Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thiện

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thiện

A - Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức:

 - Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

 - Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.

 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá người Việt.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc hiều một văn bản truyền thuyết.

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.

 3. Thái độ

 - Có lòng hiếu thảo học tập những thành tựu văn minh của dân tộc.

B. Chuẩn bị thầy và trò.

 - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng

 - HS: sgk, vở soạn.

C - Tiến trình bài dạy.

 1. ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ .

 - Em hiểu thế nào là truyền thuyết ?

 - Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” có ý nghĩa sâu sắc là gì ?

 

doc 241 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 21/ 8/ 2011 
Tiết 1 :
Bài 1 : Văn bản - Con rồng, cháu tiên 
(Truyền thuyết)
A - Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm về thể loại truyền thuyết.
 - Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
 - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.
 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu của truyện.
 3. Thái độ
- Yêu giống nòi, giang sơn con người Việt Nam.
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy.
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh đầu năm. 
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài .
 Truyền thuyết là 1 thể loại tiêu biểu trong kho tàng VHVN, được ND bao đời ưa thích. Truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà ND ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình. “Con Rồng cháu Tiên” là 1 truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi T2 về thời đại các vua Hùng. ND, ý nghĩa của truyện ntn ? để thể hiện ND, ý nghĩa ấy, truyện đã dùng những hình thức NT độc đáo gì ? vì sao ND ta qua bao đời rất tự hào và yêu thích câu chuyện này ? giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu  
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
H: Qua việc soạn bài ở nhà em hiểu thế nào là truyền thuyết?
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc lại truyện.
Tích hợp (từ, nghĩa của từ, từ Hán Việt)
Truyện có thể chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
I . Tìm hiểu chung
1. Thế nào là truyền thuyết?
 - Loại truyện dõn gian kể về cỏc nhõn vật và sự kiện cú liờn quan đến lịch sử thời quỏ khứ.
 - Thường cú yếu tố tưởng tượng kỡ ảo.
 - Thể hiện thỏi độ và cỏch đỏnh giỏ của nhõn dõn đối với cỏc sự kiện và nhõn vật lịch sử được kể.
2. Đọc – hiểu chú thích.
 - Lưu ý học sinh các chú thích: *,1, 2, 3, 5, 7.
3. Bố cục
 + Có thể chia thành 3 phần.
 - Phần 1:Từ đầu đến “...cung điện Long Trang”
 - Phần 2 : Tiếp theo đến “... lên đường” 
 - Phần 3 : Phần còn lại.
? Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
 II) Tìm hiểu văn bản
1/ Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ
 + Nguồn gốc hình dạng.- Lạc Long Quân : Con trai thần Long Nữ, mình rồng sống dưới nước, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
 - Âu Cơ: Xinh đẹp tuyệt trần,thanh cao, lịch lãm.
? Lạc Long Quân đã có công lao gì đối với nhân dân trong buổi đầu mở nước ?
 + Sự nghiệp mở nước :
 - Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ ?
 + Tình duyên kì lạ : Rồng ở biển cả, tiên ở trên cao kết duyên vợ chồng.
- GV bình : Tình duyên kì lạ này là sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất của con người và thiên nhiên sông, núi.
