Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Thu

NGHĨA CỦA TỪ

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được:

- Thế nào là nghĩa của từ

- Một số cách giải nghĩa của từ.

II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là từ mượn? Các loại từ mượn? Cách viết từ mượn?

- Làm bài tập 4, 5 SGK- 26.

2. Bài mới:

A. Giới thiệu bài:

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Xác định nghiã của từ và cách giải của từ

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
 Bài 3: Tiết 9
Sơn tinh thủy tinh
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng lụt lội hàng năm xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt bảo vệ mùa màng và cuộc sống của mình.
- Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm: Nghĩa của từ, với Tập làm văn ở các khái niệm các yếu tố sự việc và nhân vật, vai trò của các yếu tố đó trong văn kể chuyện.
Rèn kĩ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian.
II. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kể lại truyện "Thánh Gióng"? Nhận xét kết truyện?
 	 - Giới thiệu bằng 3-4 câu về bức tranh minh hoạ truyền thuyết này với các bạn?
2. Bài mới:
A. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống của người dân nước Văn Lang ngày trước, con người không chỉ đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ địa bàn sinh sống mà còn phải chống chọi với sức mạnh hung dữ của thiên nhiên để tồn tại và giữ gìn thành quả lao động của mình. Cuộc chiến đấu với thiên tai đó luôn diễn ra gay go, khốc liệt và đầy thách thức, song cũng từ đó mà nhân dân ta thể hiện sức mạnh, khả năng của mình trưng công cuộc chinh phục thiên nhiên. Những trang sử hào hùng đó không chỉ được ghi chép trong sử sách mà còn được nhân dân đưa vào các sáng tác dân gian. Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là một trong số đó. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ hiểu hơn về lịch sử một thời kỳ dựng nước, hơn thế, còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn và trí tưởng tượng bay bổng hồn nhiên của người xưa.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
+ Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học:
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản:
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên đọc trước một đoạn truyện - Gọi HS đọc truyện theo 3 đoạn:
Đ1: Từ đầu.....mỗi thứ một đôi
Đ2: Tiếp.....Thần nước đành rút quân 
Đ3: Phần còn lại
? Nêu nội dung từng đoạn? Với đoạn 1 giới thiệu về việc vua Hùng kén rể em phải đọc ntn? Đoạn kể về tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh đọc ra sao?
? Nhận Xét bạn đọc các bạn có phù hợp với nội dung từng đoạn chưa?
GV có thể tổ chức HS đọc sáng tạo theo cách đóng vai.
+GV cho HS tìm hiểu văn bản trước khi đọc truyện. Chú ý các chú thích: 1,2,4,6,7,8
+Giải thích thêm một số từ khó sau:- Cồn: Dải đất(cát) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển. -Ván: Mâm - Nệp: Cặp
1- Đọc - chú thích
Đ1: Vua Hùng thứ 18 kén rể
Đ2: Sơn Tinh Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần
Đ3: Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
? Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh gắn với thời đại các vua Hùng có ý nghĩa gì?
GV:Sự việc xảy ra gắn với một triều đại cụ thể là Hùng Vương thứ 18 khiến câu chuyện trở nên cụ thể và có tính chân thực. Thời gian trong truyền thuyết được gọi là thời gian thiêng, tức là một thời gian tạo cảm giác thật cho câu chuyện chứ không phải là một thời gian chính xác.
? Trong truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh lại là nhân vật chính? (Nhiều sự việc xảy ra với nhân vật hoặc do nhân vật gây ra)
? Vì sao tên của hai vị thần trở thành tên của truyện?
 (TH kiến thức TLV-Văn bản- chủ đề của văn bản)
 Tóm tắt những sự việc chính của truyện?
-Thời đại Vua Hùng
-Cụ thể và lịch sử hoá câu chuyện.
- Sơn Tinh-Thủy Tinh
- Sơn Tinh Thủy Tinh là nhân vật chính, tức là nhân vật gây ra nhiều sự việc và hành động hoặc có nhiều sự việc xảy ra với NV. Do đó, lấy tên của hai NV chính để đặt tên cho câu chuyện(Chủ đề của câu chuyện)
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật
? Tài năng của nhân vật Sơn Tinh Và Thủy Tinh được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo ntn?
? Em có nhận xét gì về tài năng ấy?
? Sự ngang sức ngang tài của hai vị thần có ý nghĩa ntn?
 (TH kiến thức TLV-phương thức tự sự)
*GV giới thiệu thêm về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh qua bài thơ"Sơn Tinh và Thủy Tinh" của Nguyễn Nhược Pháp:(SGK)
 Cách giới thiệu như vậy còn làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn với người đọc người nghe.
 Ngoài Sơn Tinh và Thủy Tinh, các nhân vật khác được giới thiệu ntn?
? Những nhân vật này có vai trò như thế nào trong truyện?
 Tìm hiểu sự việc:
? Sự việc nào được kể đầu tiên:
Đứng trước tình huống khó xử là hai chàng trai đều tài giỏi, vua Hùng đã đưa ra điều kiện kén rể như thế nào?
? Qua sính lễ ấy, em nhận xét gì về thái độ của vua Hùng đối với Sơn Tinh?
? Sự thiên vị ấy của vua Hùng đã thể hiện thái độ như thế nào của người Việt cổ với núi rừng và lũ lụt?
HS đọc đoạn tiếp theo?
? Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh được kể bằng chuỗi những sự việc có trình tự như thế nào?
(Nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
? Trong những chi tiết ấy, chi tiết nào là tưởng tượng kì ảo?
? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
(GV hỏi gợi ý)
? Cảnh Thủy Tinh gương oai, diễu võ, hô mưa gọi gió, sóng dâng lên cuồn cuộn, bão tố ngập trời thật là dữ dội gợi cho em hình dung cảnh gì mà ND ta thường gặp hàng năm?
? Chi tiết tưởng tượng về cảnh Sơn Tinh đối phó:"bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành luỹ đất ngăn chặn dòng nước lũ"
 " Nước cao bao nhiêu - núi cao bấy nhiêu'' hàm ý gì?
 * HS thảo luận giải thích.
? Qua những chi tiết miêu tả tài năng và cuộc giao tranh của hai vị thần em hãy cho biết nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh có ý nghĩa tượng trưng như thế nào?
- Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thủy Tinh: Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.
+ Cả hai vị thần đều tài cao phép lạ, ngang tài ngang sức
ị Sự ngang tài ngang sức- nguyên nhân của việc đọ sức quyết liệt của hai vị thần.
ị Đề cao chiến thắng của Sơn Tinh
GV đọc cho các em nghe đoạn thơ của Huy Cận
* Kể về tài năng của hai nhân vật:
Thủy Tinh vụt nhảy lên phía trước
Tay vung gươm như chém mặt trời
Mở miệng rộng hô mây gọi sóng
Lụt cung đình, lụt cả vua tôi.
...Sơn Tinh dương nỏ thần xốc tới
Tên vút bay mây xám bỗng tan
Mưa xối xả mưa liền tạnh ráo
Biển đang dâng, sóng cũng tan dần
Nước mới rút, phù sa trải lụa
Tay Sơn Tinh gieo hạt đầu tiên
Cây mọc lên xum xuê lá nụ
Trái du cành chim tới hót chuyền.
 Diễn Biến:
+ Vua Hùng kén rể:
 - Hình thức: Bằng cách dâng lễ vật sớm. Lễ vật vừa trang nghiêm, giản dị, truyền thống lại vừa quý hiếm, kì lạ.
 - Sự thiên vị của vua Hùng đối với Sơn Tinh
ị Những điều kiện mà vua hùng đưa ra thể hiện rõ sự thiên vị đối với Sơn Tinh vì chúng đều là những sản vật quý hiếm trên mặt đất chứ không dễ tìm ra ở dưới biển khơi.
* Sự thiên vị của Hùng Vương đối với Sơn Tinh phản ánh thái độ và tình cảm cảu người Việt cổ thời kỳ Văn Lang với các hiện tượng và các thế lực thiên nhiên: núi rừng và lũ lụt. Núi rừng chẳng những đã cung cấp đồ ăn, vận dụng hàng ngày cho con người mà còn giúp họ thoát hiểm khi lũ lụt lên cao. Khi chưa đủ điều kiện và phương tiện trị thủy, thì những dòng nước hung dữ trong mùa lũ lụt quả thực là một tai hoạ khủng khiếp. Cha ông ta coi đó là tai hoạ hàng đầu, đáng sợ nhất trong bốn tai hoạ lớn:"Thủy,hoả, đạo,tặc".
+ Cuộc giao chiến của hai vị thần:
 Thủy Tinh: hô mưa gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lến cuồn cuộn.
 Thủy Tinh: oán nặng thù sâu dâng nước trả thù- Sơn Tinh đánh cho thất bại
 Sơn Tinh: bốc từng qủa đồi, dời từng dãy núi dựng thành luỹ đất ngăn chặn dòng nước lũ.
 Nước cao bao nhiêu- núi cao bấy nhiêu.
 GV định hướng:
- Sơn Tinh không hề run sợ chống kiên cường, quyết liệt không kém, càng đánh càng mạnh. Cuối cùng, không làm gì nổi Thủy Tinh đành phải rút quân về. Câu" Nước cao bao nhiêu - núi cao bấy nhiêu" với kết cấu: "bao nhiêu - bấy nhiêu" thể hiện cuộc chiến đấu giằng co, bất công thắng bại giữa hai vị thần, mặt khác nhất định chiến thắng bão lũ của nhân dân.
- Tạo nên sự hấp dẫn khi chứng kiến sự giao tranh quyết liệt của Sơn Tinh Thủy Tinh, đồng thời cụ thể hoá sức mạnh của lũ lụt và ước mơ chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta.
- Bức tranh hoành tráng vừa hiện thực vừa giàu chất thơ, khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã.
ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
ị Thủy Tinh là hiện tượng mưa to bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hoá. Tư duy thần thoại đã hình tượng hoá sức nước và hiện tượng bão lụt thành kẻ thù hung dữ truyền kiếp của ST.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt Cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hoá. Trong qưuan niệm tín ngưỡng của người Việt Cổ, Sơn Tinh là vị phúc thần có vị trí danh dự nhất trên thần diện VN.
- Tầm vóc, tài năng khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt Cổ trong cuộc chiến đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích của các vua Hùng và kì tích này tiếp tục phát huy mạnh mẽ về sau.
Hoạt động 4: Tìm hiếu ý nghĩa truyện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HS đọc phần kết truyện?
Một kết thúc như vậy đã phản ánh sự thật gì?
? Qua đó thể hiện sức mạnh của ND ta ntn trong việc chế ngự thiên tai?
? Cho HS thảo luận ý nghĩa của truyện?
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm:
 Núi cao sống hãy còn dài
 Năm năm báo oán đời đời đánh ghen
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ.
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng (Phần này có thể thảo luận bằng câu hỏi ở phần 1- Truyện gắn với thời đại Vua Hùng có ý nghĩa gì?)
Hoạt động 5: Ghi nhớ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hướng dẫn học sinh thực hiện phần ghi nhớ
* Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Hoạt động 6: Luyện tập Hãy kể lại diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
GV giới thiệu thêm: Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp trong bài " Sơn Tinh Thuỷ Tinh" đã hình dung cảnh giao tranh bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình:
 Thủy Tinh: 	 	Sơn Tinh:
" Tay hất chòm râu xanh 	" Vung tay niệm chú: Núi từng dải,
Bắt quyết, hô mây to, nước cả Nhà lớn, đồi con lổm ngổm bò...
Giậm chân, rung khắp làng gần quanh" Chạy mưa!"
Cảnh hỗ đấu giữa hai vị thần và quan lính thật ghê gớm, khủng khiếp:
" Sóng cả gầm ro, lăn như chớp
Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hun hăng
Cá voi ngoác mồm to muốn đớp,
Cá mập quầy đuôi cuồng nhe răng.
Càng cua lởm chởm giơ như mác.
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao...
Sơn Tin ... ? Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ được giải nghĩa bằng cách nào?
Từ nào giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm?
? Từ nào giải nghĩa bằng cáh đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
? Vậy có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Là những cách nào?
 Học sinh đọc ghi nhớ 2:
GV nhấn mạnh: Để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ, có thể đưa ra cùng lúc các từ đồng nghĩa và trái
 nghĩa.
Ghi nhớ1:
 Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ....)mà biểu thị.
VD:
- Thuyền: chỉ vật, phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Đánh: Hoạt động của chủ thể tác động đến một đối tượng nào đó.
- Thơm: Tính chất của sự vật, đặc trưng về mùi vị.
- Với: Chỉ quan hệ giữa hai hay nhiều đối tượng.
Ghi nhớ 2:
 Có hai cách giải nghĩa từ: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị, đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Luyện tập
Bài tập 1: Đọc các chú thích trong bài "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" và cho biết mỗi chú thích được giải nghĩa theo những cách nào?
- Sơn Tinh: Cách giải thích dịch từ Thuần việt sang Hán Việt.
- Cầu hôn: Giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Tản viên: Giải thích bằng việc miêu tả đặc điểm của sự vật.
- Lạc hầu: Giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Phán: Giải thích bằng từ đồng nghĩa.
- Sính lễ: Giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Tâu: Giải thích bằng từ đồng nghĩa.
- Hồng mao: Giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Nao núng: Giải thích bằng từ đồng nghĩa.
Bài tập 2:
+ Học tập: học và luyện tập để có hiểu biết và có kĩ nămg.
+ Học lỏm: Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
+ Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để học tập.
+ Học hành: Học văn hoá có thầy, có chương trình có hướng dẫn
