I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.
- Thực hành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp.
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văm miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
- Đưa các hình ảnh có pháp tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ:
- Tự tin, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu, soạn bài.
HS: Chuẩn bị như đã dặn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định – bài cũ:
? Khi miêu tả người viết cần có khả năng gì? Vì sao?
- Giáo viên nêu yêu cầu của tiết tập nói, chia nhóm, động viên học sinh hào hứng, mạnh dạn chuẩn bị nói.
Ngày soạn 08/01/2011 Tiết 81, 82 bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) i. mục đích, yêu cầu: - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm. - Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị. 1. Kiến thức: - Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lý nhân vật. - Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn. - Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật. 3. Thỏi độ: - Trân trọng giá trị của nghệ thuật và những giá trị tốt đẹp của tình cảm con người. ii. chuẩn bị: GV: Nghiên cứu, soạn bài. Hs: Đọc, tóm tắt truyện - Trả lời câu hỏi Sgk. iii. tiến trình lên lớp: 1. Hoạt động khởi động: - ổn định- kiểm tra bài cũ: ? Bài “Sông nước Cà Mau” miêu tả theo trình tự nào? Nhận xét về nghệ thuật quan sát và miêu tả của tác giả? ? Bài văn giúp em hiểu gì về thiên nhiên Cà Mau? - Giới thiệu bài mới: Đã bao giờ em ân hận, ăn năn vì thái độ cư xử của mình với người thân trong gia đình chưa? Đã bao giờ em thấy mình tồi tệ, xấu xa, không xứng đáng với anh, chị em mình chưa? Có những sự ân hận, hối lỗi làm cho tâm hồn ta trong trẻo, lắng dịu hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề đó qua bài học hôm nay. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 I. Đọc - Tìm hiểu chung: Gv hướng dẫn đọc, đọc mẫu, tổ chức cho Hs đọc, tóm tắt truyện, nắm chú thích Sgk. ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? HS: Lưu ý các từ khó được chú giải. 1. Tác giả, tác phẩm: a. Tác giả: - Tạ Duy Anh sinh năm 1959, Chương Mỹ, Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội). b. Tác phẩm: - Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong. 2. Giải thích từ khó: Hoạt động 2 II. Tìm hiểu văn bản ? Trong 2 anh em, ai là nhân vật chính? ? Truyện được kể theo ngôi kể nào? Việc chọn ngôi kể này có tác dụng gì? Thảo luận nhóm: ? Theo em, truyện tập trung ca ngợi tài năng của người em hay sự ăn năn hối hận của người anh? - Nhân vật chính: Người anh. - Kể theo ngôi thứ nhất (theo lời kể của người anh). - Tác dụng: Giúp người kể kể rõ những gì mình đã nghe, đã thấy, đã trải qua và bộc lộ chính xác tâm trạng, cảm xúc. Sự ăn năn hối hận của người anh. Học sinh đọc lại phần đầu 1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh ? Thái độ người anh ra sao khi thấy em tự chế màu vẽ? - Khi thấy em tự chế màu vẽ: - Coi thường, cho là trò nghịch ngợm trẻ con, đặt cho em biệt danh “mèo”, bí mật theo dõi việc làm của em. ? Giọng điệu lời kể như thế nào? - Tò mò, kẻ cả. ? Thái độ của mọi người ra sao khi tài năng của em được phát hiện? * Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện: - Bố, mẹ, chú Tiến Lê: Kinh ngạc, vui mừng, phấn khởi, hi vọng. ? Trong lúc đó, tâm trạng của người anh như thế nào? - Người anh: không vui, mặc cảm, ghen tỵ với em, xa cách em. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả diễn biến tâm trạng người anh của tác giả? -> Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật rất tinh tế, chân thực, phù hợp với lứa tuổi trẻ em là con trai (ý thức tự khẳng định mình). ? Tâm trạng người anh tiếp tục phát triển ra sao khi lén xem tranh của em? - Thở dài, cay đắng nhận ra em mình thực sự có tài năng hơn mình -> lạnh nhạt, gắt gỏng em vô cớ -> miễn cưỡng đi xem triển lãm tranh được giải của em. ? Em có đồng tình với thái độ của người anh hay không? -> Thái độ cực đoan, không nên có. Thảo luận nhóm:? Khi đứng trước bức chân dung của mình do em gái vẽ, thái độ người anh ra sao? - Giật sững người? -> Hãnh diện -> xấu hổ -> xúc động. ? Vì sao người anh có thái độ đó? ? Hãy miêu tả lại bức chân dung người anh qua nét vẽ của người em? ( Học sinh nêu theo Sgk). => Vì nhận ra mình quá hoàn hảo dưới cái nhìn đôn hậu của em - điều mà cậu không xứng đáng được như thế. ? Theo em thứ ánh sáng trên mặt người anh là thứ ánh sáng gì? => Thứ ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ trong sáng, đẹp đẽ. ? Câu nói thầm trong trí óc người anh thể hiện điều gì? - Sự thức tỉnh, sự hối hận chân chính. - Đáng trách nhưng cũng đáng được cảm thông, đáng quý ở thái độ biết sửa mình, ăn năn để vươn lên. ? Theo em, nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét? 2. Nhân vật người em ? Nhân vật Kiều Phương có những phẩm chất gì đáng quý? ? Vì sao người anh nghiêm khắc và có phần quá đáng như vậy mà Kiều Phương vẫn đối xử tốt với anh? - Tò mò, hiếu động, nghịch ngợm. - Tâm hồn thơ ngây, trong sáng, đặc biệt là có tài năng và rất nhân hậu. - Bản chất người em rất hồn nhiên, rất hiểu anh và thương anh. Hoạt động 3 III. ý nghĩa văn bản ? Qua câu chuyện em tự rút ra cho mình bài học gì? Học sinh thảo luận, trả lời GV bổ sung để rút ra ý nghĩa văn bản. - Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua mặc cảm, tự ti: để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người vượt lên bản thân mình. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả? - Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, diễn biến tâm lý, tâm trạng nhân vật logic. 2 HS đọc 2 lượt mục ghi nhớ (Sgk) * Ghi nhớ: (Sgk). 3. Củng cố- Luyện tập: ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? - Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện. - Hiểu ý nghĩa của truyện - Hình dung và tả lại thái độ của nhãng người xung quanh khi có một ai đó đạt thành tích xuất sắc. - Làm bài tập 2 ở trang 35. - Miêu tả nhân vật người anh theo tưởng tượng của em. - Soạn: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Ngày soạn 08/01/2011 Tiết 83, 84 luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả i. mục đích, yêu cầu: - Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói. - Thực hành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp. 1. Kiến thức: - Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói. - Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văm miêu tả. - Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể. 2. Kĩ năng: - Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. - Đưa các hình ảnh có pháp tu từ so sánh vào bài nói. - Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên. 3. Thái độ: - Tự tin, nghiêm túc. ii. chuẩn bị: GV: Nghiên cứu, soạn bài. HS: Chuẩn bị như đã dặn. iii. tiến trình lên lớp: 1. Hoạt động khởi động: - ổn định – bài cũ: ? Khi miêu tả người viết cần có khả năng gì? Vì sao? - Giáo viên nêu yêu cầu của tiết tập nói, chia nhóm, động viên học sinh hào hứng, mạnh dạn chuẩn bị nói. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Hướng dẫn làm bài tập 1 Hoạt động nhóm: Nhóm 1-3: Tập nói về nhân vật người anh. - Từ truyện “Bức anh của em gái tôi” đã học, lập dàn ý, dựa vào dàn ý trình bày ý kiến của mình trước tập thể. 1. Nhân vật người anh: + Hình dáng: (Tưởng tượng theo bức tranh người em gái vẽ). + Tính cách: (Dựa vào các chi tiết trong truyện): ghen tị, ân hận, ăn năn. Nhóm 2- 4: Tập nói về nhân vật người em. Học sinh có thể miêu tả, tưởng tượng, nhận xét theo cảm nhận của mình trên cơ sở những thông tin chính ở văn bản. Hoạt động 2 Hoạt động theo nhóm: Yêu cầu Hs miêu tả lại người anh, chị, em của mình thông qua quan sát, so sánh, liên tưởng, nhận xét làm nổi bật những đặc điểm chính. Lớp nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến, cho điểm. Hoạt động 3 Hoạt động nhóm: 2. Nhân vật người em: + Hình dáng: (Dựa vào tranh minh hoạ ở Sgk và các chi tiết miêu tả trong truyện): gầy, thanh mảnh, lọ lem, mắt sáng. + Tính cách: Nghịch ngợm, thơ ngây, hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và tài năng. Hướng dẫn làm bài tập 2 Yêu cầu Hs miêu tả lại người anh, chị, em của mình thông qua quan sát, so sánh, liên tưởng, nhận xét làm nổi bật những đặc điểm chính. - Giới thiệu tên, tuổi, học lớp - Miêu tả dáng người, tóc tai, mặt mũi - Điểm nổi bật về tính tình, năng khiếu, sở thích. - Sự quan tâm của anh, chị, em đối với mỗi người hoặc với bản thân mình. - Suy nghĩ tình cảm của mình đối với người thân (anh, chị, em) đó. Hướng dẫn làm bài tập 3 Miêu tả một đêm trăng nơi em ở. ? Đó là một đêm trăng như thế nào? (Nhận xét có tính chất khái quát). * Mở bài: Là một đêm trăng kỳ diệu (một đêm trăng mà cả đất trời, con người, vạn vật như được tắm gội bởi ánh trăng). ? Đêm trăng ấy có gì đặc sắc, tiêu biểu? * Thân bài: - Bầu trời bàng bạc ? Dựa vào dàn ý trên, hãy phát triển thành bài văn nói và trình bày trước lớp? - Không gian - Vầng trăng như - Đường làng, ngõ phố... - Vạn vật, cây cối... Hoạt động 4 Hướng dẫn làm bài tập 4 Tả quang cảnh một buổi bình minh trên biển. * Lập dàn ý: ? Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì? ? Nêu ra các ý lớn định nói như một dàn ý? - Mặt biển như một quả cầu lửa chói lọi toả ra những tia nắng ấm áp. - Bầu trời như một tấm thảm nhung màu xanh da trời... - Bầu trời trong xanh. - Biển: trong veo, sáng rực. - Mặt biển mênh mông như một tấm lụa óng ánh sắc hồng. - Nói cho các bạn trong lớp cùng nghe. - Mặt biển phẳng lì như tấm lụa mênh mông... - Bãi cát nhấp nhô (phẳng lỳ) mịn màng, mát rượi... - Lớp góp ý, bổ sung để hoàn thiện bài tập. - Những con thuyền rẽ sóng ra khơi hăm hở như những con ngựa chiến. - Những con thuyền: mệt mỏi, uể oải, nằm ghếch đầu lên bãi cát... Cho Hs làm bài tập thêm. Bài tập thêm: 3. Củng cố – Luyện tập: - Bài tập bổ sung (Sgk). 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Xác định đối tượng miêu tả cụ thể, nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Lập dàn ý cho bài văn miêu tả. - Soạn bài: Vượt thác. Ngày soạn 16/01/2011 Tiết 85 vượt thác I. mục đích, yêu cầu: Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác. 1. Kiến thức: - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người la ... inh chữa bài làm của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm với các lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu, diễn đạt, trình bày. Hoạt động 4: Củng cố: - Đọc 2 bài có kết quả tốt nhất. Hoạt động 5: Dặn dò: - Ôn tập ghi nhớ toàn bộ kiến thức tập làm văn. - Nắm lý thuyết về văn miêu tả. - Cách làm bài văn miêu tả sáng tạo chuẩn bị ôn thi học kì II. Tiết 133 tổng kết phần văn i. mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học. - Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản. - Bố cục các loại văn bản đã học. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể. - Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính – công vụ ( đơn từ). - Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ. ii. chuẩn bị: GV: Nghiên cứu, soạn bài. HS: Ôn tập, học thuộc ghi nhớ. iii. tổ chức hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: - ổn định tổ chức; Bài cũ: Kết hợp với bài mới. - Bài mới: Bài tổng kết có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo kết quả học tập của chương trình. Nó giúp Hs nắm vững những trọng tâm, trọng điểm của chương trình không để kiến thức vào tình trạng lộn xộn, rời rạc, dễ bị rơi rụng vì không có đặt vào các hệ thống. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Thống kê, phân loại các tác phẩm đã học ở lớp 6 theo thể loại ? Chương trình Ngữ văn 6 bao gồm các tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng nào? Trong các loại hình tự sự, các em đã học các tác phẩm thuộc thể loại nào? Văn bản nhật dụng bao gồm các bài viết? 1. Văn bản tự sự: - 5 thể loại: Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại (viết cho thiếu nhi), thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, kí. 2. Văn bản nhật dụng: - Gồm: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha. Hoạt động 2 II. Tổng kết truyện dân gian ? Nhắc lại khái niệm các thể loại truyện đã học? Kể tên những tác phẩm theo thể loại đó? 1. Truyền thuyết. 