Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Nguyên

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Nguyên

A.MỤC TIÊU: Giúp hs

1, Kiến thức:- Hiểu được cấu tạo của từ, và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt. Nắm được khái niệm của từ. Đơn vị cấu tạo của từ là tiếng. Các kiểu cấu tạo từ : từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.

2. Kỹ năng: - Rèn cho học sinh kỹ năng nhận diện từ và sử dụng từ thành thục .

3. Thái độ: - Học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ :

1. Thầy: Giáo án, tài liệu liên quan, tài liệu chuẩn kiến thức ,SGK, SGV. Bảng phụ.

2. Trò: Soạn bài trước ở nhà trước khi tới lớp.

C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC

- PP vấn đáp, thuyết trình, giải thích , phân tích, Kĩ thuật động não, Kĩ thuật 1 phút

D.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

* Tổ chức

* Kiểm tra: Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.

* Bài mới:

GV giới thiệu bài: trong tiếng Việt có từ chỉ có một tiếng, nhưng cũng có từ có 2 tiếng hoặc hơn 2 tiếng. Vậy từ đó thuộc kiểu cấu tạo gì Thầy cùng các em đi tìm hiểu bài hôm nay để biết rõ điều đó.

 

doc 187 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Văn Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1: Tiết 1:
Ngày soạn:16/08/2012
Ngày dạy: 22/08/2012
Văn bản : Bánh chưng bánh giầy
 Truyền thuyết ( Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu : Giúp hs
1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản và những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
2. Kỹ năng: Rèn học sinh kỹ năng đọc, kể, tập phân tích nhân vật truyền thuyết. 
3. Thái độ: Học sinh có tư tưởng giữ gìn phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
B. Chuẩn bị đồ dùng
1. Thầy: Giáo án, tài liệu liên quan, tài liệu chuẩn kiến thức, SGK, SGV. Tranh ảnh minh họa.
2. Trò: Chuẩn bị bài trước ở nhà. 
C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
- PP vấn đáp, thuyết trình, giải thích , phân tích, Kĩ thuật động não, Kĩ thuật 1 phút
D Tiến trình tiết dạy : 
* Tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? Truyền thuyết là gì? 
? Nêu ý nghĩa của truyện  (( Con Rồng cháu tiên )) ?
* Bài mới: 
C1: Hằng năm, mỗi khi xuân về tết đến, nhân dân cả nước lại nô nức hồ khởi chuẩn bị gạo, đỗ, lá dong để gói bánh chưng, làm bánh giầy để thời cúng tổ tiên, trời đất. Đây là nét đẹp văn hoá đậm đà màu sắc dân tộc.Vậy nguồn gốc về hai loại bánh như thế nào thầy cùng các em học bài hôm nay.
C2: Mỗi khi tết đến, xuân về người dân Việt Nam chúng ta luôn có câu:
" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".
Bánh chưng, bánh giầy là 2 thứ bánh không những rất ngon, rất bổ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lí thú. Để biết nguồn gốc về hai loại bánh hôm nay thầy cùng các em học bài Bánh chưng bánh giầy nhé.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV giới thiệu cách đọc – Giọng chậm t/c chú ý lời của thần trong giấc mộng của Lang Liêu, giọng âm vang xa vắng, giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc khoẻ .
- GV đọc mẫu rồi gọi học sinh đọc.
? Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm ?
Gv cho hs đọc chú thích. giải thích các từ khó SGK.
? Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần ?
GV : 
Đoạn 1: Từ đầu -> chứng giám (mở đầu) Hùng Vương lúc về già muốn truyền ngôi cho con.
Đoạn 2: Tiếp -> hình tròn (phát triển) Các con làm lễ vật để cúng tiên vương.
- Đoạn 3: Còn lại (Kết thúc) Vua chọn bánh của Lang Liêu và truyền ngôi cho chàng.
? Khi về già vua có nguyện vọng gì?
? Em thấy ý định của Vua Hùng khi chọn người kế vị ntn?
? Vua Hùng đã đổi mới tiến bộ so với đương thời ntn?
? Hình thức thử thách ở đây là gì?
