Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 135, 136: Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 135, 136: Kiểm tra tổng hợp cuối năm

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng Việt lớp 6.

 - Biết nhận diện các đơn vị hiện tượng ngôn ngữ đã học: DT, ĐT, TT, số từ, lượng từ, chỉ từ,

 phó từ, câu đơn, câu ghép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.

 - Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.

 - GDHS ý thức vận dụng vào việc học văn, làm văn.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ

- Học sinh: Soạn bài + Bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, xen kẽ tiết kiểm tra.

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

HOẠT ĐỘNG 1.( 10) HDHS ÔN LUYỆN CÁC TỪ LOẠI ĐÃ HỌC:

TỪ LOẠI : DT, ĐT, TT, SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ, CHỈ TỪ, PHÓ TỪ.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 135, 136: Kiểm tra tổng hợp cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /5/2010 Tuần 35
Ngày dạy : /5/2010 Tiết 135-136 
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng Việt lớp 6.
 - Biết nhận diện các đơn vị hiện tượng ngôn ngữ đã học: DT, ĐT, TT, số từ, lượng từ, chỉ từ, 
 phó từ, câu đơn, câu ghép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.
 - Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.
 - GDHS ý thức vận dụng vào việc học văn, làm văn.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh: Soạn bài + Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:	 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, xen kẽ tiết kiểm tra.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 1.( 10’) HDHS ÔN LUYỆN CÁC TỪ LOẠI ĐÃ HỌC:
TỪ LOẠI : DT, ĐT, TT, SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ, CHỈ TỪ, PHÓ TỪ.
TỪ LOẠI
CỤM TỪ
Danh từ: là những từ chỉ người, vật, sự vật, hiện tượng, khái niệm .
Ví dụ : Sinh viên, học sinh 
 Bàn , ghế , sách ,vở 
Cụm danh từ : Là loại tổ hợp từ do DT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ : Tất cả những học sinh ấy .
 PT TT PS
Động từ : Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vât.
Ví dụ : Đi, viết, thấy yêu, đau, ghét, học 
Cụm động từ : Là những tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ : Vẫn còn đang học bài.
 PT PS
Tính từ : Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái .
Ví dụ : Tốt, xấu, rắn, nát , to, bé
Cụm tính từ : Là tổ hợp từ do TT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
Ví dụ : Đang đẹp như trăng mới mọc.
 PT TT PS
Số từ : Là những từ chỉ số lượng và thứ tự.
Ví dụ : Chỉ số lượng : ba con trâu, ba cái tủ.
 Chỉ thứ tự : một tầng, hai tầng
Lượng từ : là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.
Ví dụ : Tất cả, mỗi ,từng.
Chỉ từ : Là những từ dùng đẻ trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Ví dụ : Kia, nọ, ấy, đó, này 
Phó từ : Là những từ chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
Ví dụ : Vẫn,sẽ,cư ù/ đi
 Rất đẹp.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 10’)HDHS ÔN LUYỆN CÁC PHÉP TU TỪ ĐÃ HỌC:
SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN DỤ .
So sánh
Đối chiếu sự vât, sự việc này với sự vât, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.
 Nhân hóa
Gọi tên hoặc tả cây cối, đồ vật  bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới đồ vật, loài cây, cây cối  trở nên gần gũi với con người , biểu hiện được những suy nghĩ, tình cảm của con người..
Ví dụ : Núi cao chi lắm núi ơi
 Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
Aån dụ
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Thuyền về có nhớ bến chăng ?
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Aùo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn liền với thị thành đứng lên.
HOẠT ĐỘNG 3: (9’) ÔN LUYỆN CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU ĐÃ HỌC: 
CÂU ĐƠN ( CÂU CÓ TỪ LÀ, CÂU KHÔNG CÓ TỪ LÀ) , CÂU GHÉP.
Câu trần thuật đơn
Do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu tả hoặc kể về một sự vật, sự việc , hay để nêu lên một ý nghĩa.
Ví dụ : Tôi / hát .
 Tôi / về không một chút bận tâm.
Câu trần thuật đơn có từ là
Là loại câu có cấu tạo : C – V là : CDT, CĐT, CTT
Ví dụ : Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều. 
 Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
Câu trần thuật đơn không có từ là
 Là loại câu có cấu tạo: C – V ( ĐT, CĐT; TT, CTT)
Ví dụ : Chúng tôi / tụ họp ở góc sân.
 Phú ông / mừng lắm.
HOẠT ĐỘNG 4: (10’) ÔN LUYỆN CÁC LOẠI DẤU CÂU ĐÃ HỌC: 
Dấu kết thúc câu
Dấu chấm
(.)
Kết thúc câu trần thuật
Ví dụ : Giời chớm hè.
nt
Dấu chấm hỏi
(?)
Kết thúc câu nghi vấn.
Ví dụ : Con có nhận ra con không ?
nt
Dấu chấm than
(!)
Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
Ví dụ : Cá ơi ! Cá giúp tôi với !
Dấu phân cách các bộ phận của câu
 Dấu phẩy
(,)
Phân cách :
a. Trạng ngữ với nòng cốt câu C- V
Ví dụ : Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
b. Bổ ngữ : 
Ví dụ : Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
c. Các chủ ngữ :
Ví dụ : Núi đồi, làng bản, thung lũng chìm trong biển mây mù.
d. Các vị ngữ :
Ví dụ : Mây bowitreen mặt đât, tràn vào nhà, quấn lấy người đi đường.
e. Các định ngữ :
Ví dụ : Cái bàn đá, màu xanh, của nhà ăn, do chúng tôi mua rất đẹp.
4. CỦNG CỐ: (3’)	
GV nhấn mạnh : Các từ loại đã học; các phép tu từ; các kiểu cấu tạo câu; các dấu câu.
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học bài, học các ghi nhớ SGK.
 - Làm tất cả các bài tập.
 - Chuẩn bị bài : ÔN TẬP TỔNG HỢP.
 Đọc và xem bài, làm bài tập: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 135-136.DOC.doc