- Cho HS đọc phần 2 của truyện.
? Chuyện Âu cơ sinh nở có gì kì lạ ?
 + Chuyện sinh nở kì lạ và sự phân chia con cái. Sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con, không cần bú mớn mà tự lớn lên, khoẻ mạnh như thần.
? Đang sống hạnh phúc bên nhau thì điều gì đã xẩy đến với gia đình họ ?
 + Lạc Long Quân quen sống dưới nước đành từ giã vợ con, về thuỷ cung với mẹ.
Âu Cơ ở lại chờ mong, buồn tủi.
? Sự việc đó được giải quyết như thế nào ?
 + Phân chia con cái, cai quản các phương
? ý nghĩa của sự phân chia con cái đó là gì ? 
 + Phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc Việt trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước.
Giáo viên : Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ mang đậm tính chất tưởng tượng, kì ảo 
? Vậy em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo ? 
 + Là những chi tiết không có thật.
? Vai trò của các chi tiết này trong truyện.
 + Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
*Giáo viên tích hợp về phương thức tự sự.
 + Thần kì hoá nguồn gốc dân tộc.
 + Tăng sức hấp dẫn của truyện.
? Theo truyện này thì người Việt Nam là con cháu của ai ?
2/ ý nghĩa của truyện .
 + Con Rồng, cháu Tiên.
? Vậy câu chuyện nhằm giải thích điều gì ?
 + Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam.
? Chi tiết trăm trứng và lời dặn của LLQ trước lúc chia tay đã khẳng định điều gì ?
 + Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
* Giáo viên tích hợp, PT tự sự.
- Hướng dẫn học sinh khá, giỏi làm bài tập 1.
III) Cần ghi nhớ.
- Cho học sinh đọc, giáo viên tổng kết lại.
 4. Cũng cố: 
 Giáo viên cũng cố lại ý nghĩa của truyện.
 5. Dặn dò: 
 Học sinh về làm bài tập 1, 2, 3 (SBT) và tìm hiểu văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”.
Ngày dạy: 22/ 8/ 2011 
Tiết 2 : 
Bánh chưng, bánh giầy
 (Truyền thuyết tự học có hướng dẫn)
A - Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức: 
 - Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
 - Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá người Việt.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc hiều một văn bản truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện.
 3. Thái độ
 - Có lòng hiếu thảo học tập những thành tựu văn minh của dân tộc.
B. Chuẩn bị thầy và trò.
 - GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
 - HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy.
 1. ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ .
 - Em hiểu thế nào là truyền thuyết ?
 - Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” có ý nghĩa sâu sắc là gì ?
 3. Bài mới : Giới thiệu bài mới :
 H: Em cú biết mỗi khi tết đến xuõn về nhõn dõn ta thường cú phong tục gỡ?
 TL: Phong tục làm bỏng chưng, bỏnh giầy.
 GV: Mỗi khi tết đến xuõn về người Việt Nam chỳng ta lại nhớ tới cõu đối rất quen thuộc, nổi tiếng: 
 “Thịt mỡ, dưa hành, cõu đối đỏ
 Cõy nờu, tràng phỏo, bỏnh chưng xanh”.
 Bỏnh chưng, bỏnh giầy là những thứ bỏnh rất nổi tiếng, rất ngon, bổ và đặc biệt khụng thể thiếu trong mõm cỗ ngày tết của dõn tộc VN. Bỏnh chưng, bỏnh giầy cũn mang bao ý nghĩa sõu xa, lớ thỳ. Cỏc em cú biết hai thứ bỏnh đú được bắt nguồn từ truyền thuyết nào của thời Vua Hựng? Để biết được điều đú chỳng ta cựng tỡm hiểu bài học ngày hụm nay.
I - Đọc - chú thích
- Cho 2 học sinh đọc truyện (xung phong).
- Yêu cầu 2 học sinh kể lại truyện.
- Lưu ý học sinh các chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 12, 13.
II - Tìm hiểu văn bản.
- GV sử dụng hình thức : Dạy học theo nhóm để hướng dẫn HS tự học.
Chia lớp thành 4 nhóm theo số lượng.
Nhóm 1 : Tìm hiểu vấn đề.
	- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? ý định của vua ?
	- Vua Hùng chọn người nối ngôi bằng hình thức gì ?
Nhóm 2 : Tìm hiểu vấn đề.
	- Vì sao trong các con của vua Hùng, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
	- Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được chọn và Lang Liêu được nối ngôi ?
Nhóm 3 : Tìm hiểu vấn đề.
	- Truyện đề cao cái gì ? Thể hiện tín ngưỡng gì của nhân dân ?
	- ý nghĩa của truyện ?
Nhóm 4 : Tìm hiểu vấn đề.
	- Tìm chi tiết tưởng tượng, kì ảo ?
	- ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng, kì ảo ?
Tổng hợp :
	- Cho từng nhóm báo cáo kết quả.
	- Cả lớp và giáo viên nhận xét, rút ra kết luận chung.
III - Ghi nhớ:	- Cho 2 học sinh đọc, giáo viên tổng kết lại.
	- Dặn học sinh học thuộc.
IV - Luyện tập.
	- Hướng dẫn học sinh làm câu 2 (SGK) .
* Cũng cố : Nhắc lại ý nghĩa của truyện.
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết 3 của bài 1.
 Ngày soạn 24/ 8/ 2011 
Tiết 3 :
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
A - Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
 - Nhận diện phân biệt được: 
+ Từ và tiếng
+ Từ đơn và từ phức.
+ Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ: - Giỏo dục HS yờu quý và ham thớch tỡm hiểu Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị thầy và trò.
- GV: Bài soạn, SGV, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 
- HS: sgk, vở soạn.
C - Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
3. Bài mới: 
- Trong cuộc sống hàng ngày con người muốn hiểu biết nhau thì phải giao tiếp với nhau qua hành động nói hoặc viết. Trong giao tiếp chúng ta sử dụng ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại được cấu tạo bằng từ, cụm từ. Vậy từ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
- GVghi bảng : Cho câu sau .
 “Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn/ ở”
? Hãy lập danh sách các tiếng và danh sách các từ, biết rằng mỗi từ đã được phân cách bởi dấu gạch chéo ?
I. Từ là gì ?
+ Từ : Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
+ Tiếng : Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng/ trọt/ chăn/ nuôi/ và/ cách/ ăn/ ở.
? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ?
+ Từ dùng để đặt câu.
+ Tiếng dùng để tạo từ.
? Vậy từ là gì ?
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh đến phần ghi nhớ.
 - Cho 2 học sinh đọc.
 - GV tổng kết, nhấn mạnh, dặn HS học thuộc
? Hãy lấy ví dụ về từ ?
+ Ví dụ : - Hoa, mây
 - Sách vở, áo quần
 - Bé/ Lan/ đang/ ăn/ cơm.
- GV cho học sinh lập bảng theo yêu cầu trong sách giáo khoa.
- Giáo viên sử dụng bảng phụ cho cả lớp thấy rõ sự phân loại từ.
II. Từ đơn và từ phức.
+ Lập bảng phân loại.
- Cột từ đơn : Từ , đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm
- Cột từ ghép: Chăn nuôi,bánh chưng, bánh giầy.
- Cột từ láy : Trồng trọt.
? Em thấy từ đơn và từ phức có gì khác nhau ?
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh đến phần ghi nhớ (đọc, nhấn mạnh, tổng kết, yêu cầu học thuộc)
? Hãy lấy ví dụ về từ đơn và từ phức ?
+ Từ đơn : Cây, bút, sách
+ Từ phức : Mặt mũi, nghe ngóng.
? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì khác nhau ?
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh đến phần ghi nhớ (đọc, nhấn mạnh, tổng kết, yêu cầu học thuộc)
Yêu cầu:
a. Các từ: (nguồn gốc, con cháu) thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”?
c. Tìm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc? 
Yêu cầu:
Các tiếng đứng sau trong những từ ghép trên có thể nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau? 
III - Luyện tập.
Bài tập 1
- Từ ghép: nguồn gốc, con cháu.
- Đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn , gốc gác.
- Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cụ dì, chú cháu, anh em, ông bà.
Bài tập 3
- Cách chế biến: bánh rán, nướng, hấp,
- Chất liệu: gạo nếp, gạo tẻ, khoai,
- Tính chất: bánh dẻo, phồng,
- Hình dáng: bánh gối, tai voi,
* Cũng cố bài :
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức đã học.
* Hướng dẫn ... ong bài làm của mình. Sau khi học sinh tự sửa lỗi, giáo viên kiểm tra một vài trường hợp tự chữa bài, hướng dẫn cụ thể hơn đối với đối tượng này.
Hoạt động 5 :
- Hướng dẫn học ở nhà.HS về ôn tập, chuẩn bị cho bài Lượm.
- Học sinh về lập dàn ý chi tiết cho đề ra trên.
 Ngày soạn 07 tháng 05 năm 2011
Tiết 133 : 	 
Tổng kết phần văn & Tập làm văn
A – Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản.
- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.
2. Kỹ năng.
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.
- Khái quát hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
3. Thỏi độ.
- Yêu môn văn, có kiến thức tổng hợp.
B – Chuẩn bị của thầy và trũ.
- Giỏo viờn: Giỏo ỏn, sỏch chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sỏch giao khoa.
C – Tiến trỡnh cỏc hoạt động dạy và học.
Bài cũ : 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
Bài mới : 
Giáo viên hướng dẫn tổng kết theo 7 câu hỏi trong SGK.
Câu 1 : 
- Yêu cầu : Nhớ ghi chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự của chương trình.
1) Văn bản tự sự .
a. Tự sự dân gian
b. Tự sự trung đại.
c. Tự sự hiện đại (thơ tự sự – trữ tình)
2) Văn bản miêu tả.
3) Văn bản biểu cảm - chính luận (bút kí)
4) Văn bản nhật dụng (thư, bút kí, bài báo)
- Hướng dẫn học sinh nêu tên bài, tên tác giả và thể loại văn bản.
Câu 2 : Đọc lại các chú thích dấu sao ở các bài tập 1, 5, 10, 14, 29 và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu : Trả lời ngắn gọn, đầy đủ, có nêu ví dụ minh hoạ.
Câu 3 :
- Lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản tự sự đã học theo các cột mục cụ thể.
Câu 4 : 
- Trong các nhân vật chính trên, chọn ba nhân vật mà em thích nhất. Giải thích lý do yêu thích.
Câu 5 : 
- Điểm giống nhau giữa các loại truyện là đều phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả ...
Câu 6 : 
- Yêu cầu học sinh chỉ rõ các văn bản thể hiện tình nhân ái.
Câu 7 : 
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ bảng tra các yếu tố Hán Việt ở cuối sách Ngữ văn lớp 6 tập 2.
* Cũng cố bài : 
Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức.
* Hướng dẫn : 
Học sinh chuẩn bị cho phần tổng kết TLV.
 Ngày soạn 09 tháng 05 năm 2011
Tiết 134 : 	 
Tổng kết phần văn & Tập làm văn
A – Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và tính cách tạo lập các văn bản.
- Bố cục các loại văn bản đã học.
2. Kỹ năng.
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được ba loại văn bản đã học.
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
3. Thỏi độ.
- Yêu môn văn, có kiến thức tổng hợp.
B – Chuẩn bị của thầy và trũ.
- Giỏo viờn: Giỏo ỏn, sỏch chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sỏch giao khoa.
C – Tiến trỡnh cỏc hoạt động dạy và học.
* Kiểm tra việc chuản bị bài của học sinh
* Giới thiệu bài mới.
I - Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học
Câu 1 : Hướng dẫn học sinh điền các nội dung vào bảng 1 (trang 155 - SGK)
Câu 2 : Xác định phương thức biểu đạt trong các văn bản.
- Cho học sinh kẻ bảng.
- Cử đại diện điền vào bảng.
Câu 3 : Thống kê các phương thức mà em đã tập làm (tự sự, miêu tả)
II - Đặc điểm và cách làm.
Câu 1 : Yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau về mục đích, nội dung, hình thức giữa các loại văn bản : Tự sự, miêu tả, đơn từ.
Câu 2 : Hướng dẫn học sinh khái quát về kết cấu, bố cục của các loại văn bản bằng cách kẻ bảng.
III – Luyện tập
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2, 3
- Cũng cố bài : 
Giáo viên tổng kết lại các kiến thức đã học.
- Hướng dẫn : 
Học sinh về làm dàn ý cho đề sau : “Kể một câu chuyện đã làm em xúc động nhất”.
 Ngày soạn 11 tháng 05 năm 2011
Tiết 135 : 	 
Tổng kết phần tiếng việt
A – Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Danh từ, động từ, cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kỹ năng.
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
3. Thỏi độ.
- Yêu môn tiếng việt.
B – Chuẩn bị của thầy và trũ.
- Giỏo viờn: Giỏo ỏn, sỏch chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sỏch giao khoa.
C – Tiến trỡnh cỏc hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Giới thiệu bài.
- Bằng các câu hỏi dẫn dắt, giáo viên hệ thống hoá cho học sinh các kiến thức về :
+ Từ và cấu tạo từ.
+ Từ loại và cụm từ
+ Nghĩa của từ
+ Nguồn gốc của từ
+ Sửa lỗi dùng từ
+ Các phép tu từ về từ
+ Câu : Trần thuật đơn, Trần thuật đơn có từ là, Trần thuật đơn không có từ là.
+ Dấu câu : Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Làm bài tập thực hành.
GV sử dụng các bài tập trong bài 33, SBT trang 74 để hướng dẫn HS luyện tập
- Hướng dẫn học ở nhà : HS về tự ôn tập kiến thức Tiếng Việt.
 Ngày soạn 11 tháng 05 năm 2011
Tiết 136 : 	 
ôn tập tổng hợp
A – Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Hệ thống kiến thức về cỏc phương thức biểu đạt đó học. Bố cục cỏc loại văn bản.
- Nội dung nghệ thuật: cỏc văn bản thuộc văn học dõn gian, văn học trung đại, hiện đại.
- Cỏc từ loại và cỏc kiểu dấu cõu được ỏp dụng trong bài viết.
2. Kỹ năng.
- Rỳt ra được nội dung nghệ thuật ở cỏc văn bản đó học.
- Nhận diện được cỏc biện phỏp nghệ thuật.
3. Thỏi độ.
- Cú ý thức học tốt mụn ngữ văn, say sưa cú sỏng tạo trong việc viết văn.
B – Chuẩn bị của thầy và trũ.
- Giỏo viờn: Giỏo ỏn, sỏch chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sỏch giao khoa.
C – Tiến trỡnh cỏc hoạt động dạy và học.
- Bài cũ : Kiểm tra vở soạn văn, vở bài tập của học sinh.
- Bài mới : 
Hoạt động 1 : Hệ thống hoá những nội dung cơ bản đã học.
a. Phần đọc - hiểu văn bản.
- Yêu cầu.
- Kĩ năng.
b. Phần Tiếng Việt
- Nội dung cơ bản
- Kĩ năng ghi nhớ kiến thức
- ứng dụng làm bài tập
c. Phần Tập làm văn
- Các phương thức đã học.
- Yêu cầu cơ bản
- Bố cục bài văn
- Diễn đạt, trình bày.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải đề kiểm tra tổng hợp cuối năm trong SGK (trang 164 - 166) 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà.
- Học sinh tự ôn tập các kiến thức đã học.
 Ngày soạn 18 tháng 05 năm 2011 
Tiết 139 :	 
Chương trình ngữ văn địa phương : Chùa hương ngàn hống
A – Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Vẻ đệp, ý nghĩa của một số di tớch lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương Hà Tĩnh. 
2. Kỹ năng.
- Thực hiện cỏc bước chuẩn bị và trỡnh bày nội dung về di tớch lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương Hà Tĩnh.
- Quan sỏt tỡm hiểu ghi chộp thụng tin cụ thể về đối tượng.
- Trỡnh bày trước tập thể lớp.
3. Thỏi độ.
- Cú ý thức học tốt mụn ngữ văn, say sưa cú sỏng tạo trong việc viết văn.
B – Chuẩn bị của thầy và trũ.
- Giỏo viờn: Giỏo ỏn, sỏch chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Vở soạn, sỏch giao khoa.
C – Tiến trỡnh cỏc hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức.
2. Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
- GV cùng hai học sinh đọc văn bản
- Lưu ý HS chú thích 1, 2, 11, 15
I. Đọc – chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
? Nhận xét về cách tác giả miêu tả làm nổi bật vẻ đẹp của Chùa Hương ?
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện trả lời
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
? Tác giả có dùng phương thức tự sự không ?
- Có
? Cụ thể ra sao ?
- Tác giả lần lượt giới thiệu ngôi chùa tồn tại lâu dài suốt mấy thế kỉ cho đến tận ngày nay.
? Trong khi miêu tả chùa, tác giả đã gắn với những sự tích, truyền thuyết nào ?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên lưu ý sự tích về nàng Diệu Thiện.
? Bài văn đã để lại cho em những ấn tượng, suy nghĩ, cảm xúc gì ?
- Tự hào, yêu quý danh thắng của quê hương.
- Thấy rõ trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ di sản này.
III – Luyện tập
- Bài tập học sinh đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài trình bày cách hướng dẫn các bạn đi tham quan.
IV – Ghi nhớ.
- Cho hai học sinh đọc ghi nhớ
- Giáo viên dặn học sinh học thuộc.
* Cũng cố bài : Giáo viên cũng cố lại kiến thức bài học.
* Hướng dẫn học ở nhà : HS chuẩn bị cho tiết TLV
 Ngày soạn 18 tháng 05 năm 2011 
Tiết 140 :	 
Chương trình ngữ văn địa phương
(Tiếp)
A - Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
- Biết viết môt bài văn miêu tả ngắn gọn có tính thuyết minh, giới thiệu về một di tích, một thắng cảnh ở địa phương mình.
B - Tiến trình bài dạy.
* Bài cũ : 
- Nêu nội dung cơ bản của bài “Chùa Hương Ngàn Hống”.
* Bài mới :
- Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học.
- Giáo viên ghi đề ra lên bảng.
Đề ra :
Em hãy tìm hiểu một di tích hoặc một danh lam thắng cảnh ở địa phương em. Sau đó viết thành một bài văn mang tính thuyết minh giới thiệu để trình bày trước lớp.
Yêu cầu :
- Học sinh chuẩn bị dàn ý chi tiết.
- Cử đại diện trình bày bài viết của mình trước lớp.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Dặn dò : Học sinh tự ôn tập thêm kiến thức về văn miêu tả.
XIX
Bài 18
73, 74
75
76
Bài học đường đời đầu tiên.
Phó từ.
Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
XX
Bài 19
77
78
79, 80
Sông nước Cà Mau.
So sánh
Quan sát, tưởng tượng
XXI
Bài 20
81, 82
83, 84
Bức tranh em gái tôi
Luyện nói về quan sát 
XXII
Bài 21
85
86
87
88
Vựôt thác
So sánh (tiếp) 
Chương trình địa phương TV
Phương pháp tả cảnh (viết bài TLV tả cảnh ở nhà)
XXIII
Bài 22
89, 90
91
92
Buổi học cuối cùng
Nhân hoá
Phương pháp tả người.
XXIV
Bài 23
93, 94
95
96
Đêm nay Bác không ngủ
ẩn dụ
Luyện nói về văn miểu tả
XXV
Bài 24
97
98
99, 100
Kiểm tra văn
Trả bài TLV tả cảnh viết ở nhà
HD ĐT : Mưa
XXVI
Bài 24, 25
101
102
103,104
Hoán dụ.
Tập làm thơ bốn chữ
Cô Tô
XXVII
Bài 25, 26
105,106
107
108
Viết bài
Các thành phần chính của câu
Thi làm thơ năm chữ
XXVIII
Bài 26,27
109
110
111
112
Cây tre Việt Nam
Câu trần thuật đơn
HD ĐT Lòng yêu nước.
Câu trần thuật đơn có từ là.
XXIX
Bài 27
113, 114
115
116
Lao xao
Kiểm tra Tiếng Việt
Trả bài
XXX
Bài 28, 29
117
118
119
120
Ôn tập truyện và kí
Câu trần thuật đơn không có từ là
Ôn tập văn miêu tả
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
XXXI
Bài 28, 29
121, 122
123
124
Viết bài TLV
Cầu Long Biên
Viết đơn
XXXII
Bài 30
125, 126
127
128
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp)
Luyện tập cách viết đơn, sửa lỗi
XXXIII
Bài 31, 32
129
130
131
132
Động Phong Nha
Ôn tập về dấu câu
Ôn tập về dấu câu (tiếp)
Trả bài
XXXIV
Bài 32, 33, 34
133, 134
135
136
Tổng kết phần văn, TLV
Tổng kết phần Tiếng Việt.
Ôn tập tổng hợp
XXXV
Bài 33, 34
137, 138
139, 140
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Chương trình ngữ văn địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6 tron bo (2).doc