Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thoan

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thoan

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Học sinh:

- Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là: Khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ.

- Luyện kỹ năng nhận diện và sử dụng từ.

- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

CHUẨN BỊ

GV: Phiếu học tập cho BT 3 (Kẻ bảng)

 Bảng phụ ghi VD, ghi BT, ghi bảng phân loại

HS: Đọc trước bài ở nhà

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A . ỔN ĐỊNH LỚP

B - KIỂM TRA

 Việc chuẩn bị bài của HS

C - BÀI MỚI

GV giới thiệu bài: Hàng ngày, chúng ta vẫn thường dùng từ để tạo nên câu trong khi nói và viết. Vậy từ là gì? đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt ra sao?

- GV treo bảng phụ ghi VD

- HS theo dõi VD

- GV? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong VD trên?

- GV? Xác định xem đơn vị nào vừa là 1 từ, vừa là 1 tiếng?

- HS: Làm việc cá nhân

- GV? Vậy đơn vị tiếng được dùng làm gì? Đơn vị từ đường dùng để làm gì?

- GV? Khi nào một tiếng được coi là 1 từ?

- HS làm việc nhóm

- GV? Qua đó em hiểu như thế nào là từ?

- HS đọc ghi nhớ SGK.

- GV: (Đ/n trên nêu lên đặc điểm của từ) I. TỪ LÀ GÌ

1. VD (sgk - Tr13)

Cho câu văn: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.”

(Con Rồng, cháu Tiên)

2. Nhận xét

- Có 9 từ , 12 tiếng.

+ Đơn vị vừa là 1 từ, vừa là 1 tiếng:

"Thần, dạy, dân, cách, và"

+ Đơn vị là từ gồm 2 tiếng:

"Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở"

- Tiếng dùng để tạo từ.

- Từ dùng để tạo câu.

- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.

3. Ghi nhớ: SGK 13

 

doc 296 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 9/9//8/2010 
Tuần 1 – Bài 1
Tiết 1+2 : Con Rồng cháu Tiên
 Và (Hướng dẫnđọc thêm)
 Bánh chưng – Bánh dày 
(.)Mục tiêu tiết học 
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về TT
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của 2 câu chuyện Con Rồng cháu Tiên – Bánh chưng – Bánh dày 
Kể lại được từng chuyện 
Chuẩn bị của giáo viên 
Bức tranh về Long Quân và Âu Cơ cùng 100 con chia tay lên rừng, xuống biển 
Tranh ảnh về đền Hùng và đất Phong Châu cổ 
(.)ổn định tổ chức lớp 
(.)Kiểm tra bài cũ 
(.)Nội dung bài mới 
A/ Con Rồng – cháu Tiên 
Giới thiệu truyện.
Con Rồng cháu Tiên là một tập truyện tiêu biểu mở đầu cho chuỗi tiểu thuyết về thời đại các vua Hùng, cũng như tập truyện Việt Nam nói chung. Nội dung ý nghĩa của Con Rồng cháu Tiên là gì . Để thể hiện nội dung, ý nghĩa đó truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao bao đời nhân dân ta rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Tiết học sẽ giúp các con trả lời những câu hỏi đó 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- ?: Đã chuẩn bị , hãy cho biết khi đọc truyện cần lưu ý ?
Nhấn giọng ở những chỗ có từ ngữ miêu tả Long Quân - Âu Cơ 
Chi tiết tả 2 thần và bọc 100 trứng à xa xăm gợi không khí kì ảo 
Đoạn đối thoại 2 vợ chồng -> sâu lắng , xúc động 
- ?: Đọc từ đầu -> “Cung điện Long Trang”- Nội dung?
Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu cơ 
- ?: Giáo viên đọc đoạn tiếp theo ? Hãy gọi tên đoạn cô vừa đọc ?
Sự kì diệu của bọc 100 trứng 
- ?: Đọc đoạn cuối ? Đặt tiêu đề ?
Hai người chia con – Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam 
- ?: Vận dụng những hiểu biết về từ Hán Việt hãy giải thích các khái niệm :“Ngư T- Hồ T – Mộc T- Thuỷ cung- Thần nông”?
Ngư tinh - Ngư : Cá 	Con cá sống lâu ngày thành yêu quái 
 - Tinh : Yêu quái 
Hồ tinh , Mộc tinh , Thuỷ cung , Thần nông : giải thích tương tự 
- ?: Theo con một gương mặt như thế nào được gọi là “khôi ngô”?
Gương mặt đầy đặn , toát lên vẻ thông minh , sáng sủa 
->Cả trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đều có gương mặt tuyệt vời đó 
- Dựa vào chú thích SGK, lần lượt giải thích các từ :”Tập quá, đóng đo, Phong Châu”? Cái tên Phong Châu con đã được nghe chưa ?
Thành Phong Châu (ST- TT) Nơi đóng quân của các triều đại vua Hùng 
- Con Rồng – cháu Tiên – Bánh Chưng – Bánh dầy được xếp vào thể loại tập truyện – Vậy con hiểu như thế nào về truyền thuyết ?
Là loại truyện dân gian truyền miệng , kể về các nhân vật và các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ 
Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo 
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của người dân với các sự kiện, nhân vật đó
Giáo viên :
Vì có cốt lõi là sự thật lịch sử nên người nói người nghe thường tin vào truyền thuyết là có thật 
Nhưng cần nhớ :
 Truyền thuyết hoàn toàn không phải là lịch sử . Cốt lõi sự thật lịch sử chỉ làm nền làm phông cho ta. Còn lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, được kì ảo hoá, khái quát hoá, lí tưởng hoá, nhân vật sự kiện lịch sử làm tăng chất thơ cho truyện 
- Vì vậy truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại , chất thần thoại thể hiện ở sự nhận thức hư ảo về con người , thiên nhiên , vũ trụ 
Hoạt động 2
- Tìm những câu chữ thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao đẹp đẽ về gốc tích hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ 
- Họ đều là con cháu thần linh 
-> Long Quân : nòi Rồng, con trai LN, mình Rồng, sống dưới nước 
-> Âu Cơ : Dòng Tiên, cháu gái Thần Nông, sống trên núi cao 
- Họ là những trai tài gái sắc 
-> Long Quân : Sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ 
->Âu Cơ : Xinh đẹp tuyệt trần 
- Bằng những hình dung và tưởng tượng hãy tái hiện thật đẹp đẽ chân dung, diện mạo và gốc tích hai người 
(+) Ngày ấy ở vùng đất Lạc Việt bỗng xuất hiện 1 chàng trai khôi ngô tuấn tú .Da đỏ như đồng hun, ngực chắc như đá tảng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn như sóng cả. Sức khoẻ vô địch một tay có thể quật ngã voi rừng. Một buổi sáng có thể phát chín cánh rừng. Chàng còn có nhiều phép lạ có thể diệt trừ Ngư tinh để bảo vệ dân lành và dậy dân cách trồng trọt, chăn nuôi ăn ở
(+) Mỗi khi nhớ mẹ là thần Long Nữ, chàng lại ra biển , biển nổi phong chàng hoá thành rồng vàng vẩy bạc lấp lánh uy nghi thần giỡn vói hàng ngàn con sóng bạc đầu rồi từ từ lặn xuống thuỷ cung. Người ta bảo thần về thăm mẹ Ngư dưới biển Đông. Dân trong vùng gọi thần là LLQ
(+)ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng tiên út ,cháu gái Thần nông tên gọi Âu Cơ - da trắng như trứng gà bóc. Nét mặt ngời sáng như trăng rằm. Mắt long lanh như mắt chim rừng. Vóc dáng mềm mại uyển chuyển như liễu ban mai. Nàng thích du ngoạn phương Nam, một lần gặp gỡ LQ đem lòng thương mến trai tài gái sắc nên vợ nên chồng cùng chung sống ở CDLTrang
- ?: Long Quân có công đức gì với dân trong vùng ?
Diệt trừ Ngủ Tinh – Hồ Tinh – Mộc Tinh để bảo vệ dân 
Dậy dân cách trồng trọt , chăn nuôi ăn ở 
- ?: Trong tưởng tượng của người xưa Ngủ Tinh – Hồ Tinh – Mộc Tinh là 3 loài yêu quái tiêu biểu ở 3 vùng nào ?
Biển - Đồng bằng – Rừng núi
Giáo viên
Chúng tượng trưng cho những khó khăn gian nan, nguy hiểm của người dân Lạc Việt (đứng đầu là Lạc Long Quân) trong buổi đầu khai phá , ổn định cuộc sống và lập nước trên 3 vùng 
- Nếu gạt bỏ những chi tiết kì lạ bao phủ trên 2 nhân vật ,theo cảm nghĩ của em LLQ và ÂC là ai?
(+)Long Quân là hiện thân của thủ lĩnh Lạc Việt luôn chăm lo cho cuộc sống của dân 
(+)Âu Cơ mang tâm hồn và vẻ đẹp của trăm ngàn thiếu nữ xinh đẹp, giầu đức hy sinh và lòng chung thuỷ
(+)Họ là hình ảnh của tôt tiên người Việt trong buổi đầu mở nước 
- ?: Trong tưởng tượng của các em cũng như tưởng tượng của người xưa Long Quân và Âu Cơ hiện lên với vẻ đẹp lung linh, kì vĩ như trong mơ có ý nghĩa gì?
(+)Long Quân - Âu Cơ: Là biểu tượng cho ước mơ , khát vọng về niềm tin của người xưa về nguồn gốc cao quý của người Việt – nguồn gốc Con Rồng – cháu Tiên
- ?: Sự sinh nở của Âu Cơ có điểm gì kì lạ ?
+Sinh ra cái bọc trăm trứng sau nở thành 100 người con trai 
+Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn lên như thổi, khoẻ đẹp như thần 
Giáo viên: Trăm người con trai ấy là tổ tiên , ông cha của người Lạc Việt. Họ cùng nhau xây dựng nên cơ ngơi đất Việt sau này 
- ?: Bọc trăm trứng trở thành biểu tượng văn học đẹp đẽ , hãy nêu một vài cảm nhận sâu sắc của con về hình ảnh đó ?
+Đây là chi tiết dồi dào tưởng tượng thấm đầm mầu sắc thần thoại 
+Dân gian đã thần thánh hoá sự ra đời và gốc tích đẹp đẽ của người Việt 
+Thể hiện niềm tự hào cháy bỏng về dòng dõi cao quý của mình 
- ?: Hai từ “Đồng bào” co gợi lên cho con suy nghĩ gì?
+Đồng (cùng)- bào (bọc): Cùng một bọc mà ra 
+Bọc trăm trứng còn biểu tượng cho nghĩa đồng bào, cho sức mạnh đoàn kết dân tộc của người Việt 
- ?: Đọc diễn cảm đoạn còn lại ? Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào?Tại sao họ phải chia con ?
+ 50 con theo cha xuống biển.
+50 con theo mẹ lên núi.
+ Vì Âu Cơ quen sống trên núi cao (dòng Tiên). LLQ là nòi Rồng quen ở vùng sông nước, tình hình, tập quán khác nhau. Họ phải chia con cho hợp nơi định cư mới của mình, hợp với sinh hoạt của bộ tộc mình 
Giáo viên:
(Cho xem tranh ảnh -> Kết luận) : Tuy chia nhau cai quản các phương nhưng họ giao ước, khi cần sẽ giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau 
- ?: Theo truyện này thì người Việt chúng ta là con của ai?
+CRCT - Đó là nguồn gốc cao quý của người Việt.
+ Việc hai người đưa con đi định cư và mở mang bờ cõi ở hai miền đã lí giải được nguồn gốc các dân tộc Việt Nam ngày nay , cư trú và sinh sống khắp các miền đất nước .
-?: Chi tiết người con cả ở lại làm vua có ý nghĩa gì?
+ Là hình tượng có thật trong lịch sử nước ta liên quan đến việc thành lập nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
+ Với cốt lõi sự thật lịch sử nó làm ta tin như là có thật 
-> Do đó có giá trị kiên định: Dân tộc Việt Nam có đất đai, lãnh thổ – có độc lập chủ quyền từ ngàn xưa, cha truyền , con nối.
Giáo viên: Cho xem tranh ảnh Đền Hùng và đất Phong Châu cổ.
Hoạt động 3
-? : Có nhiều chi tiết kì ảo con hiểu như thế nào về ”chi tiết tưởng tượng kì ảo”?
+ Là không có thực, được dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định 
+ Ngoài ra còn có thể gọi bằng các khái niệm khác nhau: Yếu tố thần kì; yếu tố kì lạ hoang đường; màu sắc thần thoại 
Giáo viên mở rộng khái niệm :
Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ dân gian gắn với quan niệm tín ngường của người xưa 
+ Về thế giới : Thiên đình – Trần gian - Địa ngục – Thuỷ cung .
+ Về vật hữu sinh: Mọi vật đều có linh hồn 
+ Về tín ngưỡng tổ vật: Mỗi tộc người sinh ra từ một loại thảo mộc hay động vật nào đó .
-?: Trong chuyện CRCT những chữ kì lạ có vị trí như thế nào ?
+ Tô đậm tính chất kì lạ , lớn lao , đẹp đẽ của nhân vật , sự kiện .
+ Thần kì hoá , linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tin yê, toà kính tổ tiên dân tộc mình.
+ Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
-?: Truyện CRCT có ý nghĩa gì ?
GV cho học sinh thảo luận rồi rút ra kết luận :
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt .
+ Thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên Rồng đẹp đẽ của người Việt Nam.
+ Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện điều kiện, thống nhất của nhân dân ta ở khắp mọi nơi mọi miền đất nước. Người Việt Nam cho dù ở đâu, ở nơi nào đều có chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ và phải yêu thương đoàn kết, góp phần bồi đắp sự nghiệp chung của dân tộc .
-?: Đọc ghi nhớ SGK ? Có mấy ý ? Là những ý nào ?
GV : Đây là phần tổng kết , kết quả về đề tài , ngth và ý nghĩa của CRCT
I/Tìm hiểu chung
1/ Đọc – Hiểu bố cục - Chú thích :
Truyền Thuyết
Là loại truyện dân gian truyền miệng , kể về các nhân vật và các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ 
Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo 
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của người dân với các sự kiện, nhân vật đó
II/ Tìm hiểu chi tiết 
1 . Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ 
a./Nguồn gốc xuất thân 
- Họ đều là con cháu thần linh 
- Họ là những trai tài gái sắc 
b/Sự nghiệp mơ ước 
Diệt trừ Ngủ Tinh – Hồ Tinh – Mộc Tinh để bảo vệ dân 
Dậy dân cách trồng trọt , chăn nuôi ăn ở 
(+)Long Quân - Âu Cơ: Là biểu tượng cho ước mơ , khát vọng về niềm tin của người xưa về nguồn gốc cao quý của người Việt – nguồn gốc Con Rồng – cháu Tiên
c/Sự kì diệu của bọc trăm trứng
 +Sinh ra cái bọc trăm trứng sau nở thành 100 người con trai 
+Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn lên như thổi, khoẻ đẹp như thần 
+Đây là chi tiết dồi dào tưởng tượng thấm đầm mầu sắc thần thoại 
+Dân gian đã thần thánh hoá sự ra đời và gốc tích đẹp đẽ của người Việt 
