Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 9-10, Tiết 37 đến 40 - Năm học 2007-2008 - Lò Điệp Hồng

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 9-10, Tiết 37 đến 40 - Năm học 2007-2008 - Lò Điệp Hồng

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.

 - Hiểu nội dung ý nghiã và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn trong bài học. Biết liên hệ các truyện với tình huống, hoàn cảnh thực tế thích hợp.

 - Giáo dục ý thức chịu khó học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, biết nhìn nhận một số vấn đề một cách toàn diện, thực tế.

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án.

 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

B. Phần thể hiện trên lớp.

 * Ổn định tổ chức: (1phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

 + Lớp 6 A:./19

 + Lớp 6 B:./19

 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)

 * Câu hỏi:

 - Kể tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

 - Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng?

 * Đáp án - biểu điểm:

(5 điểm) - HS kể tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, đảm bảo những sự việc chính sau:

1. Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo.

2. Một lần, ông lão bắt được con cá vàng, cá xin tha và hứa sẽ đền ơn.

3. Mụ vợ biết được, bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn: Một cái máng mới, một ngôi nhà đẹp, thành nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng.

4. Đến khi mụ vợ đòi thành Long Vương bắt cá vàng hầu hạ, mụ liền trở về với thân phận cũ bên cái máng lợn sứt mẻ.

(5 điểm) - Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng:

 + Tượng trưng cho lòng tốt, lòng biết ơn đối với những người đã cứu giúp mình khi hoạn nạn, khó khăn; đồng thời cùng là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng tự do, công lí của nhân.

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 9-10, Tiết 37 đến 40 - Năm học 2007-2008 - Lò Điệp Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
NGỮ VĂN - BÀI 9-10
Kết quả cần đạt.
 -Rèn luyện kĩ năng kể chuyện thông qua bài viết hoàn chỉnh (Bài viết số 2): Kể một câu chuyện có ý nghĩa, thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
 - Bước đầu nắm được định nghĩa truyện ngụ ngôn. Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn trong bài học. Biết liên hệ các truyện với tình huống, hoàn cảnh thực tế thích hợp.
Ngày soạn:08/10/2007 Ngày giảng:12/11/2007
 Tiết 37 - 38. Tập làm văn.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài viết, học sinh:
	- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
	- Thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
	- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề - đáp án biểu điểm. 
 - Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự, nghiên cứu kĩ 5 đề trong sách giáo khoa, trang 99 theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 I. Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 II. Kiểm tra : (90 phút)
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 Các em đã nắm được các bước làm bài văn tự sự, cách lựa chọn ngôi kể và lời làm sao cho phù hợp với nội dung và mục đích kể. Sau đây, chúng ta cùng vận dụng những kiến thức cơ bản đó vào việc viết bài hoàn chỉnh – Bài viết số 2.
	1. Đề bài: (Giáo viên chép đề lên bảng).
	Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài tập, không thuộc bài...).
	2. Yêu cầu:
	- Thể loại: Tự sự (Kể chuyện).
	- Nội dung: Một lần mắc lỗi.
	- Hình thức: 
	+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (xưng tôi).
	+ Cách kể: Kể ngược hoặc kể xuôi.
	- Phạm vi, giới hạn: Một lần em mắc lỗi (lỗi của bản thân em).
3. Đáp án - Biểu điểm:
	* Đáp án:
	a) Mở bài: (Giới thiệu nhân vật và sự việc).
 	- Trong đời, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là ở cái tuổi học trò.
	- Tôi xin kể với các bạn một lỗi lầm mà đến tận bây giờ mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn còn thấy xấu hổ.
	b) Thân bài: (Kể diễn biến câu chuyện)(Một lần không thuộc bài)
	- Kể được tình huống xảy ra câu chuyện: (Giờ kiểm tra một môn cụ thể).
	+ Hôm ấy, thứ 2, có tiết kiểm tra 45 phút môn.... 
	- Nguyên nhân mắc lỗi: (Do mải chơi, chủ quan, không học bài):
	+ Cô giáo đã cho câu hỏi và ôn tập chu đáo. Nhưng vì chủ quan và mải chơi nên không học bài. thế là cả ngày chủ nhật tôi về ngoại chơi.
	+ Tối ngồi vào bàn học, mắt cứ díp lại. Tôi nghĩ sớm mai dậy học vẫn kịp.
	+ Sáng hôm sau dậy muộn, không kịp xem lại bài.
	- Hành động mắc lỗi:
	+ Đến giờ kiểm tra, cô ra đề, các bạn cặm cụi làm bài, chỉ có một mình tôi nhớn nhác nhổm lên, quay xuống cầu mong một sự “chi viện” của ai đó. Cô đã nhắc tôi đến lần thứ ba. Tôi không có gì trong đầu để viết. Tờ giấy trắng trước mặt tôi chỉ có mấy dòng chữ chép đề. 
	 + Chỉ còn nửa thời gian, nhìn mấy dòng chữ trong tờ kiểm tra, mắt tôi hoa lên, tôi nghĩ đến việc mở vở ra chép để cứu vãn tình thế.
	 + Tôi thò tay vào trong ngăn bàn, nhân lúc cô đi chỗ khác, tôi kéo vở ra rồi lật giở đến bài có nội dung kiểm tra. Nghĩ rằng để trong ngăn bàn dễ bị cô phát hiện nên tôi tìm cách đặt vở xuống ghế rồi ngồi đè lên.
	 + Tôi yên tâm chép bài...Bỗng một tiếng nói nghiêm khắc “ Em làm gì vậy?” tôi giật mình. Cô đã đứng cạnh tôi từ khi nào mà tôi không biết. Cô yêu cầu tôi đứng dậy và cầm quyển vở đưa cho cô. Cô nói bài kiểm tra của tôi sẽ bị điểm 0 vì tôi đã vi phạm quy chế kiểm tra. Cổ họng tôi nghẹn đắng. Rồi tôi buột miệng nói rằng “Thưa cô, em không mở vở!”. Cô nói quyển vở là vật chứng để chứng minh tôi vi phạm. Tôi cãi lại, quyển vở là do tôi lót ghế ngồi cho sạch. Tôi thấy nét mặt cô không vui.
	 + Cuối buổi học hôm đó, cô yêu cầu tôi ở lại nhắc nhở về hành vi sai trái của tôi. Tôi vẫn khăng khăng là mình không chép vở. 
	 + Cô yêu cầu tôi viết lại những điều tôi đã viết trong bài kiểm tra, nếu khớp với bài tôi đã làm, nghĩa là tôi đúng. 
	 + Không làm được, tôi rất xấu hổ, lúng túng nói lời xin cô thứ lỗi
	c) Kết bài: (Kể kết thúc câu chuyện).
	Suy nghĩ, hối hận về lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa.
	 Ví dụ: Thế đấy các bạn ạ, tôi đã chẳng khôn ngoan mà càng không thật thà nữa. Tôi đã biết lỗi của tôi: lười học, quay cóp bài, nói dối. Nghĩ mà ân hận mãi. Tiết kiểm tra đó đã dạy tôi không bao giờ được đi chơi khi chưa học thuộc bài.
* Biểu điểm:
	a) Hình thức:(2 Điểm).
	- Bố cục đầy đủ ba phần.
	- Đúng thể loại kể chuyện.
	- Kể kết hợp được với miêu tả.
	- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả.
	b) Nội dung:
- Mở bài (2 điểm, đảm bảo đủ hai ý - mỗi ý: 1 điểm):
	Giới thiệu nhân vật và sự việc:
	+ Trong đời, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là ở cái tuổi học trò.
	+ Tôi xin kể với các bạn một lỗi lầm mà đến tận bây giờ mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn còn thấy xấu hổ.
- Thân bài: (5 điểm)
	kể được diễn biến câu chuyện:
 (1 điểm) + Kể được tình huống xảy ra câu chuyện: (Giờ kiểm tra một môn cụ thể).
	(1 điểm)+ Kể được nguyên nhân mắc lỗi: (Do mải chơi, chủ quan, không học bài).
	(3 điểm) + Kể được hành động mắc lỗi: (Giờ kiểm tra không thuộc bài, giở vở ra chép; cô giáo phát hiện, nói dối...).
- Kết bài: (1 điểm)
	Kể được kết thúc câu chuyện: 
	Suy nghĩ, hối hận về lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa.
 III. Thu bài - Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
 - Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn tự sự; Nắm chắc các bước làm bài, cách chọn ngôi kể và lời kể...
	 - Đọc và chuẩn bị kĩ bài Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi. (Đọc kĩ văn bản, chú thích *; tóm các sự việc chính của truyện và trả lời câu hỏi trong SGK).
Ngày soạn:09/10/2007 Ngày giảng:13/11/2007
 Tiết 39, 40. Văn bản:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG - THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
	- Hiểu nội dung ý nghiã và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn trong bài học. Biết liên hệ các truyện với tình huống, hoàn cảnh thực tế thích hợp.
	- Giáo dục ý thức chịu khó học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, biết nhìn nhận một số vấn đề một cách toàn diện, thực tế.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	* Câu hỏi: 
	- Kể tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
	- Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng?
	* Đáp án - biểu điểm:
(5 điểm) - HS kể tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, đảm bảo những sự việc chính sau:
1. Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo.
2. Một lần, ông lão bắt được con cá vàng, cá xin tha và hứa sẽ đền ơn.
3. Mụ vợ biết được, bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn: Một cái máng mới, một ngôi nhà đẹp, thành nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng. 
4. Đến khi mụ vợ đòi thành Long Vương bắt cá vàng hầu hạ, mụ liền trở về với thân phận cũ bên cái máng lợn sứt mẻ.
(5 điểm) - Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng:
	+ Tượng trưng cho lòng tốt, lòng biết ơn đối với những người đã cứu giúp mình khi hoạn nạn, khó khăn; đồng thời cùng là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng tự do, công lí của nhân.
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại truyện kể dân gian được mọi người rất ưa thích không chỉ vì nội dung ý nghĩa giáo huấn sâu sắc, mà còn vì cách giáo huấn rất tự nhiên, độc đáo của nó. Những truyện ngụ ngôn trong SGK Ngữ văn 6, tập một là những truyện rất tiêu biểu cho những nội dung và cách giáo huấn của thể loại truyện ngụ ngôn. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể trong trong hai tiết học 39, 40 văn bản Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
- Đọc chú thích * (SGK, T.100).
* Em hiểu ngụ ngôn là gì? Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Ngụ ngôn: Ngụ ý để người nghe, người đọc tự suy nghĩ mà hiểu.
- Truyện ngụ ngôn: truyện + ngụ ngôn.
 + truyện: Kể có cốt truyện.
 + Kể có ngụ ý (nghĩa đen, nghĩa bóng).
Š Là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.
* Đối với văn bản này, ta nên đọc như thế nào cho phù hợp?
- Đọc to, rõ ràng nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả thái độ ngạo mạn của Ếch.
- Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).
* Hãy giải nghĩa từ: Chúa tể, nhâng nháo, dềnh lên.
- Giải nghĩa (theo SGK, T.100, 101).
- Nhận xét, bổ sung:
 - Chúa tể: Kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối kẻ khác.
 - Dềnh lên: (nước) dâng lên.
 - Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì.
* Theo em, văn bản Ếch ngồi đáy giếng có thể chia thành mấy phần? Cho biết giới hạn và nội dung chính của mỗi phần?
- Văn bản chia thành hai phần:
1) Từ đầu đến chúa tể Š Kể chuyện Ếch khi ở trong giếng.
2) Tiếp từ Một năm nọ đến hết Š Kể chuyện Ếch khi ra ngoài giếng.
- Để thấy được câu chuyện ngụ ngôn này có ý nghĩa răn dạy điều gì, chúng ta cùng phân tích văn bản theo bố cục hai phần trên.
* Tìm những chi tiết giới thiệu về Ếch?
 - Có một con Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
* Cách giới thiệu về Ếch trong đoạn văn trên có gì đáng chú ý?
- Cách giới thiệu ngắn gọn, xúc tích. Ngay câu mở đầu là một cụm từ có nghĩa khẳng định sự tồn tại của con Ếch:“Có một con Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ”; ngay sau đó, vẫn bằng cách giới thiệu ấy, tác giả dân gian cho ta thấy cuộc sống của Ếch trong cái giếng nọ dựa trên những đặc tính, thói quen của loài Ếch, đó là thích sống ở những nơi ẩm thấp, gần nước (chú Ếch trong truyện sống ở dưới giếng).
* Theo em, giếng là một không gian như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về cuộc sống của Ếch?
- Giếng là một không gian chật hẹp, không thay đổi.
Š Cuộc sống của Ếch trong cái giếng đó chỉ là một cuộc sống chật hẹp, đơn giản, trì trệ.
* Ở đáy giếng Ếch có suy nghĩ như thế nào? Tại sao Ếch lại  ... nh con người... ở nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau. Điều đó có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đạo đức cho mỗi người.
- Đọc * Ghi nhớ: (SGK, T.101).
* Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Câu 1: 
Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể
- Câu 1: 
Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
- Nhận xét đánh giá kết quả bài tập của học sinh.
* Em hiểu như thế nào về thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”?
- Hàm ý là thiếu sự hiểu biết...
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(14 phút) 
 1. Truyện ngụ ngôn:
 Loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.
 2. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
 (15 phút)
 1. Ếch khi ở trong giếng:
 Ếch hiểu biết nông cạn, nhưng lại huênh hoang, ngạo mạn, không biết mình, biết ta.
 2. Ếch khi ra khỏi giếng:
 Cái chết bi thảm của Ếch là kết quả của lối sống kiêu căng ngạo mạn, thiếu hiểu biết.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
 (3 phút)
 Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, khiêu ngạo.
* Ghi nhớ:
 (SGK, T.101).
IV. Luyện tập.
 (5 phút)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc lại bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.101).
	- Làm bài tập 10 SBT.
	- Đọc kĩ và chuẩn bị bài Thầy bói xem voi (trả lời câu hỏi trong SGK).
==============================
Ngày soạn:09/10/2007 Ngày giảng:14/11/2007
 Tiết 40. Văn bản.
THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:
	- Hiểu nội dung ý nghiã và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn trong bài học. Biết liên hệ các truyện với tình huống, hoàn cảnh thực tế thích hợp.
	- Giáo dục ý thức chịu khó học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, biết nhìn nhận một số vấn đề một cách toàn diện, thực tế.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:......./19
 + Lớp 6 B:......../19 
 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	* Câu hỏi: 
	? Kể diễn cảm truyện Ếch ngồi đáy giếng? Cho biết ý nghĩa bài học từ câu chuyện?
	* Đáp án - biểu điểm:
(5 điểm) - HS kể diễn cảm câu chuyện, đảm bảo các sự việc chính:
	+ Ếch khi còn ở trong giếng.
	+ Ếch khi ra ngoài giếng.
(5 điểm) - Ý nghĩa bài học của truyện: Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang và khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, khiêu ngạo.
 II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Nếu như truyện Ếch ngồi đáy giếng cho ta bài học về sự nông cạn trong hiểu biết và thói huênh hoang, coi thường mọi vật thì Thầy bói xem voi lại mang đến cho ta một bài học khác. Đó là bài học gì? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV
 GV
 HS
? TB
 HS
 GV
? TB
 HS
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 GV
? TB
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
 GV
 GV
? TB
 HS
? TB
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
 HS 
 HS
 GV
- Hướng dẫn đọc:
 Đọc to, rõ ràng chú ý thể hiện giọng của từng nhân vật (thầy bói) thầy nào cùng hết sức tự tin, hăm hở mạnh mẽ.
- Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).
* Hãy giải nghĩa từ: phàn nàn, hình thù, quản voi.
- Giải thích.
- Nhận xét, bổ sung, lưu ý các em một số chú thích trong SGK.
- phàn nàn: Nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý để monh có sự đồng cảm.
- hình thù: Hình dạng cụ thể và riêng biệt.
- quản voi: Người trông nom và điều khiển con voi (quản tượng)
* Truyện có thể chia thành mấy phần? Cho biết nội dung chính của từng phần?
- Văn bản chia thành ba phần:
1) Từ đầu đến “Sờ đuôi Š Kể chuyện các thầy bói xem voi.
2) Tiếp đến “Cái chổi xể” Š Kể chuyện các thầy bói phán về voi.
3) Còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi.
- Để thấy được câu chuyện ngụ ngôn này có ý nghĩa như thế nào, chúng ta cùng phân tích văn bản theo bố cục trên.
- Đọc lại phần đầu văn bản, từ đầu đến “Cái chổi xể”.
* Các thầy bói xem voi được giới thiệu qua những chi tiết nào?
 - Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin dừng lại để cùng xem voi.
* Các thầy bói có những đặc điểm chung gì? họ nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào?
- Đều mù, nhưng đều muốn biết voi có hình thù ra sao.
- Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh: ế hàng, ngồi chuyện gẫu, có voi đi qua.
* Như vậy, việc xem voi ở đây có sẵn dấu hiệu nào không bình thường?
- Việc xem voi có sẵn dấu hiệu không bình thường, đó là: 
+ Người mù lại muốn xem voi.
+ Vui chuyện tán gẫu, chứ không có ý định nghiêm túc.
* Em có nhận xét gì về quyết định của các thầy?
- Quyết định xem voi của các thầy bói là quyết định bất ngờ, đặc biệt.
* Các thầy xem voi bằng cách nào?
 - Thầy thì:
+ Sờ vòi
+ Sờ ngà
+ Sờ tai
+ Sờ chân
+ Sờ đuôi
* Có gì đáng chú ý trong cách xem voi của các thầy bói? 
- Cách xem voi của các thầy bói hết sức đặc biệt, khác lẽ thường (Sờ bằng tay, mỗi thầy sờ một bộ phận của voi).
* Qua phần đầu, em có nhận xét gì về cách mở màn câu chuyện như vậy?
- Cách mở màn câu chuyện bằng một cảnh hết sức đặc biệt, gây hứng thú. Người đọc như được chứng kiến cảnh 5 thầy bói mù sờ sẫm mỗi người một bộ phận của con voi, mặt vui mừng hí hửng như khám phá được một sự kiện đặc biệt quan trọng. 
- Vậy các thầy đã khám phá ra những gì từ việc xem voi đó? Mời các em cùng tìm hiểu phần tiếp theo của câu chuyện.
* Sau khi được xem voi, các thầy đã bàn tán về con voi như thế nào?
- Phát hiện chi tiết.
- Khái quát và dùng bảng phụ:
Năm thầy bàn tán với nhau:
 Thầy sờ vòi bảo:
 - Tưởng con voi nó như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
 Thầy sờ ngà bảo:
 - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
 Thầy sờ tai bảo:
 - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
 Thầy sờ chân cãi:
 - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
 Thầy sờ đuôi lại nói:
 - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. 
* Trong đoạn văn trên có gì đáng chú ý về mặt nghệ thuật? Cách nói về con voi của các thầy có gì đặc biệt? Vì sao?
- Sử dụng hình thức ví von và các từ láy đặc tả hình thù con voi nhằm nêu bật ấn tượng về con voi qua cách cảm nhận của các thầy bói mù. 
- Với thái độ rất tự tin, khẳng định ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến người khác, làm cuộc bàn luận hết sức gay gắt, quyết liệt, với thái độ chủ quan, sai lầm: (Tưởng...như thế nào, hoá ra; Không phải; Đâu có; Ai bảo; Các thầy nói không đúng cả)Š cách nói về con voi của các thầy bói hoàn toàn khác xa thực tế. 5 thầy đã vẽ ra 5 con voi không giống với thực tế: Họ cho rằng: voi như (con đỉa, cái đòn càn, cái quạt thóc, cái cột đình, cái chổi sể cùn). Vì mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của voi, mà trên thực tế, con voi không chỉ có mỗi bộ phận đó.
* Theo em, trong cách xem voi, phán voi, các thầy bói đã đúng ở chỗ nào và sai ở chỗ nào?
- Đúng: Sờ bộ phận nào, miêu tả chính xác bộ phận đó.
- Sai: 
+ Xem bằng tay - Cách xem không đúng.
+ Xem một bộ phận - tả toàn bộ chỉnh thể.
+ Cách xem voi rất phiến diện, bảo vệ ý kiến của mình, phủ định ý kiến người khác.
* Em có nhận xét gì qua những lời bàn tán về con voi của các thầy bói? 
- Trình bày.
- Khái quát và chốt nội dung:
 Các thầy bói không chỉ mù về thể chất mà còn mù cả về nhận thức và phương pháp nhận thức. Chính từ cách nhìn chủ quan phiến diện, bảo thủ nên họ đã có nhận xét về con voi hoàn toàn sai với thực tế, (lấy cái nhìn bộ phận để đánh giá tổng thể).
Š 5 thầy, thầy nào cũng khư khư bảo vệ ý kiến của mình. Vậy kết cục của việc xem voi đó như thế nào? 
* Kết quả của việc xem voi được kể lại ở đoạn cuối như thế nào?
- Năm thầy[...] xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
* Em có nhận xét gì về tình huống kết thúc truyện?
- Buồn cười, bất ngờ.
- Nghệ thuật phóng đại.
- Kết thúc vừa hài vừa bi.
* Mục đích các thầy đặt ra có thực hiện được không? Vì sao?
- Mục đích xem voi của các thầy bói là để nhằm mở rộng tầm hiểu biết, thoả chí tò mò. Nhưng mục đích đó không những không thực hiện được mà còn tiền mất, tật mang.
- Các thầy bói không tìm được tiếng nói chung, ai cũng khăng khăng nghĩ là mình đúng( quả thực là họ đúng khi nhận xét về một bộ phận mà họ sờ thấy). Từ chỗ bảo vệ ý kiến băng lời lẽ họ chuyển sang bảo vệ băng sức lực, kết quả là họ đã đánh nhau toác đầu chảy máu mà không đạt được chân lý, họ vẫn không đạt được mục đích cuối cùng đó là được khái niệm chính xác về một con voi.
* Qua phân tích, tìm hiểu, em thấy truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
- Cách nói ẩn dụ, giàu kịch tính, kết cấu khá mạch lạc, trí tưởng tượng phong phú.
* Truyện đem đến cho ta bài học gì?
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.103) 
- Đọc phân vai câu chuyện Thầy bói xem voi.
- Giáo viên nhận xét uốn nắn cách đọc.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (10 phút) 
II. Phân tích văn bản.
 (19 phút)
 1. Các thầy bói xem voi: 
 - Các thầy bói xem voi bằng tay, mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi.
 2. Các thầy bàn tán về voi:
 Với cách nhìn nhận chủ quan, phiến diện, bảo thủ, các thầy bói đã miêu tả về con voi hoàn toàn sai với thực tế (lấy bộ phận để thay tổng thể).
 3. Hậu quả của việc xem voi và phán về voi:
III. Tổng kết - ghi nhớ.
(3 phút)
 Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
 * Ghi nhớ: 
 (SGK, T.103)
IV. Luyện tập. (5 phút)
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc kĩ lại văn bản, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.103).
	- Tìm đọc thêm một số truyện ngụ ngôn khác.
	- Ôn kĩ bài Danh từ đã học nắm chắc đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật; đọc kĩ và chuẩn bị bài Danh từ (tiếp theo - trả lời câu hỏi trong SGK, T. 108, 109).
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 10.doc