? ý nguyện của vua như vậy các con có đoán được ý vua không? Vì sao?
? Sau khi nghe ý của vua cha các lang đã làm gì?
? Trong số các con ai là người được thần giúp đỡ ?
? Thần mách Lang Liêu làm gì ? 
? Lời mách đó có ý nghĩa gì ? 
? Qua việc làm bánh em thấy Lang Liêu là người ntn?
? Theo em tại sao thần không giúp các lang khác mà chỉ giúp Lang Liêu? 
? Em có suy nghĩ gì về lời nhắc nhở của thần? 
? Khi đến ngày lễ tiên vương tại sao vua không chú ý đến các thứ khác mà chỉ chú ý đến chồng bánh của Lang Liêu ?
? Đứng trước chồng bánh tại sao vua không chọn ngay mà phải ngẫm nghĩ ? 
- Thần nói đúng 
? Thần ở đây là ai ?
? Từ xưa đến nay nhân dân ta thường quý trọng vật gì ? 
? Vậy ai là người đã giải được câu đố của vua ? 
? Theo em Lang Liêu có xứng đáng nối ngôi k? 
? Qua đây em có nhận xét gì về ý vua chí vua? 
? Hình tượng bánh chưng, bánh giầy mang ý nghĩa sâu xa gì ? 
? Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy có từ bao giờ?
? Làm bánh vào dịp tết giúp em hiểu thêm được điều gì?
? Truyền thuyết này nhằm mục đích gì?
? Đề cao cái gì?
 ?Hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
- ND: Truyện thể hiện nội dung gì?
- NT: Nét đặc sắc nào về nghệ thuật của truyện?
Mời HS đọc nghi nhớ SGK/12
I, Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc -tóm tắt 
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc văn bản.
- Học sinh tóm tắt.
2, Chú thích
- HS đọc, giải thích các từ như:
- Lang, chứng giám, sơn hào hải vị....
3, Bố cục :
- HS trả lời.( 3 Phần)
- Đoạn 1: Từ đầu -> chứng giám => ý nguyện của vua
- Đoạn 2: Tiếp đến hình tròn =>cuộc thi tài giải đố 
- Đoạn 3: còn lại => Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy 
4, Phân tích:
a, Vua Hùng chọn người nối ngôi:
=> Giặc đã yên, thiên hạ thái bình. Ông muốn truyền ngôi vị. (Nhưng có 20 người con ).
=> Nối ngôi, nối chí, không nhất thiết phaỉ con trưởng. 
- Không theo tuc lệ truyền ngôi cũ mà chú trọng tài - đức.
 * Hình thức thử thách.
=> Nhân ngày lễ tiên vương các con dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
- Không.
=>Vì; ý nguyện như lời đố vì ý vua ntn không ai biết được. 
b. Cuộc đua tài dâng lễ vật:
- Các lang: Làm cỗ thật hậu thật ngon để lễ tiên vương 
- Lang Liêu được thần giúp đỡ :
- Lấy gạo làm bánh 
=>Đề cao lao động, đề cao nghề nông
=>Khéo tay, thông minh, tháo vát
 và chịu nhiều thiệt thòi nhất 
=>Thần là người luôn bênh vực người nghèo khổ, thật thà, trung hiếu.
=>Đề cao nghề trồng lúa nước của nhà nước Văn Lang và sự thờ cúng trời đất tổ tiên của nhân dân ta thời xa xưa 
- Vì những thứ đó hàng ngày vua đã được thưởng thức 
- Là nhân dân
- Vật nuôi sống mình do mình làm ra đó là hạt gạo 
- Lang Liêu
- Có
- Quý trọng hạt gạo, đề cao nhà nông. Mong muốn đất nước thanh bình đánh bại mọi kẻ thù 
=.>Tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài 
=.>Chứng minh cho tài đức của con người thông minh, hiếu thảo, trân trọng người sinh ra mình 
c, Phong tục làm bánh chưng ,bánh giầy:
- HS trả lời.
- Nguồn gốc 2 loại bánh vào dịp tết 
=> Thể hiện mong muốn có một vị vua biết chăm lo cho dân cho nước .Đồng thời giải thích nguồn gốc của sự vật.
Đề cao la:
- Đề cao lao động và nghề nông.
- Ngoài ra còn có ý bênh vực kẻ yếu .
* ý nghĩa của truyện:
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
- Phản ánh thành tựư văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta.
5. Tổng kết:
HS đọc ghi nhớ SGK/1
II, Luyện tập : Phát phiếu học tập (Bảng phụ)
1, Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là lễ vật không gì quý bằng?
Lễ vật thiết yếu cùng với t/c chân thành C. Lễ vậy quý hiếm đắt tiền 
Lễ vật bình dị D. Lễ vật rất kì lạ 
2, Truyền truyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào?