+Thể hiện niềm tự hào cháy bỏng về dòng dõi cao quý của mình 
2/ ý nghĩa của việc chia con 
+ 50 con theo cha xuống biển.
+50 con ... vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật, trong không gian, thời gian
- Nó thường dùng làm phụ ngữ trong cụm DT 
- Có khi làm(CN) hoặc trạng ngữ trong câu 
b) Cụm từ 
*) Cụm danh từ 
-Là một loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành
- Cụm DT có ý nghĩa phong phú, đầy đủ hơn một mình DT nhưng hđ trong câu cũng giống như DT 
- Ví dụ : Tất cả những em học sinh giỏi của trường đều được đi tham quan Hà Nội 
*) Cụm động từ 
- Là một loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành 
- Cụm ĐT có ý nghĩa phong phú và đầy đủ hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu cũng giống như ĐT
- Ví dụ : Hôm sau , từ tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi 
*) Cụm tính từ 
- Là tổ hợp từ do tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc vào nótạo thành . Cụm TT có ý nghĩa phong phú, đầy đủ hơn một mình TTừ nhưng hoạt động như một tính từ 
- Ví dụ: Bạn Nam rất chân thành với bạn bè 
Chú ý : 
+ Ôn về cụm từ cần nắm được mô hình của cụm từ – ở dạng đầy đủ cụm từ gồm 3 phần
(.)Phần trung tâm
(.)Phần trước
(.)Phần sau
+ Phần trước và phần sau phụ thuộc vào TTâm nên còn gọi là phụ ngữ 
VI) Luyện tập 
1) Bài tập 1 : Cho đoạn văn sau :
“Từ hôm đó, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày , cả bọn thấy mỏi mệt,rã rời. Cậu chân, cậu tay không còm muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; Cô mắt thì thấy ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mắt nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được bác tai trước kia hay đi nghe hò, nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ , nay thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngỳa thứ bảy” thì không chịu được đựơc nữa, đành họp nhau lại đẻ bàn”
a) Tìm các từ láy va từ ghép có trong đoạn văn 
b) Thử giải nghĩa của các từ “Cò” và “bác” trong đoạn văn trên? Đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
c) Tìm các DT- ĐT – TT – ST – LT có ở trong đoạn văn
2) Bài tập 2 : Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có dùng một số cụm từ. Sau đó hãy phân tích cấu tạo một vài từ trong đoạn văn 
 Tiết 67 + 68 
Bài kiểm tra tổng hợp
Cuối kì I
(.)Mục tiêu tiết học 
- Bài viết số 4 nhằm đánh giá học sinh ở cá phương diện sau :
+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các KT và kỹ năng của 3 phần môn văn, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn ngữ văn trong bài 
+ Năng lực vận dụng phương thức tự sự (KC) nói riêng và các kỹ năng làm văn nói chung để tạo lập một bài viết 
(.)ổn định lớp 
I) Nội dung kiểm tra 
1) Về phần văn 
- Nắm được đặc điểm các thể loại truyện đã học: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại Việt Nam (Đọc kỹ các chú thích có dấu * - Trang 7;53;100;125;143)
- Nắm được nội dung cụ thể của mỗi truyện : nhân vật- cốt truyện một số chi tiết tiêu biểu và ý nghĩa truyện 
- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của đặc điểm thể loại ở mỗi truyện đã học 
2) Về phần Tiếng Việt 
- Nắm được kiến thức về 
+ Cấu tạo từ 
+ Từ mượn
+ ý nghĩa của từ – hiện tượng chuyển nghĩa của từ
+ Các từ loại 
+ Cụm danh từ 
+ Cụm động từ 
+ Cụm tính từ 
- Biết vận dụng kiến thức về Tiếng Việt trong khi đọc viết 
+ Hiểu các văn bản chung học ở phần văn cũng như khi tạo lập các kiểu văn bản đã học ở phần Tập làm văn
3) Về phần tập làm văn 
- Nắm đựơc các KT chung về văn tự sự 
+ Kể lại một câu chuyện dân gian đã học 
+ Kể lại một truyện trong đời sống hàng ngày 
+ Kể lại một câu chuyện tưởng tượng 
II) Hướng kiểm tra đánh giá 
Chương trình ngữ văn được XD theo tinh thần tích hopự – vì vậy lưu ý học sinh một số điểm sau:
1) Các kiến thức về Văn- Tiếng Việt – Tập làm văn đều dựa vào cùng một hình thức văn bản chung để KT và hình thành. Khi ôn tập cần liên hệ và gắn các KT đã học. Vì thế không nên học tủ học lệch mà phải học ôn toàn diện đầy đủ 
2) Cấu trúc một bài KT thường có 2 phần 
- Phân trắc nghiệm: 50 % -> KT các kiến thức về :
+ Đọc hiểu 
+ Tiếng Việt 
- Phần tự luận 50% điểm -> nhằm kiểm tra kiến thức về : 
+ Kỹ năng tập làm văn qua một bài (1 đoạn) văn ngắn
III) Đáp án cho bài kiểm tra 
1) Yêu cầu cần đạt về phần trắc nghiệm 
Câu 1 : B
Câu 2 : C
Câu 3 : B
Câu 4 : A
Câu 5 : C 
Câu 6 : B
Câu 7 : C
Câu 8 : B
Câu 9 : A
2) Phần tự luận 
a) Yêu cầu cần đạt 
*) Nội dung 
- Kể được các sự việc, các nhân vật và hoạt đọng chính trong phần đầu truyện “Con hổ có nghĩa” (con hổ với tiều mồ )
*) Hình thức
- Do đóng vai bà đỡ T nên phải nên phải thay đổi ngôi kể và lời văn trong bài văn
- Dù ngắn, hay dài bài viết phải đủ 3 phần 
+ Mở bài 
+ Thân bài 
+ Kết bài 
- Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai; câu đúng ngữ pháp chữ viết rõ ràng, sáng sủa 
*) Hướng bố cục 
- Mở bài : (Bằng nhiều cách)
+ Giới thiệu hoàn cảnh 
- > Ban đêm
-> Đảng ở nhà 
-> Hổ đột nhiên xuất hiện, bất đi 
+ Người kể xưng tôi 
- Thân bài : Kể lại qt đi đỡ đẻ cho hổ theo trình tự truyện
+ Ban đầu: Tâm trạng sợ hãi như thế nào?
+ Sau đó hổ đưa (tôi) đến đâu?
+ Gặp hổ cái trong tình cảnh như thế nào ?
+ (Tôi) đã quan sát và gia đình hổ cái sinh nở như thế nào?
+ Sau khi hổ cái để được, hổ đực làm những gì ?
- Kết bài :
+Nêu kết quả và tác dụng của món bạc mà hổ tặng giúp (tôi) sống qua được mùa đối kém như thế nào ?
3) Biểu điểm chấm
a) Hình thức (2 điểm)
- Bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày(1 điểm)
- Sử đúng ngôi kể (1 điểm)
b) Nội dung (3 điểm)
- Mở bài (0,5 điểm)
- Thân bài (2 điểm)
- Kết bài (0,5 điểm)
Ngày soạn: 25/7/2007
Tuần 18 – Bài 16+17
Tiết 69+ 70 
Chương trình ngữ văn điạ phương
(.) Mục tiêu tiết học – Giúp học sinh :
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương
-Có ý thức viết đuang chính tả trong câu khi viết và phát âm chuẩn khi nói 
(.)ổn định lớp 
(.) Nội dung bài học 
I) Nội dung luyện tập 
1) Bài 1 : Lựa chọn và điền các phụ âm(tr/ch- s/x- r/d/gi – l/n) vào chỗ trống
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi,nói chuyện chương trình , chẻ tre
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài,bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chom sáo, sâu bọ 
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục,rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp,dao kéo, giáo mác
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lén lút, bếp núc, lỡ làng
2) Bài 2: Lựa chọn từ để điền vào chỗ trống 
a) Vây- dây- giây 
- Vây cá- sợi dây- dây điện- giây phút- bao vây- dây dưa- vây cánh
b) Viết – diết- giết
- Giết giặc- da diết- viết văn- chữ viết- giết chết 
c) Vẻ- dẻ- giẻ
- Hạt dẻ-da dẻ- vẻ vang- văn vẻ , giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ, rách 
3) Bài tập 3 
Chọn (S) hoặc (x) để điền vào chỗ trống cho tập hợp. Bầu trời xám xịt như xà xuống sát mặt đất. Sấm rềnvang chớp loé rách,rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ, trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xácm khẳng khiu,đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng 
4) Bài tập 4 : Điền những từ thích hợp có vần uốc hoặc uôt vào chỗ trống :
- Thắt lưng buộc bụng 
- Buột miệng nói ra 
- Cùng một giuộc
- Con bạch tuộc
- Thẳng đuồn đuột
- Quả dưa chuột
