HỌC KÌ II
TUẦN 19
Tiết 73+74 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Tô Hoài)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học dduwownfd đời đầu tiên, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật, tả vật.
- Tích hợp với Tiếng Việt về khái niệm: nhân hóa so sánh cấu tạo và tác dụng của câu luận, câu tả, câu kể; với tập làm văn về kĩ năng chọn ngôi kể thứ nhất.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Chân dung Tô Hoài
- Học sinh: + Soạn bài
+ Bảng phụ
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Học kì II Tuần 19 Tiết 73+74 Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học dduwownfd đời đầu tiên, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện. Rèn kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật, tả vật. Tích hợp với Tiếng Việt về khái niệm: nhân hóa so sánh cấu tạo và tác dụng của câu luận, câu tả, câu kể; với tập làm văn về kĩ năng chọn ngôi kể thứ nhất. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Chân dung Tô Hoài - Học sinh: + Soạn bài + Bảng phụ C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về tóm tắt tác phẩm. 3. Bài mới Trên thế giới và nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời viết của mình cho đề tài trẻ em,một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô hoài là một trong những tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: Dế Mèn phiêu lưu kí (1941). Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật này như thế nào, bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kì hai này? Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: i. Đọc và tìm hiểu chung: ? Dựa vào phần chú thích nêu hiểu biết của em về t.giả Tô Hoài - GV hướng dẫn đọc - Đoạn: Dế Mèn tự tả chân dung mình đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả. - Đoạn trêu chị Cốc: + Giọng Dế Mèn trịch thượng khó chịu. + Giọng Dế choắt yếu ớt, rên rẩm. + Giọng chị Cốc đáo để, tức giận. - Đoạn Dế Mèn hối hận đọc giọng chậm, buồn, sâu lắng và có phần bị thương - 2 HS đọc, mỗi em một đoạn. ?chia bố cục theo hiểu biết của mình ? Chỉ ra các sự việc chính trong chuyện? Sự việc nào nghiêm trọng nhất? ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? 1. Tác giả, tác phẩm: * Tác giả: - Tên khai sinh là Nguyễn Sen sinh 1920, huyện Hoài Đức, Hà Đông. Tự học mà thành tài. - Ông có khối lượng tác phẩm phong phú: Dế Mèn phiêu lưu kí, Đàn chim gáy, Vợ chồng A Phủ... * Tác phẩm: - Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Tô Hoài, được sáng tác lúc ông 21 tuổi - Thể loại của tác phẩm là kí nhưng thực chất vẫn là một truyện "Tiểu thuyết đồng thoại" một sáng tác chủ yếu là tưởng tượng và nhân hoá - Đây là tác phẩm văn học hiện đại lại nhiều lần nhất được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối được khán giả, độc giả nước ngoài hết sức hâm mộ. 2 Đọc: . 3. Giải nghĩa từ khó 4. Tìm hiểu bố cục : - Đoạn 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" ị Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn. - Đoạn 2: Còn lại ị Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn. - 3 sự việc chính: + Dế Mèn coi thường Dế Choắt + Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. + Sự ân hận của Dế Mèn. - Sự việc: Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt là sự việc nghiêm trọng nhất. - Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, kể theo ngôi thứ nhất. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản ii. Đọc - Tìm hiểu văn bản : - GV: Gọi HS đọc đoạn 1 - HS đọc ? Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện, Dế Mèn đã là "một chàng Dế thanh niên cường tráng". Chàng Dế ấy đã hiện lên qua những nét cụ thể nào về:Hình dáng? ? Cách miêu tả ây gợi cho em hình ảnh Dế Mèn như thế nào? ? Dế Mèn lấy làm "hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình". Theo em Dế Mèn có quyền hãnh diện như thế không? - gợi ý trả lời: có vì đó là tình cảm chính đáng; không vì nó tạo thành thói kiêu ngạo hại cho Dế Mèn sau này. ? Tìm những từ miêu tả hành động và ý nghĩ của Dế Mèn trong đoạn văn? ? Qua hành động của Dế Mèn, em thấy Dế Mèn là chàng Dế như thế nào? ? Thay thế một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa và rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả? - Thay: Cường tráng = khoẻ mạnh, to lớn Cà khịa= gây sự ? Nhận xét về trình tự miêu tả của tác giả ? Em hãy nhận xét về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn? * GV bình: đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự tạo bức chân dung của mình vô cùng sống động không phải là một con Dế Mèn mà là một chàng Dế cụ thể. 1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn: a. Ngoại hình: - Càng: mẫm bóng - Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch - Cánh: áo dài chấm đuôi - Đầu: to, nổi từng tảng - Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp - Râu: dài, uốn cong ị Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp trai. b. Hành động: - Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi - Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó - Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu... - Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ. ị Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình. ị Từ ngữ chính xác, sắc cạnh - Trình tự miêu tả: từng bộ phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗ lúc một rõ nét * Tóm lại: - Nét đẹp trong hình dáng của Dế Mèn là khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống, thanh niên; về tính nết: yêu đời, tự tin. - Nét chưa đẹp: Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, thích ra oai... Tiết 2: * Kiểm tra bài cũ: Em hãy nhận xét về những nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính tình của Dế Mèn? - Em hãy thuật lại tóm tắt câu chuyện theo các sự việc đã tìm hiểu ở tiết trước? ? Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra chuyện gì phải ân hận suốt đời? ? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của Dế choắt? ? Em hãy cho biết thái độ của Dế mèn đối với Dế choắt (Biểu hiện qua lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)? ? Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"? ? Việc Dế Mèn dám chêu chị Cốc lớn khoẻ hơn mình có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao? ? Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt? ? Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn? -? Bài học đầu tiên mà Dế Mèn phải chịu hậu quả là gì? Liệu đây có phải là bài học cuối cùng? (Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết DC... tội lỗi của DM thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng nhận ra và hối hận chân thành) ? ý nghĩa của bài học này? ? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc? ? Theo em trong lúc đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời dầu tiên Dế Mèn đã nghĩ gì? 3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: - Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt * H/ảnh Dế Choắt: - Như gã nghiện thuốc phiện; - Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ; - Hôi như cú mèo; - Có lớn mà không có khôn; * Dế Mèn đối với Dế Choắt: - Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt; - Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh - Rất kiêu căng - Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ. * Dế Mèn khi trêu chị Cốc - Qua câu hát ta thấy DM xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả. - Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm mà ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho DC. - Diễn biến tâm trạng của DM: + Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC: "Khiếp nằm im thiêm thít" + Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được. + Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC + ân hận xám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá. ị DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi. * Bài học đường đời đầu tiên: * Baứi hoùc : ễÛ ủụứi maứ coự toựi hung haờng ,baọy baù ,coự oực maứ khoõng bieỏt nghú ,sụựm muoọn gỡ cuừng mang vaù vaứo mỡnh và còn gây vạ cho người khác . . - ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác. - Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. Hoạt động 3: 4. Tổng kết:"SGK" ? Em hãy tóm tắt nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật kể và tả của tác giả? ? Em học tập được gì từ nghệ thật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này? *Tóm lại : Đây là văn bản mẫu mực về kiểu văn miêu tả mà chúng ta sẽ học ở bài tập làm văn sau này. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động; trí tưởng tượng độc đáo khiến thế giới loài vật hiện lên dễ hiểu như thế giới con người; dùng ngôi kể thứ nhất. Hoạt động 4 Luyện tập iII: Luyện tập: 1. Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như thế? 1. DM: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi. DC: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy. - Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa... D. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Soạn: Phó từ ------------------------------------------------------------ Tuần 19 Tiết 75 Phó từ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nắm được phó từ là gì? Các loại phó từ? Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ. biết đặt câu có chứa phó từ để rhể hiện các ý nghĩa khác nhau. Tích hợp với văn bản Sông nước Cà Mau với sự quan sát tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: KT saựch vụỷ cuỷa HS 3- Baứi mụựi : * Giụựi thieọu baứi mụựi : Các em đã học ủửụùc 6 tửứ loaùi trong Tieỏng Vieọt : danh tửứ, ủoọng tửứ, tớnh tửứ, soỏ tửứ, lửụùng tửứ, chổ tửứ. Trong hoùc kyứ II, chửụng trỡnh Ngửừ Vaờn 6 coứn giụựi thieọu cho chuựng ta moọt tửứ loaùi nửừa, ủoự laứ phoự tửứ,ở tiết học này chúng ta sẽ tỡm hiểu. Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: i. Phó từ là gì? * GV: Treo bảng phụ đã viết VD * GV cho HS đọc VD ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? ? Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ sung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp? ? Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, nhận xét về vị trí và vai trò của X? * GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ -? Phó từ là gì? * Bài tập nhanh: (Bảng phụ) xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau: a. Ai ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau (Ca dao) b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài) 1. Ví dụ: - Các t ... ai trình tự trên - Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu. - cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu - Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài. - Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gó, cây... Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi: a. Cảnh tả theo trình tự thời gian - Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến - HS từ các lớp ùa ra sân trường - cảnh HS chơi đùa - Các trò chơi quen thuộc - Trống vào lớp, HS về lớp - cảm xúc của người viết b. Cách tả theo trình tự không gian: - Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động. Bài 3: dàn ý chi tiết bài Biển đẹp a. Mở bài: Biển thật đẹp b. Thân bài: - Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau - Buổi sớm nắng sáng - Buổi chiều gió mùa đông bắc - Ngày mưa rào - Buổi sớm nắng mờ - Buổi chiều lạnh - Buổi chiều nắng tàn, mát dịu - Buổi trưa xế - Biển, trời đổ màu c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp Tóm lại: Người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không tả theo không gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình. D. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Buổi học cuối cùng Bài viết số 5 ở nhà Đề bài: Hãy tả hình ảnh cây đào ( hoặc cây mai vàng ) vào dịp tết đến, xuân về. ------------------------------------------- Tuần 23 Tiết 89, 90 Văn bản: Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An - dát) (An - phông - xơ Đô - đê) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nắm vững cốt truyện, nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùngtrong vùng An - Dát, truyện đề cao tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc. Một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vậtphù hợp với lứa tuổi qua ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động nhân vật. đặc biệt tác dụng của nghệ thuật so sánh. Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét văn bản, đọc và tóm tắt truyện. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Hoỷi : Vaờn baỷn “Vửụùt thaực” mieõu taỷ caỷnh gỡ ? Qua ủoự em caừm nhaọn nhử theỏ naứo veà thieõn nhieõn vaứ con ngửụứi lao ủoọng ủaừ ủửụùc mieõu taỷ ? Dửù kieỏn traỷ lụứi : Baứi vaờn mieõu taỷ caỷnh vửụùt thaực cuỷa con thuyeàn treõn soõng Thu Boàn, laứm noồi baọt veỷ huứng duừng vaứ sửực maùnh cuỷa con ngửụứi lao ủoọng treõn neàn caỷnh thieõn nhieõn roọng lụựn, huứng vú. 3-Baứi mụựi : Giụựi thieọu baứi mụựi: Loứng yeõu nửụực laứ moọt tỡnh caỷm raỏt thieõng lieõng ủoỏi vụựi moói con ngửụứi vaứ noự coự nhieàu caựch bieồu hieọn khaực nhau. ễÛ ủaõy, vaờn baỷn “Buoồi hoùc cuoỏi cuứng”, loứng yeõu nửụực ủửụùc bieồu hieọn trong tỡnh yeõu tieỏng meù ủeỷ. Caõu chuyeọn caỷm ủoọng naứy ủaừ xaỷy ra nhử theỏ naứo? Hoõm nay, chuựng ta seừ tỡm hieồu ủieàu ủoự. Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung i. Đọc và tìm hiểu chung: ? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - GV cho HS giải nghĩa chú thích 2.4,6,8. - HS dựa vào sách giải nghĩa từ khó - GV hướng dẫn cách đọc ( Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động day dứt. Lời nói của thầy Ha--men cần đọc thật dịu dàng và buồn.) - GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi HS tóm tắt và yêu cầu tóm tắt phải theo bố cục ? Trong truyện có những nhân vật nào? Ai gây cho em ấn tượng nhất? ? Truyện được kể theo ngôi nào? ? Câu chuyện của thầy trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh nào? ? Từ đó em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng? ? Em hiểu gì về bức tranh minh hoạ? 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Tác giả: An-phông-xơ Đô-dê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XI (1840 -1897) - Tác phẩm: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870). Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức). 2. Giải nghĩa từ khó: 3. Đọc và tóm tắt tác phẩm: * Tóm tắt theo bố cục sau: - Phrăng trên đường tới trường - Diễn biến của buổi học cuối cùng + Cảnh lớp học và thầy Ha-men + Tâm trạng của Phrăng + Phrăng lại không thuộc bài + Thái độ cư xử của thầy Ha-men + Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập. - Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men. - Truyện có nhiều nhân vật chính và phụ nhưng hai nhân vật Phrăng và Ha-men đóng vai trò nổi trội nhất. thầy giảo già Ha-Men gây xúc động hơn cả. - Chú bé học trò Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính. - Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp. - Tên truyện: là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người pháp trên đất Pháp - Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng. - Thầy Ha-men đang giảng bài, các trò đang chăm chú nghe. Trên bảng có dòng chữ tiếng Pháp. Ngoài cửa có tên lính Phổ đang ôm súng. Bức tranh đó đã tóm tắt được nội dung của truyện. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản ii. ĐOC - TìM HIểU VĂN BảN: ? Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều gì xảy ra: - Trên đường tới trường? - Không khí lớp học? - Hãy tìm những chi tiết trong văn bản miêu tả điều đó? ? Những điều đó báo hiệu sự việc gì xảy ra? 1.Nhân vật chú bé Phrăng: a. Quang cảnh chung: - Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức. - Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật. - Lặng ngắt, thầy ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày. Có cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói: " Hôm nay là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con" ị Những điều đó báo hiệu: - Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức. - Việc học tập không còn được như trước nữa. - Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy. Tiết 2: * GV dẫn: Nhân vật trò Phrăng được miêu tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và với thầy ha-men. thái độ đó diền ra theo hai quả trình: Từ lơ là đến thiết tha lo lắng việc học; Từ sợ hãi đến thân thiết, quí trọng thầy Ha-men. ? Hãy tìm các chi tiết trong văn bản miêu tả hai quá trình này? ? Trong các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất? ? Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em? ? Thái độ đối với tiếng pháp và với thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng? * GV: đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. * GV sơ kết: Qua nhân vật Phrăng vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, qua sự biến đổi tâm trạng, tình cảm, thái độ..Tác giả thể hiện rất thành công lòng yêu nước thiết tha của Nd Pháp, từ trẻ đến già qua tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ sắp bị quân thù cấm ngặt. b. Tâm trạng nhân vật Phrăng: - Các chi tiết miêu tả quá trình diễn biến thái độ của Phrăng của Phrăng đối với việc học tiếng Pháp: + Định trốn học đi chơi, giận mình vì bỏ phí thời gian học tập. Từ "chán sách" đến thấy sách là bạn "cố tri". Thấy xấu hổ khi không thuộc bài"lòng rầu rĩ" không dảm ngẩng đầu lên. Trong buổi học cuối cùng kinh ngạc khi thấy mình "hiểu đến thế...chưa bao giờ thấy mình chăm chgú nghe đến thế." + Các chi tiết miêu tả thái độ đối với thầy Ha-men: Từ sợ hãi: lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi nhìn cây thước sắt khủng khiếp của thầy Ha-men, đến thân thiện: quí trọng thầy, thấy thầy mặc đẹp, qua lời thầy nhận thấy quân Phổ là "Quân khốn nạn", nghĩ đến việc thầy sắp ra đi, thấy tội nghệp cho thầy, chưa bao giò thấy thầy lớn lao đến thế. - Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết "Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên" khi không đọc được bài trong buổi học cuối cùng(miêu tả sự hói hận, xót xa của Phrăng). Hoặc chi tiết: khi thầy Ha-men thông báo lệnh quân Đức buộc người Pháp phải học tiếng Đức, Phrăng choáng váng nghĩ: "A, quân khốn nạn" (Biểu hiện niềm căm giận kẻ thù, lòng yêu nước của Phrăng). ị Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải. - Tình yêu tiếng Pháp; quí trọng biết ơn người thầy. 2. Nhân vật thầy giáo Ha-men: ? Nhân vật thầy giao Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả trên những phương diện nào? ( HS: Trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói về việc học tiếng Pháp, Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.) ? Em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này theo các phương diện trên? ? Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào? ? Em hiểu gì về lời nói của thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù."? ? Các chi tiết miêu tả thầy ha-men gợi cho em về một người thầy như thế nào? ? Trong những lời thầy truyền lại trong buổi học cuối cùng, điều quí báu nhất đối với em là gì? - Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu. - Thái độ đối với HS: không giận gdữ, thật dịu dàng. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp: Tai hoạ lớn nhất là bao giờ cũng hoãn lại việc học đến ngày mai...; Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới...phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó... Khi một dân tộc...chốn lao tù. - Hành động, cử chỉ: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấndằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "Nước pháp muôn năm". - Chi tiết gợi cảm xúc: lời nói của thầy về tiếng pháp vì truyền tới người nghe tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói DT. Hay chi tiết cử chỉ và chữ viết của thầy "Nước Pháp muôn năm" truyền tới người nghe lòng yêu nước sâu sắc. - Lời nói của thầy đề cao tiếng nói dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói DT. - Ta có thể hình dung về thầy: yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói DT Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc. - Điều quí báu nhất đối với ta là thầy đã truyền dạy cho em ý nghĩa sức mạnh của tiếng nói DT. Cho ta hiểu thêm sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói DT mình. Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập iii. Tổng kết:(SGK - Tr 55) ? Em cảm nhận được gì từ truyện BHCC? ? Em học tập được gì từ NT kể chuyện cảu tác giả? GV bình: Tiếng nói là một giá trị văn hoá Dt, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói DT là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một DT gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện BHCC. Hoạt động 4: Luyện tập IV. Luyện tập: - HS viết đoạn sau đó đọc trước lớp 1. Hãy đọc những đoạn thơ, văn viết về sức sống và sự giàu đẹp của tiếng Việt. 2. Viết đoạn nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy ha-men? D. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Nhân hoá
Tài liệu đính kèm: