phần rõ rệt - ít hành động, nhiều đối thoại. * Khác nhau: - Chủ đề trong "Tuệ Tĩnh..." nằm ngay ở phần mở bài. - Chủ đề trong phần thưởng không nằm trong câu nào mà phải từ truyện mới rút ra được. d. - Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ... nhưng nói lên được sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân. Bài tập 2 SGK trang 46 Đánh giá cách mở bài, kết bài của hai truyện: - Sơn Tinh, Thủy Tinh: + MB: Nêu tình huống + KL: Nêu sự việc tiếp diễn. - Sự tích Hồ Gươm: + MB: Nêu tình huống nhưng diễn giải dài + KL: Nêu sự việc kết thúc Hoạt động 3: HDHS củng cố Đọc ghi nhớ SGK ? Đọc phần đọc thêm SGK trang 47 ? Hoạt động 4: HDHS về nhà 1. Học thuộc ghi chép nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK. 2. Đọc, chuẩn bị và soạn bài “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” **********************************************************************
Tài liệu đính kèm: