Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới - Tích hợp đầy đủ kỹ năng sống theo sách chuẩn 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới - Tích hợp đầy đủ kỹ năng sống theo sách chuẩn 2012-2013

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.

* KÜ n¨ng sèng:

- Tù nhËn thøc vµ x¸c ®Þnh ®­îc nguån gèc tæ tiªn.

- X¸c ®Þnh gi¸ trÞ b¶n th©n: lßng biÕt ¬n tæ tiªn vµ cã tr¸ch nhiÖm víi viÖc ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc.

3Thái độ:

Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.( Liên hệ)

III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

• Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

• Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.

• Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.

2. Học sinh:

• Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.

• Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.

IV.Tiến trình tiết dạy:

3. Ổn định lớp:(1’)

4. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh

5. Bài mới:

Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gôc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”.

 

doc 76 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới - Tích hợp đầy đủ kỹ năng sống theo sách chuẩn 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI 
TÍCH HỢP ĐẦY ĐỦ KỸ NĂNG SỐNG THEO SÁCH CHUẨN 2012-2013
HD giảm tải chương trình môn N.văn THCS năm học 2012-2013 ! 
TT
Phần
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn điều chỉnh
  1
  Văn học
Con Rồng cháu Tiên
Tr.5 SGK tập 1
Cả bài
Đọc thêm
Cây bút thần
Tr.80 SGK tập 1
Cả bài
Đọc thêm
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Tr.91 SGK tập 1
Cả bài
Đọc thêm
Mẹ hiền dạy con
Tr.150 SGK tập 1
Cả bài
Đọc thêm 
Lao xao
Tr.110 SGK tập 2
Cả bài
Đọc thêm
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Tr.123 SGK tập 2
Cả bài
Đọc thêm
Động Phong Nha
Tr.144 SGK tập 2
Cả bài
Đọc thêm
2
Tiếng Việt
Danh từ
Tr.86 SGK tập 1
Phần danh từ riêng, danh từ chung
Chọn danh từ riêng, danh từ chung để dạy.
Ẩn dụ
Tr.68 SGK tập 2
Phần nội dung nhận diện, tác dụng của ẩn dụ
Chọn nội dung nhận diện, bước đầu phân tích tác dụng của ẩn dụ để dạy.
Hoán dụ
Tr.82 SGK tập 2
Phần nội dung nhận diện, tác dụng của Hoán dụ
Chọn nội dung nhận diện, bước đầu phân tích tác dụng của hoán dụ để dạy.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌCMÔN NGỮ VĂN, CẤP THCS(Kèm theo Công văn số...../BGDĐT-GDTrH ngày    tháng      năm 2011 của Bộ GDĐT)
 1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học  Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.   Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. 
2. Thời gian thực hiện        Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ  năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp. 
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, các sở GDĐT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.
 3.1. Lớp 6  
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 
(Phần ghi các tuần là để tham khảo)
NGỮ VĂN LỚP 6
Cả năm: 37 tuần (140 tiết)
Học kì I: 19 tuần (72 tiết)
Học kì II: 18 tuần (68 tiết)
HỌC KÌ I
Tuần 1	 
Tiết 1 đến tiết 4
Con Rồng cháu Tiên; 
Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng bánh giầy; 
Từ và cấu tạo từ tiếng Việt; 
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Tuần 2	
Tiết 5 đến tiết 8
Thánh Gióng; 
Từ mượn; 
Tìm hiểu chung về văn tự sự.
Tuần 3	
Tiết 9 đến tiết 12
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; 
Nghĩa của từ; 
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Tuần 4	
Tiết 13 đến tiết 16
Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích hồ Gươm; 
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự; 
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Tuần 5	
Tiết 17 đến tiết 20
Viết bài Tập làm văn số 1; 
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; 
Lời văn, đoạn văn tự sự.
Tuần 6	
Tiết 21 đến tiết 24
Thạch Sanh; 
Chữa lỗi dùng từ; 
Trả bài Tập làm văn số 1.
Tuần 7	
Tiết 25 đến tiết 28
Em bé thông minh; 
Chữa lỗi dùng từ (tiếp); 
Kiểm tra Văn.
Tuần 8	
Tiết 29 đến tiết 32
Luyện nói kể chuyện; 
Cây bút thần; 
Danh từ. 
Tuần 9	
Tiết 33 đến tiết 36
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự; 
Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng; 
Thứ tự kể trong văn tự sự. 
Tuần 10	
Tiết 37 đến tiết 40
Viết bài Tập làm văn số 2; 
Ếch ngồi đáy giếng; 
Thầy bói xem voi.
Tuần 11	
Tiết 41 đến tiết 44
Danh từ (tiếp); 
Trả bài kiểm tra Văn; 
Luyện nói kể chuyện; 
Cụm danh từ.	
Tuần 12	
Tiết 45 đến tiết 48
Hướng dẫn đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; 
Kiểm tra Tiếng Việt; 
Trả bài Tập làm văn số 2; 
Luyện tập xây dựng bài tự sự- Kể chuyện đời thường.
Tuần 13	
Tiết 49 đến tiết 52
Viết bài Tập làm văn số 3; 
Treo biển; 
Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới; 
Số từ và lượng từ.
Tuần 14
Tiết 53 đến tiết 56
Kể chuyện tưởng tượng; 
Ôn tập truyện dân gian; 
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 15
Tiết 57 đến tiết 60
Chỉ từ; 
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng; 
Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa; 
Động từ.
Tuần 16
Tiết 61 đến tiết 63
Cụm động từ; 
Mẹ hiền dạy con; 
Tính từ và cụm tính từ. 
Tuần 17
Tiết 64 đến tiết 66
Trả bài Tập làm văn số 3;
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; 
Ôn tập Tiếng Việt.
Tuần 18
Tiết 67 đến tiết 69
Kiểm tra học kì I;
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện. 
Tuần 19
Tiết 70 đến tiết 72
Chương trình Ngữ văn địa phương; 
Trả bài kiểm tra học kì I.
HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 73 đến tiết 75
Bài học đường đời đầu tiên; 
Phó từ. 
Tuần 21
Tiết 76 đến tiết 78
Tìm hiểu chung về văn miêu tả;
Sông nước Cà Mau; 
So sánh. 
Tuần 22
Tiết 79 đến tiết 81
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả;
Bức tranh của em gái tôi. 
Tuần 23
Tiết 82 đến tiết 84
Bức tranh của em gái tôi (tiếp theo); 
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Tuần 24
Tiết 85 đến tiết 88
Vượt thác; 
So sánh (tiếp); 
Chương trình địa phương Tiếng Việt; 
Phương pháp tả cảnh; 
Viết bài Tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà).
Tuần 25
Tiết 89 đến tiết 92
Buổi học cuối cùng; 
Nhân hoá; 
Phương pháp tả người.
Tuần 26
Tiết 93 đến tiết 96
Đêm nay Bác không ngủ; 
Ẩn dụ; 
Luyện nói về văn miêu tả.
Tuần 27
Tiết 97 đến tiết 100
Kiểm tra Văn; 
Trả bài Tập làm văn tả cảnh viết ở nhà; 
Lượm; 
Hướng dẫn đọc thêm: Mưa.
Tuần 28
Tiết 101 đến tiết 104
Hoán dụ; 
Tập làm thơ bốn chữ; 
Cô Tô.
Tuần 29
Tiết 105 đến tiết 108
Viết bài Tập làm văn tả người; 
Các thành phần chính của câu; 
Thi làm thơ 5 chữ.
Tuần 30
Tiết 109 đến tiết 112
Cây tre Việt Nam; 
Câu trần thuật đơn; 
Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước; 
Câu trần thuật đơn có từ là.
Tuần 31 
Tiết 113 đến 116
Lao xao; 
Kiểm tra Tiếng Việt; 
Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn tả người.
Tuần 32
Tiết 117 đến tiết 120
Ôn tập truyện và kí; 
Câu trần thuật đơn không có từ là; 
Ôn tập văn miêu tả; 
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
Tuần 33 
Tiết 121 đến tiết 124
Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo; 
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử; 
Viết đơn.
Tuần 34 
Tiết 125 đến tiết 128
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; 
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp); 
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.
Tuần 35 
Tiết 129 đến tiết 132
Động Phong Nha; 
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than); 
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy); 
Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo, trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 36 
Tiết 133 đến tiết 136
Tổng kết phần Văn và Tập làm văn; 
Tổng kết phần Tiếng Việt; 
Ôn tập tổng hợp.
Tuần 37 
Tiết 137 đến tiết 140
Kiểm tra học kì II; 
Chương trình Ngữ văn địa phương.
Tiết: 1 Ngày soạn: 
Bài 1
Văn bản:	CON RỒNG CHÁU TIÊN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi gống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
* KÜ n¨ng sèng:
- Tù nhËn thøc vµ x¸c ®Þnh ®­îc nguån gèc tæ tiªn.
- X¸c ®Þnh gi¸ trÞ b¶n th©n: lßng biÕt ¬n tæ tiªn vµ cã tr¸ch nhiÖm víi viÖc ph¸t huy truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc.
3Thái độ:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.( Liên hệ)
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.
Học sinh:
Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.
Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
IV.Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp:(1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
Bài mới: 
Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gôc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
HĐ1
HĐ1
I. Tìm hiểu chung:
- Gọi HS đọc chú thích có dấu *
- Đọc
1. Thế nào là truyền thuyết?
H: Qua theo dõi bạn đọc, em hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết?
- Trả lời theo SGK
- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
- GV: Hướng dẫn HS cách đọc kể.
- Nghe
2. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
+ Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng.
+ Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- GV gọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bản
-HS đọc
H: Nhận xét của em khi nghe bạn đọc văn bản?
- Nhận xét
H: Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên”
- Kể
- GV nhận xét khi nghe HS kể.
H: Em hiểu thế nào là: Ngư Tinh, Thủy cung, Thầ ...  bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
*KÜ n¨ng sèng: - Tù nhËn thøc ®­îc søc m¹nh cña nh©n d©n trong viÖc phßng chèng lò lôt.
- Lµm chñ b¶n th©n, n©ng cao ý thøc gi÷ g×n vµ b¶o vÖ m«i tr­êng.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS khát vọng chinh phục và làm chủ thiên nhiên, HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ đê điều ở địa phương cũng như các công trình thủy lợi mà địa phương có.
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Tranh phục vụ bài dạy
Học sinh:
Học thuộc bài cũ.
Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV.Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp:(1’) 6A3
 6A4 
Kiểm tra bài cũ: (7’) 
H: Em hãy kể diễn cảm truyện “Thánh Gióng”?
H: Nêu ý nghĩa của hình tượng “Thánh Gióng”?
Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.
Bài mới: 
“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là thần thoại cổ đã được lịch sử hóa, trở thành một truyền thuyết tiêu biểu, nổi tiếng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương. “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng hoang đường nhưng có cơ sở thực tế. Truyện rất giàu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật. Đến nay, “Sơn Tinh, Thủy Tinh” vẫn còn ý nghĩa về thời sự. Một số nhà thơ đời sau đã lấy cảm hứng từ hình tượng này để sáng tác thơ.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
14’
HĐ1
HĐ1
I. Tìm hiểu chung:
H: Cho biết cách đọc, kể văn bản?
- Giọng chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau: Đoạn tả cuộc giao chiến giữa hai thần, đoạn cuối giọng đọc, kể trở lại chậm, bình tĩnh
1. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
- Gọi HS đọc và kể chuyện
- Đọc và kể chuyện
- GV nhận xét sau khi HS đã đọc, kể xong.
- Nghe.
H: Em hiểu thế nào là cầu hôn, phán, sính lễ?
- Trả lời theo chú thích 2, 5, 6.
* GV giải thích thêm:
- Ván (cơm nếp): Mâm.
- Nệp (bánh chưng): cặp (hai, đôi).
H: Truyện gồm mấy đoạn? mỗi đoạn thể hiện nội dung gì?
* Thảo luận trả lời:
- Truyện chia thành ba đoạn:
Đoạn1: Từ đầu đến “một đôi”: Vua Hùng thứ 18 kén rể.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “rút quân”: Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
2. Bố cục:
H: Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Ý nghĩa của câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và phản ánh ước mơ chinh phục các hiện tượng tự nhiên một cách chung chung, mà cong hướng tới việc ca ngợi công lao dựng nước của cha ông ta vào một thời đại lịch sử trên địa bàn cư trú của người Việt cổ.
- Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng. Truyện đã gắn công cuộc trị thủy với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
- Treo bức tranh trong SGK đã được phóng to.
- Theo dõi.
H: Theo em, bức tranh minh họa nội dung nào của văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
- Minh họa cuộc giao tranh quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
H: Em hãy đặt tên cho bức tranh này?
- Cuộc chiến Sơn Tinh-Thủy Tinh.
10’
HĐ2
HĐ2
II. Phân tích.
H: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai? Họ được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào?
Cách giới thiệu về hai nhân vật này gây hấp dẫn cho người đọc, và sẽ dẫn tới cuộc tranh tài đọ sức ngang ngửa giữa hai thần vì một người con gái mày ngài mắt phượng là Mị Nương.
- Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên coa tài lạ: Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- Đọc.
H: Vì sao vua Hùng băn khoăn khi kén rể?
- Muốn chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn đều ngang tài ngang sức.
- Vua Hùng muốn chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn đều ngang tài ngang sức.
H: Giải pháp kén rể của vua Hùng là gì?
Có thể nói việc vua Hùng kén rể vừa giống việc của con người rất bình thường lại vừa là việc của thần thánh phi thường, kì ảo.
- Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
- Hạn giao lễ vật gấp trong một ngày.
- Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm: “Một trăm ván mỗi thứ một đôi”.
H: Sính lễ đó có lợi cho Sơn Tinh hay Thủy Tinh? Vì sao?
- Lợi cho Sơn Tinh.
- Vì đó là các sản vật nơi rừng núi, thuộc vùng đất đai của Sơn Tinh.
H: Vì sao thiện cảm của vua Hùng lại dành cho Sơn Tinh?
* Thảo luận trả lời:
- Vua Hùng biết được sức mạnh tàn phá của Thủy Tinh.
- Vua tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên.
H: Cuối cùng ai lấy được Mị Nương?
- Sơn Tinh.
- Sơn Tinh cưới Mị Nương.
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Đọc.
2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- GV: Kết quả việc kén rể của vua Hùng đã rõ. Sơn Tinh cưới được Mị Nương. Hạnh phúc thuộc về chàng. Nhưng Thủy Tinh đâu chịu để cho chàng yên. Thế là cuộc giao chiến đã diễn ra.
H: Trận đánh của Thủy Tinh đã diễn ra như thế nào?
- Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồng cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa  thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồng cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa  thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
H: Nhưng Thủy Tinh có thắng nổi Sơn Tinh không?
Mặc dù thua nhưng năm nào Thủy Tinh cũng làm giông bão đánh Sơn Tinh .
- Không.
H: Theo em Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên nhiên?
- Hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm.
 Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê ghớm hằng năm.
H: Sơn Tinh thể hiện sức mạnh của mình như thế nào trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh?
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp trong bài thơ lãng mạn “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đã viết về cuộc giao đấu giữa tướng và quân của hai thần thật ghê gớm.
“Sóng cả gầm reo, lăn như chớp
Thủy Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.
Cá voi quác mồm to, muốn đớp
Cá mập vẫy đuôi cuồng nhe răng
Càng cua lởm chởm giơ như mác
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao
Sơn Tinh hiện thần ghen, tức khắc
Niệm chú, đất nảy vù lên cao!”
- Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt sức đành rút quân.
* Sơn Tinh.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt sức đành rút quân.
H: Sơn Tinh đã thắng và luôn thắng Thủy Tinh, theo em Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào?
Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ về sau.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa.
 Sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lụt của nhân dân ta.
H: Theo dõi cuộc giao tranh Sơn Tinh, Thủy Tinh em thấy chi tiết nào là nổi bật nhất? Vì sao?
- Chi tiết “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu” miêu tả tính chất ác liệt của cuộc chiến Sơn Tinh, Thủy Tinh; thể hiện đúng cuộc đấu tranh chống thiên tai gay go, bền bỉ của nhân dân ta.
H: Đoạn 3 của văn bản kể về sự việc gì?
Về sự việc này, nhân dân có câu ca dao: “Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”
Vén bức màn huyền thoại kì ảo của câu chuyện truyền thuyết xa xưa, chúng ta dễ dàng nhận ra ý nghĩa hiện thực và lời nhắn nhủ của cha ông rằng: Thiên tai, bão lụt hằng năm là kẻ thù mang “cơn ghen” truyền kiếp đối với con người. Muốn bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của mình, như Sơn Tinh bảo vệ hạnh phúc bên nàng Mị Nương xinh đẹp chúng ta phải không ngừng cảnh giác, thương xuyên nêu cao ý thức phòng chống bão lụt, phòng chống thiên tai nói chung.
- Sự trả thù hằng năm về sua của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
5’ 
HĐ3
HĐ3
III. Tổng kết.
H: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
Ngày nay nhân dân ta tiếp tục thực hiện ước mơ của người xưa củng cố đắp đê điều hằng năm. Xây dựng các công trình thủy điện phục vụ cho cuộc sống.
* Thảo luận trả lời.
- Giải thich nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
1. Nội dung:
- Giải thich nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
H: Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?
- Sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
2. Nghệ thuật:
Yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc.
5’
HĐ4
HĐ4
IV. Luyện tập
H: Từ truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta hiện nay?
Bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta trong hiện tại và tương lai.
- Nhà nước ta chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng để giảm bớt thiên tai do lũ lụt gây ra.
H: Kể tên một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết?
- Con rồng, cháu Tiên.
- Bánh chưng, bánh giầy.
- Thánh Gióng 
HĐ5: Củng cố
HĐ5
-GV: Cho HS kể lại truyện.
- HS kể lại truyện
4. Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Về nhà học bài và tập kể diễn cảm truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Đọc thêm bài thơ “Sơn Tinh, Thủy Tinh” của Nguyễn Nhược Pháp.
Soạn bài “Nghĩa của từ”
 .	Rút kinh nghiệm:
LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI 
TÍCH HỢP ĐẦY ĐỦ KỸ NĂNG SỐNG THEO SÁCH CHUẨN 2012-2013
LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI 
TÍCH HỢP ĐẦY ĐỦ KỸ NĂNG SỐNG THEO SÁCH CHUẨN 2012-2013
LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI 
TÍCH HỢP ĐẦY ĐỦ KỸ NĂNG SỐNG THEO SÁCH CHUẨN 2012-2013
LIÊN HỆ ĐT 0168.921.86.68 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an.doc