Bài tập 3: Điền từ theo trật tự:
a- Trung bình b- Trung gian	c-Trung niên
Bài tập 4:
	Mỗi từ đều có cách giải nghĩa khác nhau, nhưng tiện lợi hơn cả là giải nghĩa từ "giếng", ''rung rinh'' bằng cách trình bày khái niệm, còn từ''hèn nhát" bằng cách đưa ra từ trái nghĩa.
- Giếng : Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước.
- Rung rinh : Chuyển động qua lại nhẹ nhàng liên tiếp.
- Hèn nhát: Thiếu can đảm đến mức khinh bỉ
Bài tập 5:
 " Mất" theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ là" không biết ở đâu"
 "Mất" hiểu theo cách thông thường là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
- Tìm hiểu trước văn bản : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
 Bài 3: Tiết 12
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
I- Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh năm được: Hai yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật. Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong tự sự. Sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn gắn bó với thời gian, địa điểm nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được nói tới.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu tự sự là gì? Mục đích của tự sự ?
Làm bài tập 4, 5.
2. Bài mới:
A- Giới thiệu bài: ở bài trước chúng ta đã biết phương thức tự sự là một chuỗi những sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc. Những sự việc đều do nhân vật gây ra hoặc xảy ra với nhân vật. Bài này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về hai yếu tố quan trọng nhất của bài tự sự là sự việc và nhân vật, tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc, mối quan hệ giữa sự việc gắn với yếu tố nhân vật, thời gian địa điểm.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm thứ nhất của sự việc trong văn tự sự
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV tổ chức hoạt động này bằng các lênh sau:
GV treo bảng phụ có ghi các sự việc trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh
? Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, và sự việc kết thúc? (Sự việc cao trào là sự việc có xung đột gay gắt)
? Ta có thể bỏ bớt một sự việc nào không? Tại sao? ( Thiếu tính liên tục)
? Có thể đảo sự việc sau lên sự việc trước không? (Giáo viên có thể ghi trường hợp hai sự việc đảo nhau lên bảng hoặc chỉ trên bảng phụ)
? Tại sao không thể đảo như vậy? (Phải có sự việc trước giải nghĩa, nêu lí do cho sự việc sau, để tạo thành một chuỗi các sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh)
? Qua đó em hãy nêu nhận xét đầu tiên về mối quan hệ giữa các sự việc? (Các sự việc phải có mối quan hệ liên tục, nhân quả)
Sự việc phải có tính liên tục
- Các sự việc phải có mối quan hệ liên tục, nhân quả
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thứ hai của sự việc trong văn tự sự
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Trong những sự việc trên, sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh? (Dành cho Sơn Tinh tài năng tạo nên núi đồi thành luỹ, món sính lễ chủ yếu là sản vật của núi rừng, Sơn Tinh chiến thắng và làm rể của Vua Hùng)
Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể bỏ chi tiết hằng năm Thuỷ Tinh oán nặng thù sâu dâng nước bào thù Sơn Tinh không? Tại Sao?
? Qua đây em rút ra nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa các sự việc trong văn tự sự ngoài sự liên tục theo quan hệ nhân quả?
( Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.)
Sự việc phải có ý nghĩa
- Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm thứ ba của sự việc trong văn tự sự
Học sinh chú ý phần b trong SGK?
? Chỉ ra 6 yếu tố của sự việc trong văn tự sự? Nếu ta bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này có được không? (Người đọc không thấy được không khí thiêng của câu truyện và đặc biệt không thấy được công lao dựng nước của ông cha ta vào một thời đại lịch sử cụ thể là thời đại Vua Hùng trên địa bàn cư trú của người cổ là vùng Bắc Bộ bây giờ)
? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Cần thiết như thế nào? Nếu bỏ sự việc Vua Hùng ra điều kiện kén rể có được không, tai sao? Việc Thuỷ Tinh nổi giận có lí ở chỗ nào? Tất cả những sự việc này góp phần làm cho câu chuyện như thế nào?
? Vậy em hãy nhắc lại 6 yếu tố của sự việc giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
? Sau yếu tố này tạo nên đặc điểm gì của sự việc trong bài văn tự sự? (Cụ thể)
Sự việc phải có tính cụ thể
+ Sự việc do ai làm
+ Sự việc xảy ra ở đâu
+ Sự việc xảy ra vào lúc nào
+ Sự việc diễn biến như thế nào
+ Sự việc xảy ra do đâu
+ Việc kết thúc như thế nào.
Hoạt động 4: Ghi nhớ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? HS nhắc lại những đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự việc trong văn tự sự?
Đó chính là ghi nhớ về sự việc trong văn tự sự
Giáo viên cho học sinh ghi "ghi nhớ" vào vở
1- Sự việc trong văn tự sự:
- Sự việc trong văn tự sự phải được trình bày một cách cụ thể:
+ Sự việc do ai làm?
+ Sự việc xảy ra ở đâu?
+ Sự việc xảy ra vào lúc nào?
+ Sự việc diễn biến như thế nào?
+ Sự việc xảy ra do đâu?
+ Việc kết thúc như thế nào?
- Sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp theo một trình tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu về nhân vật trong văn tự sự
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Hãy kể tên những NV trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh?
? Ai là nhân vật được nói tới nhiều làm ra sự việc nhiều nhất, có vai trò quan trọng nhất?
? Ai là NV phụ? Bỏ nhân vật phụ đi có được không? Tại sao?
Thế nào là nhân vật, nhân vật chính, nhân vật phụ?
(NV là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong VB. Nhân vật chính là người được kể nhiều việc nhất, là người được nói tới nhiều nhất Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động...)
? Nhân vật tự sự được kể ntn? (HS đọc phần 2.b SGK)
? Giấo viên cho HS lập bảng theo các mục mà HS vừa nêu rồi gọi một HS lên điền..
2. Nhân vật tự sự
Nhân vật trong văn tự sự là kể thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.
Nhân vật chính là người được kể nhiều việc nhất, là người được nói tới nhiều nhất. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: Tên gọi, tính nết, hình dáng việc làm.
Có thể sử dụng bảng phụ để thực hiện hoạt động này:
Nhân vật
Tên gọi
Lai lịch
Chân dung
Tài năng
Việc làm
Vua Hùng
Vua Hùng
Thứ 18
Không
Kén rể
Đòi sính lễ
Sơn Tinh
Sơn
Tinh
ở vùng núi Tản Viên
Không
Có tài lạ,vẫy tay về phía đông....
Đem sính lễ đến trước, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để chặn dòng nước...
Thủy Tinh
Thủy Tinh
ở Miền biển
Không
Không
Đem sính lễ đến sau, dàng nước đánh ST, hàng năm oán nặng thù sau vẫn mang quân đến trả thù.
Mị Nương
Mị Nương
Con gái Vua Hùng
Mặt tươi như hoa, tính nết hiền dịu
Không
Không
Lạc hầu
Lạc Hầu
Thời vua Hùng thứ 18
Không
Không
Bàn bạc
? Qua bảng em hãy nhận xét nhân vật nào được kể với nhiều phương diện nhất?
? Nhân vật phụ được nói tới như thế nào?
Hoạt động 6: Luyện tập
Bài tập 1: 
+ Chỉ ra những việc mà Sơn Tinh, Thủy Tinh, Vua Hùng đã làm (đã làm trong hoạt động 4)
+ Nhận xét vai trò ý nghĩa của các nhân vật: Sơn Tinh và Thủy Tinh có vai trò là nhân vật chính, Vua hùng có vai trò là nhân vật phụ.
+ ý nghĩa các nhân vật: Chủ đề của câu chuyện.
	- Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm, sự tàn phá nặng nề hàng năm của thiên tai.
	- Sơn Tinh tượng trưng cho mơ ước chiến thắng thiên tai của người xưa Chiến công của người Việt cổ trong công cuộc chinh phục thiên tai.
+ Tại sao truyện lại đặt tên là" Sơn Tinh Thủy Tinh" ? Đặt tên khác có được không?
Đặt tên theo nhân vật chính. Đây cũng là cách đặt tên thường xuyên của truyện cổ dân gian Việt Nam.
+ Nhận xét về những cách đặt tên sau:
Vua Hùng kén rể: Chưa nói được thực chất và nội dung chính câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh: Dài dòng, không thể hiện đâu là NV chính, NV phụ.
Bài ca chiến công của Sơn Tinh Thủy Tinh: Tuy thể hiện được tinh thần của truyện nhưng dài dòng.
Bài tập 2: Yêu cầu HS kể một câu chuyện về một lần không vâng lời của mình hoặc bạn mình. Có thể không vâng lời sẽ gây ra hậu quả không hay nhưng các em lại rút ra kinh nghiệm và lớn khôn thêm.
GV hướng dẫn HS chọn việc, chọn nhân vật. Mục đích bài tập này là cho HS hiểu sự tương quan chặt chẽ giữa sự việc và ý nghĩa trong quá trình tậo lập văn bản.
Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà:
Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
Làm BT 3,4 SBT Ngữ văn.
Tìm hiểu trước văn bản: “Sự tích Hồ Gươm”

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3.doc