Miêu tả C. Biểu cảm 
Tự sự D. Thuyết minh
* Củng cố: 
? Truyền thuyết "BCBG" có ý nghĩa gì?
? Tại sao nói đây là truyền thuyết cổ tích tiêu biểu?
* HDVề nhà: 
- Học bài, học thuộc ghi nhớ 
- Làm bài tập 1, 2 (12 )
- Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
Tuần 1. Tiết 2 
Ngày soạn:16/08/2012
Ngày dạy: 22/08/2012
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A.Mục tiêu: Giúp hs
1, Kiến thức:- Hiểu được cấu tạo của từ, và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt. Nắm được khái niệm của từ. Đơn vị cấu tạo của từ là tiếng. Các kiểu cấu tạo từ : từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
2. Kỹ năng: - Rèn cho học sinh kỹ năng nhận diện từ và sử dụng từ thành thục .
3. Thái độ: - Học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Chuẩn bị :
1. Thầy: Giáo án, tài liệu liên quan, tài liệu chuẩn kiến thức ,SGK, SGV. Bảng phụ...
2. Trò: Soạn bài trước ở nhà trước khi tới lớp.
C. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
- PP vấn đáp, thuyết trình, giải thích , phân tích, Kĩ thuật động não, Kĩ thuật 1 phút
D.Tiến trình tiết dạy : 
* Tổ chức 
* Kiểm tra: Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh.
* Bài mới :
GV giới thiệu bài: trong tiếng Việt có từ chỉ có một tiếng, nhưng cũng có từ có 2 tiếng hoặc hơn 2 tiếng. Vậy từ đó thuộc kiểu cấu tạo gì Thầy cùng các em đi tìm hiểu bài hôm nay để biết rõ điều đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? GV treo bảng phụ 
? Gọi HS đọc 
? VD gồm mấy từ?
? Lập danh sách các từ đã được phân cách ?
? Tiếng dùng để làm gì ?
? Từ dùng để làm gì?
? Vậy qua ví dụ trên em cho thầy biết từ là gì? 
Gv: kết luận
Ghi nhớ ( SGK/13)
GVtreo bảng phụ, mời HS đọc VD
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại?
? Em hãy cho biết thế nào là từ đơn, từ phức?
? Dựa vào bảng phân loại em thấy từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
GV:
Láy phần đầu: trồng trọt, hồng hào
Láy vần: lom khom
Láy tiếng: tim tím, trăng trắng
? Từ ví dụ trên em rút ra kết luận gì về từ đơn và từ phức?
Ghi nhớ ( SGK14 )
I, Từ là gì 
1,VD (SGK )
2. Nhận xét:
- Học sinh đọc.
- 9 Từ 
a, Từ 1 tiếng:
Thần, dạy, dân, cách, và, cách
b, Từ 2 tiếng:
Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở
- Tạo từ
- Đặt câu
- HS trả lời.
=> Là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
3, Kết luân:
- Học sinh đọc Ghi nhớ ( SGK/13 ) 
II, Từ đơn và từ phức: 
1,VD SGK/13
HS đọc
2, Nhận xét:
Kiểu cấu tạo câu
Ví dụ
Từ đơn
Từ , đấy, nước, ta...
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bcbg
Từ láy
Trồng trọt...
- Từ đơn; có một tiếng tạo thành.
- Từ phức: gồm 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành.
*Giống nhau
- Đều có 2 tiếng trở lên 
*Khác nhau
-Từ ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa 
-Từ láy các tiếng có quan hệ với nhau về âm giữa các tiếng.
3, Kết luận:
- Học sinh trả lời.
- HS đọc Ghi nhớ ( SGK )
 III/ Luyện tập:
1, Bài 1 (SGK 14 )
GV chia 3 nhóm (3 dẫy bàn) cho học sinh làm sau đó cử đại diện nhóm lên làm bài 
Từ ghép (nguồn gốc, con cháu...)
Cội nguồn, gốc gác 
Cô dì, chú bác, con cháu, anh em, 
2, Bài 2 (SGK/14)
a. Theo giới tính (nam, nữ ): ông bà, anh chị, cha mẹ, chú dì, cậu mợ...
b. Theo bậc (trên dưới ): ông cháu, bà cháu, cha con, mẹ con, cô trò, cậu cháu...
3,Bài 3 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Nêu cách chế biến: Bánh (rán, nướng, hấp, nhúng, tráng.. )
- Chất liệu làm bánh: Bánh(nếp, tẻ, khoai, ngô, sắn, đậu xanh...)
- Tính hình chất của bánh: Bánh (dẻo, nướng, phồng ...)
- Dáng của bánh: Bánh (gối, quấn thừng, tai voi...)
4. Bài 4: tả cái gì
- Thút thít=>tiếng khóc của người 
- Từ miêu tả tiếng khóc khác=>nức nở, sụt sùi, nỉ non, rưng rức ...
* Củng cố: 
- Thế nào là từ đơn, từ phức?
- Từ phức được chia ra làm mấy loại? Sự khác và giống nhau của từ ghép và từ phức ntn?
* Hướng dẫn về nhà: 
- Xem lại bài, học bài, làm bài 5 (SGK/15 )
- Học thuộc ghi nhớ 
- Soạn bài giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt
Tuần 1: Tiết 3:
Ngày soạn; 16/08/2012
Ngày dạy: 23/08/2012
giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt
A. Mục tiêu:Giúp hs
1, Kiến thức:- Mục đích giao tiếp trong đời sống con người, xã hội. Khái niệm văn bản, 6 kiểu văn bản, 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người.
2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng nhận biết đúng, viết đúng các kiểu văn bản đã học.
3. Thái độ: - Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng văn bản và các kiểu phương thức biểu đạt. Thấy được vai trò, vị trí của giao tiếp trong đời sống.
B, Chuẩn bị đồ dùng :
1. Thầy: Giáo án, tài liệu li ... nghĩ của mình
- Kể theo ngôi thứ ba: Gọi tên vật bằng tên gọi của chúng, người kể giấu mình đi. Người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với các nhân vật.
Câu 7. (6đ)
A. MB(0,5đ)
- Giới thiệu truyện
- Ngày xửa ngày xưa.
- Nhà vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi giúp vua trị vì đất nước
B. TB
Diễn biến câu chuyện(3,5đ). Cần tôn trọng trình tự sau:
- Quan đi khắp nơi nhưng chưa tìm được người tài giỏi giúp vua trị vì đất nước
- Đến làng nọ gặp cha con nông dân đang cày ruộng đập đất
- Cuộc đối đáp giữa viên quan và chú bé
- Viên quan tin chắc chú bé là người tài vội về tâu vua
- Nhà vua kín đáo thử tài bằng cách yêu cầu cho trâu đực bắt đẻ con
- Hai cha con lên kinh, cuộc đối đáp của chú bé với vua
- Chú bé vượt qua thử thách dễ dàng
- Chú bé giúp vua vượt qua thử thách mà nước láng giềng đố
C. KB(0,5đ)
- Nhà vua và các triều thần khâm phục chú bé
- Chú được phong trạng nguyên và ban cho một dinh thự trong cung để giúp vua
Chú ý:
Đúng ngôi kể, thay đổi phù hợp xưng hô với ngôi kể và các nhân vật khác. Văn viết lưu loát(1đ)
Chữ viết đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp(0,5đ)
II. Nhận xét ưu- khuyết điểm
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã làm tốt 
- Đa phần học sinh trình bầy bài làm của mình sáng sủa, sạch đẹp, ít em có chữ viết xấu, trình bầy bài bẩn.
- Do vậy đã có nhiều bài viết có chất lượng khá 
2. Khuyết điểm:
Câu 1. Nhiều em không hiểu đề, viết gộp, không tách ra được 2 từ cuốc với hai nghĩa: 1 là danh từ, 2 là động từ chỉ hành động
Câu 2. Nhiều em không hiểu và không biết cách thêm các từ ngữ khác vào động từ cho sẵn để tạo nên hai cụm động từ. Có em biến thành hai cụm danh từ: Hải 6A
Câu 3. Nhiều em không tìm ra nổi 5 lỗi, có em viết lại đoạn văn đó lại không những không sửa lỗi mà còn mắc thêm: Đa phần các em không timg ra lỗi chuyền/ truyền và phù đổng thiên vương/ Phù Đổng Thiên Vương
Câu 4. Là một câu khó tuy nhiên ít em hiểu kĩ yêu cầu đề: Một là giải nghĩa từ đồng bào, hai là lí giải vì sao... nên nhiều em viết rất chung chung
Câu 5. Có ít em không làm được vì các em đó không nói ra được điểm chung của hai văn bản này: Kết thúc có hậu, người lương thiện được hưởng thành quả, và đó là mơ ước của nhân dân gửi gắm.
Câu 6. Rất nhiều em không nêu đước khái niệm: Ngôi kể là gì. Nhiều em bị sai, lẫn lộn giữa ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba: đặc biệt ở hai lớp 6B, 6C
Câu 7. Cùng với nhiều em làm được và làm tốt thì còn một vài em làm không nổi: Tùng 6B, Thanh 6C. Nhiều em thiếu nội dung trầm trọng: Long 6C, có em không nhập vai, có em trên nhập vai xưng tôi dưới thì lại quên xưng là em bé (Nhung 6B, Sen 6C, Ngoan 6A)
3. Kết quả cụ thể:
 8- 9-10
sl %
 6,5- 7,9
sl %
 5- 6,4
sl %
 3,5 – 4,9
sl %
 Dưới 3,5
sl %
6A/37
24 64,9
10 27,0
 3 8,1
 0 0
 0 0
6B/34
3 8,8
 10 29,4
 14 41,2
 4 11,8
 3 8,8
6C/35
6 17,1
 10 28,6
 16 45,7
 2 5,7
 1 2,9
4. Chữa lỗi
 GV chữa một số bài có các lỗi vi phạm :
Nhung 6B, Sen 6C, Ngoan 6A, Tùng 6B, Trương Long 6C, Liên Lan 6A, Thu Thuỷ 6A, Kì 6B, Tiến Hùng 6B, Trần Huệ 6B, Hoà 6C, Trung Hiếu 6C
5. Đọc bài điểm tốt :
+ Lớp 6A : Minh Anh, Thuỳ Dung, Thanh Hà, Tiến Anh 
+ Lớp 6B: Ngôn, Kiều
+ Lớp 6C: Lương Hưng, Trần Văn Trường
* Củng cố :5
? Tiết trả bài cho em những bài học gì ?
? Để giành được điểm cao theo em chúng ta cần phải chuẩn bị bài như thế nào?
* Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị kì II
Đề do sở giáo dục, phòng giáo dục cung cấp 2009- 2010
Câu 1. (2 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi phía dưới:
“Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ”
a. Tìm những từ láy có trong đoạn trích
...............................................................................................................................................................
b. Tìm một danh từ và một cụm danh từ có trong đoạn trích?
..............................................................................................................................................................
c. Tìm một động từ và một cụm động từ có trong đoạn trích?
..............................................................................................................................................................
d. Tìm một danh từ đơn vị tự nhiên có trong đoạn trích?
..............................................................................................................................................................
đ. Tìm một từ nhiều nghĩa được dùng theo nghĩa chuyển có trong đoạn trích?
..............................................................................................................................................................
Câu 2(1 điểm) Nếu kể miệng một câu chuyện người kể phải thực hiện tốt các yêu cầu gì?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3. (2 điểm)Hãy tóm tắt 5 sự việc đã diễn ra giữa mẹ và con thày Mạnh Tử thuở nhỏ trong truyện “ Mẹ hiền dạy con”: em hiểu từ “ Mẹ hiền” trong nhan đề truyện như thế nào?
.............................................................................................................................................................. Câu 4(5 điểm).Thay lời mẹ gióng kể lại truyện Thánh Gióng
Đáp án:
Câu 1(2điểm)
a. Tìm những từ láy có trong đoạn trích:
Mù mịt, dữ dội, ngả nghiêng 0,5 điểm
b. Tìm một danh từ và một cụm danh từ có trong đoạn trích:
thuyền (0,25đ), những trái núi(0,2đ)
c. Tìm một động từ và một cụm động từ có trong đoạn trích
đổ(0,2đ), đổ sập xuống thuyền(0,2đ)
d. Tìm một danh từ đơn vị tự nhiên có trong đoạn trích
lớp(0,2đ)
đ. Tìm một từ nhiều nghĩa được dùng theo nghĩa chuyển có trong đoạn trích
Trái(0,2đ)
Câu 2(1 điểm) Nếu kể miệng một câu chuyện người kể phải thực hiện tốt các yêu cầu gì?
Mỗi ý (0,25đ)
- Làm chủ câu chuyện định kể
- Nắm vững các tình tiết và sự phát triển các tình tiết câu chuyện
- Lời kể rõ ràng, mạch lạc, có diễn cảm, ngữ điệu
- Phát âm đúng, dễ nghe
Câu 3. (2 điểm)
- Tóm tắt được mõi sự việc(0,3 đ) Nhưng không có nghĩa là chép lại, nếu chép lại cho mỗi sự việc(0,2 đ)
- Hiểu đúng nghĩa từ “ Mẹ hiền”(0,5 đ): Người mẹ yêu thương con đúng mực và biết cách dạy con nên người
Câu 4(5 điểm)
---- Hình thức:
 bài Kiểm tra học kì 1 2010-2011 do PGD ra
Câu 1. (0,5điểm). Giải nghĩa hai từ cuốc trong câu sau: Tôi mượn bác cái cuốc để cuốc đất trồng rau
.............................................................................................................................................................. 
Câu 2. (1 điểm). Cho các động từ: chạy nhảy, học tập
Hãy cấu tạo thành hai cụm động từ và đặt câu có chứa cụm động từ đó
Câu 3. (0,5điểm). Sửa lỗi chính tả trong đoạn văn sau cho đúng:
“Tục chuyền đời Hùng Vương thứ xáu, ở làng Dóng có hai vợ chồng ông láo chăm chỉ nàm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con... Vua nhớ công ơn phong cho là phù đổng thiên vương và lập đền thờ ở ngay quê nhà”
...........................................................................................................................................................................
Câu 4. (1 điểm). Giải nghĩa từ “đồng bào” trong văn bản Con Rồng cháu Tiên? Vì sao từ “đồng bào” lại trở thành khái niệm thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam?
.............................................................................................................................................................. 
Câu 5. (0,5điểm). Nhận xét về điểm chung về cách kết thúc các truyện: Thạch Sanh và Em bé thông minh?
...........................................................................................................................................................................
Câu 6. (0,5điểm). Ngôi kể là gì? Nêu sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba?
....................................................................................................................................................................
Câu 7. (6 điểm). Đóng vai em bé kể lại truyện Em bé thông minh?
.............................................................................................................................................................. 
II. Đáp án
Câu 1. (0,5đ)
cuốc 1: danh từ chỉ sự vật (0,25đ) cuốc 2: động từ chỉ hành động (0.25đ)
Câu 2.(1đ)
- Cấu tạo cụm động từ đúng mỗi cụm từ (0,25đ)
- Đặt câu có cụm động từ đúng, mỗi câu (0,25 đ)
Câu 3.(0,5đ)
- Lỗi chính tả: chuyền/ xáu/ Dóng/ nàm/ phù đổng thiên vương
- Sửa lỗi chính tả: truyền/ sáu/ Gióng/ làm/ Phù Đổng Thiên Vương.
- Mỗi lỗi được 0,1 đ
Câu 4.(1 đ)
- Cùng trong một bọc (0,5đ)
- Vì nó nhắc nhở, gợi nhớ tới nguồn gốc chung: con Rồng, cháu Tiên (0,5 đ)
Câu 5.(0,5đ)
- Người thiện thành công được hưởng hạnh phúc(0,25đ)
- Kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân(0,25đ)
Câu 6. (0,5đ)
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
- Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, có thể kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, mình trải qua, có thể nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình
- Kể theo ngôi thứ ba: Gọi tên vật bằng tên gọi của chúng, người kể giấu mình đi. Người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với các nhân vật.
Câu 7. (6đ)
* MB(0,5đ)
- Giới thiệu truyện
- Ngày xửa ngày xưa.
- Nhà vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi giúp vua trị vì đất nước
* TB
Diễn biến câu chuyện(3,5đ). Cần tôn trọng trình tự sau:
- Quan đi khắp nơi nhưng chưa tìm được người tài giỏi giúp vua trị vì đất nước
- Đến làng nọ gặp cha con nông dân đang cày ruộng đập đất
- Cuộc đối đáp giữa viên quan và chú bé
- Viên quan tin chắc chú bé là người tài vội về tâu vua
- Nhà vua kín đáo thử tài bằng cách yêu cầu cho trâu đực bắt đẻ con
- Hai cha con lên kinh, cuộc đối đáp của chú bé với vua
- Chú bé vượt qua thử thách dễ dàng
- Chú bé giúp vua vượt qua thử thách mà nước láng giềng đố
* KB(0,5đ)
- Nhà vua và các triều thần khâm phục chú bé
- Chú được phong trạng nguyên và ban cho một dinh thự trong cung để giúp vua
Chú ý:
Đúng ngôi kể, thay đổi phù hợp xưng hô với ngôi kể và các nhân vật khác. Văn viết lưu loát(1đ)
Chữ viết đẹp, ít sai chính tả, ngữ pháp(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van6 kI 2012-2013.doc