2. Truyện ngụ ngôn. 3. Truyện cổ tích. 4. Truyện cười. Hoạt động 3 III. Tổng kết truyện trung đại ? Truyện trung đại có những đặc điểm gì? Đã học những truyện trung đại nào? 1. Đặc điểm: 2. Nội dung: 3. Cốt truyện: 4. Tác phẩm. Hoạt động 4 IV. Tổng kết truyện hiện đại ? Em đã đọc những truyện hiện đại nào? Truyện trung đại và hiện đại giống và khác nhau ở chỗ nào? - Truyện trung đại: - Truyện hiện đại: Hoạt động 5 V. Tổng kết về kí ? Em đã học những tác phẩm kí nào? Kí và truyện giống và khác nhau ở những điểm nào? - Kí: - Truyện: Hoạt động 6 VI. Tổng kết thơ ? Chương trình Ngữ văn 6, các em đã học những bài thơ nào? Hoạt động VII VII. Tổng kết văn bản nhật dụng ? Những văn bản nhật dụng giúp ích các em được điều gì? 2. Củng cố: - Trong những truyện đã học, em thích truyện nào nhất? Nhận vật nào nhất? 3. Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm các thể loại truyện đã học: nội dung, nghệ thuật. - Ôn kỹ chuẩn bị kiểm tra học kì II. Tiết 134 tổng kết phần văn và tập làm văn i. mục đích, yêu cầu: ii. chuẩn bị: GV: Nghiên cứu, soạn bài. HS: Xem trước bài ở nhà. iii. tổ chức hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: - ổn định tổ chức; Bài cũ: - Bài mới: Để giúp các em củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và tập làm; nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, kiến thức và mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của bài văn gồm phần với các yêu cầu và nội dung của chúng. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học ? Hãy dẫn ra một số văn bản đã học trong Sgk (Ngữ văn 6), từ đó, phân loại các bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 1. Tự sự: 2. Miêu tả: 3. Biểu cảm: 4. Nghị luận: 5. Thuyết minh: 6. Hành chính công vụ. Hoạt động 2 II. Đặc điểm và cách làm ? theo em, các văn bản: miêu tả, tự sự và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày? Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức Tự sự Miêu tả Đơn từ ? Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần? Các phần Tự sự Miêu tả Mở bài Thân bài Kết bài ? Nêu những yêu cầu đối với một bài văn tự sự? - Cốt truyện: - Nhân vật: ? Khi làm một bài văn tự sự, chúng ta cần tiến hành những việc làm và thao tác gì? - Lời kể: - Cách làm: Tìm hiểu đề; tìm ý và xây dựng dàn ý. ? Nêu những yêu cầu đối với bài văn miêu tả. * Yêu cầu: Hoạt động 3 III. Luyện tập Học sinh tự làm. Bài tập 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 trang 33. Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn và có các biện pháp tu từ đã học. 3. Củng cố: - Nhắc lại yêu cầu làm 1 bài văn tự sự, miêu tả? 4. Hướng dẫn học bài: - Nắm cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả. Tiết 135 tổng kết phần tiếng việt i. mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: - Danh từ, động từ, tính từ; CDT, CTT, CĐT. - Các thành phần chính của câu. - Các kiểu câu. - Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. - Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. 2. Kĩ năng: - Nhận ra các từ loại và phép tu từ. - Chữa được các lỗi về câu và dấu câu. ii. chuẩn bị: GV: Nghiên cứu, soạn bài. HS: Xem trước bài ở nhà. iii. tổ chức hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: - ổn định tổ chức; Bài cũ: - Bài mới: 2. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Các từ loại đã học ? Chương trình Ngữ văn 6 đã học, có những từ loại nào? - Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ. Hoạt động 2 II. Các phép tu từ đã học ? Nêu những phép tu từ đã học? Trình bày định ngữ? Cho ví dụ? 1. So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ. Hoạt động 3 III. Các kiểu cấu tạo câu đã học ? Nêu các kiểu cấu tạo câu đã học? Nhắc lại khái niệm các kiểu câu? Cho ví dụ? - Câu trần thuật đơn: + Có từ là. + Không có từ là. Hoạt động 4 IV. Các dấu câu đã học ? Nêu các loại dấu câu đã học? Tác dụng? 1. Dấu kết thúc câu; - Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than. 2. Dấu phân cách các bộ phận câu. Hoạt động 5 V. Luyện tập Bài tập 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 - Trang 33. Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn và có các biện pháp tu từ đã học. 3. Củng cố: Phân loại ẩn dụ và hoán dụ? 4. Hướng dẫn học bài : Nắm phần kiến thức đã học. Chuẩn bị thi học kì II. Tiết 136 ôn tập tổng hợp i. mục đích, yêu cầu: - Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau: + Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn. + Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung. ii. chuẩn bị: GV: Nghiên cứu, soạn bài. HS: Xem trước bài ở nhà. iii. tổ chức hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: - ổn định tổ chức; Bài cũ: - Bài mới: Hoạt động 1: I. Về phần đọc - hiểu văn bản - Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học. - Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản. - Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học. - Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng. Hoạt động 2: II. Phần Tiếng Việt ? Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì? - Phó từ. - Các vấn đề về câu: + Các thành phần chính của câu. + Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. + Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. - Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ. Hoạt động 3: III. Phần Tập Làm Văn - Tự sự, miêu tả, đơn từ. 2. Củng cố: - Cho học sinh làm đề kiểm tra mẫu ở Sgk. 3. Hướng dẫn học bài: - Nắm các kiến thức đã học ở 3 phân môn. Tiết 137,138 kiểm tra tổng hợp cuối năm (Đề thi và đáp án của Phòng GD - ĐT) Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 139 chương trình ngữ văn địa phương- đọc hiểu bài thơ hiện đại: tiếng đàn bầu ( Lữ Giang) a. mục đích, yêu cầu: c. chuẩn bị: d. tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Chuẩn bị ở nhà Làm theo hướng dẫn ở Sgk. Bài tập 1, 2. Hoạt động 2 II. Hoạt động trên lớp Hoạt động nhóm: Trao đổi nội dung đã chuẩn bị ở nhà: đại diện học sinh trả lời, lớp nhận xét, giáo viên đánh giá lại. 1. Văn bản nhật dụng đã học. - Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh. - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường. - Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử. 2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Quảng Trị. ? ở quê hương em có những danh lam thắng cảnh nào, di tích lịch sử nào? Ghi lại và giới thiệu cho cả lớp cùng biết? - Danh lam thắng cảnh: - Di tích lịch sử: địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ, Trường Sơn, Cầu Hiền Lương. Chú ý: Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên? - Vẻ đẹp và sức hấp dẫn. - ý nghĩa lịch sử. - Giá trị kinh tế. IV. Củng cố: - Cảm nghĩ của em về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh quê hương. V. Dặn dò: - Sưu tầm tài liệu về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở quê hương em. Chuẩn bị phần còn lại. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 140 chương trình địa phương: đọc hiểu bài thơ “ làng” ( Mạnh Lê) a. mục đích, yêu cầu: c. chuẩn bị: d. tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 2 II. Hoạt động trên lớp Hoạt động nhóm: ? Môi trường xung quanh em có xanh, sạch, đẹp hay không? (ao, hồ, sông,suối, rừng cây, nước, không khí). * Bài tập 3: Tìm hiểu vấn đề môi trường và bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em. ? Có những yếu tố nào về môi trường đang vi phạm? ? Địa phương và trường em có những chủ trương, chính sách gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp? * Bài tập 4: Giới thiệu bằng miệng văn bản đã sưu tầm hay viết thành bài văn miêu tả cảnh đẹp hoặc danh lam thắng cảnh ở quê hương em. IV. Củng cố: - Em phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nơi em đang sống? V. Dặn dò: - Sưu tầm 1 số tài liệu về vấn đề môi trường.
Tài liệu đính kèm: