Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7 (Tiết 25 đến 29) - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7 (Tiết 25 đến 29) - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

I - Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ. Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.

II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy chép một câu văn em đã viết trong bài văn số 1 dùng từ sai rỗi chữa lại ?

2. Bài mới:

A. Gíới thiệu bài

 Như chúng ta đã biết, trong Tiếng Việt, từ có thể có một nghĩa, nhưng lại có những từ có nhiều nghĩa. Những nghĩa này tồn tại một cách tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ. Chỉ khi đi vào hoạt động giao tiếp, những nghĩa này mới hiện thực hoá một cách cụ thể và rõ ràng. Nhưng khi được thực hiện trong hoạt động giao tiếp (đặt câu) thì chỉ có một trong số nhiều nghĩa của từ ấy được bộc lộ, những nghĩa khác không đồng thời có mặt. Chính vì điều này chúng ta sử dụng từ đã lầm lẫn những nghĩa này của một từ. Cụ thể đi vào chữa lỗi câu chúng ta sẽ nhận ra những lỗi dùng từ như vậy.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7 (Tiết 25 đến 29) - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 
tuần 7
 Bài 7: Tiết 25 + 26
Em bé thông minh
 I-Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện "Em bé thông minh" và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được truyện
II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 + Kể lại truyện Thạch Sanh? Vì sao gọi Thạch Sanh là nhân vật dũng sĩ? Giải thích ý nghĩa cao đẹp của tiếng đàn Thạch Sanh.
2. Bài mới:
A- Giới thiệu bài mới: Nhân vật thông minh là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Em bé thông minh là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có các yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối xâu chuỗi gồm nhiều mẩu chuyện - nhân vật chính trải qua một chuỗi những thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người. "Em bé thông minh" thuộc loại truyện "trạng" để cao trí không dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ hồn nhiên chất phác nhưng không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hằng ngày.
B - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần dạt
*HS lần lượt đọc 4 đoạn trong văn bản ( Mỗi đoạn kể về 1 lần thử thách đối với cậu bé thông minh)
Giọng đọc vui, hóm hỉnh, diễn cảm những đoạn đối thoại.
*Hướng dẫn tìm hiểu chú thích. Giải thích thêm các từ khó sau:
+ Dinh thự: Nhà cao, cửa rộng, nơi ở của cơ các quan lại, quý tộc.
+ Hoàng cung: Nhà ở của gia đình nhà vua
+ Đại thần: Quan lớn, giữ vai trò quan trọng, giúp vua cai trị đất nước.
+ Vô hiệu: Không có kết quả.
+ Kiến càng: Kiến có càng to lớn khác thường, kiến chúa.
1-Đọc-Tìm hiểu chú thích
Đoạn 1: Từ đầu....về tâu vua
Đoạn 2:Tiếp... ăn mừngvới nhau rồi
Đoạn 3 :Tiếp.... ban thưởng rất hậu
Đoạn 4: phần còn lại
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm (Bằng 1 hoạt động) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Truyện được chia thành mấy đoạn?
? ý chính của từng đoạn là gì ?
? Mỗi đoạn có những sự việc nào?
? Truyện có mấy NV? NV nào là NV chính? NV chính thuộc loại VN nào trong truyện CT. Dựa vào đau mà em nhận ngay ra điều đó?
Dân gian ta thường có câu:" Lửa thử vàng gian nan thử sức" Vàng được thử bằng lửa, vậy sự thông minh của NV chính trong truyện được thử dưới hình thức nào?
? Hình thức dùng câu đó để thử tài NV có phổ biến trong truyện CT không? Tác dụng của hình thức này?
G-Hình thức dùng câu đó để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ DG nói chung và truyện CT nói riêng. Ví dụ câu đó trong các truyện về những người tài hay các trạng. Hình thức dùng câu đố để thử tài NV trong truyện dân gian có mấy tác dụng sau: 
- Tạo ra thử thách để NV bộc lộ tài năng và phẩm chất.
- Tạo tình huống cho nhân vật phát triển.
- Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe. 
Chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu....về tâu vua
Đoạn 2:Tiếp... ăn mừngvới nhau rồi
Đoạn 3 :Tiếp.... ban thưởng rất hậu
Đoạn 4: Phần còn lại.
- Nhân vật: Em bé thông minh.
- Sự việc chính:
+ Có một ông vua anh minh cho người dò la tìm người tài giỏi giúp nước.
+ Viên quan dò hỏi khá lâu mà chưa được. Nhờ một câu hỏi oái oăm của mình mà viên quan đã phát hiện ra em bé thông minh.
+ Đức vua tạo ra những tình huống mới để thử thách tài năng của em bé. Em bé vượt qua một cách dễ dàng và chiếm được lòng tin và sự cảm phục của vua và mọi người.
+ Lần thử cuối cùng, em thắng mưu sâu của kẻ ngoại bang giữ gìn quốc thể , góp phần giữ yên bờ cõi đất nước.
+ Em bé được phong là Trạng Nguyên, trở thành vị cố vấn trẻ tuổi giúp vua lo việc nước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật em bé thông minh qua các lần thử thách bằng câu đố
? Nhân vật em bé thông minh được giới thiệu ntn?
Khác với cách giới thiệu NV ta thường gặp ntn?
(NV em bé thông minh không được giới thiệu tên, lai lịch cụ thể...như các NV khác trong truyện CT mà giới thiệu bằng hình thức ra câu đố, và nằm ngay trong tình huống phát sinh câu chuyện).
? Cách giới thiệu như vậy gợi cho người đọc tâm trạng ntn? (Tò mò, cảm thấy bị lôi cuốn muốn theo dõi tiếp câu chuyện).
Chính cách giới thiệu như vậy khiến người đọc nhận ngay ra phẩm chất ntn của NV? ( Sự thông minh, nhanh trí)
? Vậy sự thông minh, mưu trí của em bé được thử thách mấy lần? Cụ thể như thế nào?
? Nhận xét về mức độ khó của các lần thử thách? 
( Lần thử thách sau khó hơn thử thách trước vì:
+ Người ra câu đố: trước là viên quan, sau là vua, cuối cùng là sứ thần nước ngoài.
+ Người giải câu đố: lần đầu là người cha và cậu bé, lần tiếp theo là dân làng với cậu bé, lần tiếp theo là thử tài trước vua, lần cuối cùng là giữ gìn quốc thể trước mặt sứ thần).
? Trong mỗi lần giải đố, em bé đã dùng cách gì để giải đố? Chỉ ra sự thông minh và lí thú qua cách giải đố ấy?
(+ Lần 1: đố lại viên quan.
+ Lần 2: Để cho vua tự nói ra sự phi lí của điều vua đã thách đố.
+ Lần 3: đưa ra điều kiện khó thực hiện được tương tự như vua.
+ Lần 4: Dùng kinh nghiệm , mẹo của dân gian.)
Sự thông minh thể hiện qua mỗi lần thử thách ntn?
+ Những lời giải chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người của chú bé.
Để hướng cho HS trả lời được những ý này, GV có thể sử dụng những câu hỏi nhỏ, nhằm gợi ý cho HS tìm ra được sự thông minh nhưng cũng rất hồn nhiên của em bé.
2- Tìm hiểu truyện:
Nhân vật em bé thông minh:
Giới thiệu nhân vật:
Các lần thử thách:
+ Lần 1: Đáp lậi câu đố của viên quan.
+ Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng, nuôi 3 con trâu đực để đẻ thành trâu cái.
+ Lần 3: Đáp lại thử thách của vua: Từ một con chim sẻ thành ba mâm cỗ thức ăn.
+ Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài: Xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột một con ốc vặn dài.
=>Lần thử thách đó khó hơn lần thử thách trước.
- Sự thông minh:
+ Đẩy thế bí về phía người ra câu đố.
+ Làm cho những người ra câu đố tự thấy sự vô lí trong việc ra câu đố. Những lời giải đố không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống nên rất đơn giản, dễ làm nhưng không phải ai cũng nghĩ ra.
+ Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến, và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị rất hồn nhiên của lời giải.
+ Sự thông minh thể hiện qua sự ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo.
+ Sự thông minh còn thể hiện qua số lần thử thách. Tuy đã giải đố được một lần, hai lần nhưng vua cứ muốn thử thách và lần nào em cũng trả lời được, và không lần nào giải đó giống lần nào).
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa của truyện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Qua đó em hãy cho biết ýnghĩa của truyện?
(+Truyện đề cao sự thông minh, sự thông minh không phải qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử mà những kinh nghiệm đời sống. Em bé thông minh tiêu biểu cho trí khôn và sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế.
+ ý nghĩa hài hước mua vui: Qua những lời giải đố tạo nên những tình huống bất ngờ thú vị. Nội dung yêu cầu phần đố và đáp đã mang lại những tiếng cười vui vẻ).
+Truyện đề cao sự thông minh, sự thông minh qua những kinh nghiệm đời sống được vận dụng trong thực tế.
+ ý nghĩa hài hước mua vui.
Hoạt động 5 : Ghi nhớ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HS nhắc lại đặc điểm nhân vật, ý nghĩa truyện, hình thành ghi nhớ.
Đó chính là những nội dung cần ghi nhớ trong bài học. Một bạn đọc ghi nhớ trong SGK?
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (Qua hình thức giải những câu ở, vượt những thách đố oái oăm). Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng này.
Hoạt động 6: Luyện tập
Bài 1:
Hãy kể lại diễn cảm truyện này.
Bài 2:
 Kể lại một câu chuyện về em bé thông minh: Đó là câu chuyện của chính học sinh, hoặc do học sinh biết . Truyện phải có tình huống, trong đó nhân vật bộc lộ sự thông minh.
Truyện càng nhiều tình huống xâu chuỗi, thú vị, càng hay.
Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Sưu tầm những truyện có nội dung tương tự: thử thách sự thông minh bằng các câu đố.
 - Kể lại truyện. Nắm được ý nghĩa truyện.
Làm BT 2 và BT trong Sach NV.
Ngày nay theo em một em bé được coi là thông minh cần có tiêu chuẩn gì? Muốn trở thành em bé thông minh cần phải ntn? (Khiêm tốn học hỏi - Rèn luyện thường xuyên).
Chuẩn bị bài mới. 
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 
Bài 7: Tiết 27
Chữa lỗi dùng từ
I - Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ. Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy chép một câu văn em đã viết trong bài văn số 1 dùng từ sai rỗi chữa lại ?
2. Bài mới:
A. Gíới thiệu bài
 Như chúng ta đã biết, trong Tiếng Việt, từ có thể có một nghĩa, nhưng lại có những từ có nhiều nghĩa. Những nghĩa này tồn tại một cách tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ. Chỉ khi đi vào hoạt động giao tiếp, những nghĩa này mới hiện thực hoá một cách cụ thể và rõ ràng. Nhưng khi được thực hiện trong hoạt động giao tiếp (đặt câu) thì chỉ có một trong số nhiều nghĩa của từ ấy được bộc lộ, những nghĩa khác không đồng thời có mặt. Chính vì điều này chúng ta sử dụng từ đã lầm lẫn những nghĩa này của một từ. Cụ thể đi vào chữa lỗi câu chúng ta sẽ nhận ra những lỗi dùng từ như vậy.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phát hiện lỗi
GV cho HS đọc lần lượt từng câu có dùng từ sai và yêu cầu chỉ ra từ sai ấy bằng cách gạch chân? Tại sao lại mắc lỗi như vậy?
(+ Yếu điểm: yếu điểm quan trọng
 + Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn
 + Chứng thực: xác nhận là đúng sự thực)
Hoạt động 2: Chữa lỗi
Có thể sửa bằng cách nào? Thay những từ nào cho phù hợp?
( + Yếu điểm - thay bằng nhược điểm
 + Đề bạt - thay bằng bầu
 + Chứng thực - thay bằng chứng kiến)
Hoạt động 3: Nêu nguyên nhân và cách khắc phục
? Những từ trên được dùng sai như thế nào?
? Nguyên nhân của sự việc dùng sai ấy?
? Từ đó, em hãy nêu hướng khắc phục để không mắc sai như vậy?
1. Dùng từ không đúng nghĩa:
a- Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b- Trong cuộc họp lớp, Lan được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
c- Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
2. Nguyên nhân và cách khắc phục:
*Nguyên nhân
+ Không biết rõ nghĩa của từ
+ Hiểu sai nghĩa
+ Hiểu nghĩa không đầy đủ
* Cách khắc phục
+ Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì không nên dùng.
+ Khi chưa hiểu nghĩa, cần tra từ điển.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Cách kết hợp đúng 	Cách kết hợp sai
 Bản tuyên ngôn	Bảng tuyên ngôn	
 Tương lai xán lạn 	Tương lai sáng lạng
 Bôn ba hải ngoại 	Bôn ba hải ngoại
 Bức tranh thuỷ mặc 	Bức tranh thuỷ mạc
 Nói năng tuỳ tiện 	Nói năng tự tiện 
Bài 2:
a- Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.
b- Khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.
c- Băn khoăn: Không yên lòng vì những điều phải suy nghĩ, lo liệu.
Bài 3: 1- Hắn thét lên một tiếng rồi tung một cú đấm vào bụng ông Hoạt.
 2- Làm sai thì cần thành khẩn nhận lỗi, không nên nguy hiểm.
 3- Chúng ta có nhiệm vụ vụ giữ gìn những tinh tuý của văn hoá dân tộc.
Bài 4: Chính tả: " Em bé thông minh" : từ " Một hôm, viên quan đi qua...một ngày được mấy đường".
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bài tập.
Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 
Bài 7: Tiết 28
Kiểm Tiếng việt
I - Mục tiêu cần đạt: 
- Học sinh nhớ được khái niệm về truyện truyền thuyết, truyệ cổ tích và các truyện thuộc hai thể loại trên.
- Nhớ được truyện, kể lại được truyện và nêu được ý nghĩa của nó.
- Nêu được ý nghĩa của một số chi tiết (tưởng tượng kỳ ảo) quan trọng.
- Cảm nhậ về cái hay, cái đẹp của truyện.
II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:
Kiểm tra: 
 Sự chuẩn bị của học sinh
 2. Bài mới:
 Giáo viên phát đề cho học sinh làm bài.	
3. Yêu cầu:
- HS đọc kỹ đề bài.
- Cần trình bày sạch sẽ, cẩn thận.
- Nghiêm túc làm bài.	
 4. Hết giờ – giáo viên thu bài về chấm.
 - Nhận xét giờ làm bài.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Xem lại phương pháp làm bài văn tự sự.
 - Chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện.
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 
Tuần 8
 Bài 7: Tiết 29
Luyện nói kể chuyện
I. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh luyện nói làm quen với phát biểu miệng.
 - Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 + Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 + Chia tổ cho học sinh thảo luận. Gọi HS phát biểu trước lớp, nhận xét và cho điểm.
 + Giáo viên uốn nắn, gợi ý sửa chữa để học sinh nói sao cho đạt.
1- Chuẩn bị: HS chuẩn bị ở nhà: 
Lập dàn bài theo một trong những đề bài sau:
 a- Tự giới thiệu về bản thân.
 b- Giới thiệu người bạn mà em quý mến.
 c- Kể về gia đình mình.
 d- Kể về một ngày hoạt động của mình.
2- Dàn bài tham khảo:
A- Tự giới thiệu về bản thân:
Mở bài: Lời chào và lí do tự giới thiệu
Thân bài: + Tên, tuổi.
 + Gia đình gồm những ai.
 + Công việc hàng ngày.
 + Sở thích nguyện vọng.
Kết bài: Cảm ơn mọi người lắng nghe.
B- Kể về gia đình mình:
- Mở bài: Lời chào và lí do kể.
- Thân bài: + Giới thiệu chung về gia đình.
 + Kể về bố. 
 + Kể về mẹ.
 + Kể về anh , chị, em.
- Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình.
3- Luyện nói trên lớp:
 + Chia nhóm luyện nói theo dàn bài.
 + Chọn một số học sinh nói trước
Khi nói học sinh chú ý:
 - Nói to, rõ ràng để mọi người cùng nghe.
 - Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.
- Tham khảo hai bài luyện nói trong SGK.
Hoạt động : Hướng dẫn học bài ở nhà:
Hoàn thành nốt các bài tập.
Về nhà tự luyện nói theo các đề bài.
Chuẩn bị bài “Cây bút thần”.
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 
Bài 11: Tiết 46
Kiểm Tiếng việt
I - Mục tiêu cần đạt: 
- Qua giờ kiểm tra giúp HS hệ thống hóa toàn bộ kiến thức tiếng việt từ đầu năm: Nghĩa của từ; Cách giải thích nghĩa của từ; Danh từ(cách viết hoa danh từ riêng, khái niệm cụm danh từ, cấu tạo cụm danh từ, sử dụng thành thạo cụm danh từ trong khi nói, viết, đặt câu, viết đoạn văn về cụm danh từ).
- Rèn luyện ý thức học tập, ý thức làm bài nghiêm túc của học sinh.
II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:
Kiểm tra: 
 Sự chuẩn bị của học sinh
 2. Bài mới:
 Giáo viên phát đề cho học sinh làm bài.	
3. Yêu cầu:
- HS đọc kỹ đề bài.
- Cần trình bày sạch sẽ, cẩn thận.
- Nghiêm túc làm bài.	
 4. Hết giờ – giáo viên thu bài về chấm.
 - Nhận xét giờ làm bài.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Ôn loại toàn bộ phần tiếng việt học từ đầu năm.
 - Chuẩn bị bài: Trả bài viết số 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 7.doc