- Bị chuột rút
- Trắng muốt 
- Chẫn chuộc
5) Bài tập 5 : Viết dấu (?) hay dấu( ngã) ở chỗ in nghiêng
- Vẽ tranh, biểu quyết , rè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hường thụ, tưởng tượng, ngày dỗ , lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ
6) Bài tập 6 : Chữa lỗi chính tả trong những câu sau 
- Tlá đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng
- Một cây tre chắn ngang đường , chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn củi
- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen
BTVN 
1) Viết chính tả (BT 7-Trang 168)
2) Bạn x đã viết sai chính tả như thế nào? Hãy sửa lại ?
- Những bàn “chim” của “dưn” tộc anh hùng
- Đã bước rưới mặt trời cách mạng
- Quốc kì, ly kì, rầm r, chiến sỹ, Mĩ, Mỹ, lừng vỹ, hùng vĩ , bất đắc dỹ, bất đắc rĩ, lì xì, lì sì
Tiết 71
Hoạt động ngữ văn 
 Thi kể chuyện
(.)Mục tiêu tiết học: Giúp học sinh: 
- Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động ngữ vanư 
- Rèn cho học sinh thói quen yêu văn, tiếng việt ,thích làm văn kể chuyện 
(.)ổn định tổ chức lớp
(.)Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
I) Yêu cầu đối với học sinh 
1) Chọn ra một câu chuyện mà mình tâm đắc nhất khi kể (Thể loại nào cũng được)
2) Nhớ lại nội dung truyện để có thể kể một cách chủ động tự tin 
- Tự vạch ra một dàn bài chi tiết về truyện để dễ nhớ 
- Từ dàn bài đó , nhớ lại toàn bộ câu chuyện ve kể thầm, nhẩm lại nhiều lần cho đến khi thuộc câu chuyện 
3) Khi kể chuyện theo yêu cầu các câu(3,4,5,6) cần phải lưu ý 
- Kể nhiều lần cho lưu loát, thành thục 
- Tập kể trước gương để tự mình kiểm tra, điều chỉnh thái độ tư thế, ngữ điệu cho đúng với các yêu cầu của SGK
- Hoặc tập kể trước một số em nhỏ, các bạn trong tổ, nhóm-> để rút ra kinh nghiệm 
- Khi kể không được dùng, cầm sách giấy ghi chép chuyện 
II) Tiến trình tổ chức hoạt động 
1) Cử người dẫn chương trình (các sự văn)
2) Chuẩn bị ban giám khảo, cá đề thi, các đáp án(từ 4-6 đề)
3) Chuẩn bị các tiết mục xen kẽ (văn nghệ)
4) Nêu yêu cầu, thể lệ cuộc thi 
5) Tiến hành bốc thăm câu hỏi
6) Theo dõi thí sinh dự thi 
-> Thống nhất đánh giá nhận xét các mặt sau :
+ Nội dung truyện 
+ Giọng kể, tư thế kể 
+ Lời mở,lời kết 
+ Minh hoạ nếu có 
7) Giáo viêm tổng kết chung -> phát phần thưởng
III) Dặn dò 
- Về nhà chọn một câu chuyện 
+ Lập dàn ý 
+Tự kể -> Thứ 7 : kể trước lớp (giờ sinh hoạt)
Tiết 72
Trả bài kiểm tra học kì I
(.)Mục tiêu tiết học- giúp học sinh 
- Nhận rõ ưu nhược điểm trong bài làm của minh 
- Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm 
(.)ổn định tổ chức 
(.)Kiểm tra việc phát hiện,sửa lõi của học sinh 
I)Trả bài 
- Trả cho học sinh trước 3 ngày 
- Học sinh đọc kỳ bài của mình và lời phê của cô 
- Tự sửa bằng bút chì lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi dùng từ (có thể chữa vào bài – có thể chữa ra giấy)
II) Giáo viên nhận xét ưu – nhược điểm 
1) Về phần văn 
- Nhìn chung nắm, nhớ được cốt truyện 
- Nhiều bài còn bỏ sót một số chi tiết phụ
2) Về phần tiếng 
- Kiến thức về cấu trúc từ chưa chắc chắn
- Còn nhằm lăn giữa tù – cụm từ 
3) Về phần tập làm văn 
- Phương thức biểu đạt của văn bản không nhớ chính 
- Đặc điểm phương thức tự sự chưa rõ - đòi chỗ sa đà sang liệt kê sự việc (kể chuyện con hổ có nghĩa)
III) Sửa một số lỗi tiêu biểu 
1) Phần trắc nghiệm : chữa chung 
- Điền (x) hoặc khoanh cao 
2) Phần tự luận: Đọc một số bài tiêu biểu 
- Chọn bàicó nhiều lỗi: câu, diễn đạt, bố cục , từ -> sửa chung 
- chọn một bài điểm cao nhất 
+ Đọc -> nhận xét 
IV) Về nhà 
- Sửa lại bài như đã chữa 
- Vào vở tập làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6(19).doc