A. Mục tiêu bài học.
Giúp học viên:
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu khác
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
2. Phương pháp: thảo luận nhóm, diễn giảng, vấn đáp
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Tuần 1 Tiết 1 & 2 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác A. Mục tiêu bài học: Giúp HV: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương tiện: - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu khác - Học sinh: SGK, vở bài soạn. 2. Phương pháp: thảo luận nhóm, diễn giảng, vấn đáp, gợi tìm C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HV Nội dung bài học Gv: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn Gv: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích? Gv: Giải thích nhan đề: Kí sự đến kinh đô Gv: Thế nào là kí sự? Gv: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? Gv: tóm tắt những nét chính của tác phẩm. Gv: Phân vai học sinh đọc văn bản o Vai tôi – tác giả, đầy tớ quan Chánh đường (Quận Huy), o Quan Chánh đường (ông), o Quan truyền chỉ, o Ông Chức giáo quan, o Thế tử Gv: Quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào, tìm chi tiết minh họa? Gv: Tác giả nhận xét về quang cảnh nơi phủ chúa ntn? Gv: nêu vấn đề: Lần đầu đặt chân vào phủ Chúa ,tác giả đã nhận xét : “cuộc sống ở đây thực khác người thường”. Em hãy chỉ ra chỗ khác thường đó và nêu nhận xét của mình về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. - Gv tổ chức hv phát hiện ra những chi tiết miêu tả cung cách sinh hoạt và nhận xét về những chi tiết đó Gv: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng : “kí chỉ thực sự xuất hiện khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng được phản ánh bằng cảm quan của chính mình”.Xét ở phương diện này TKKS đã thực sự được coi là một tác phẩm kí sự chưa ? Hãy phân tích thái độ của tác giả ? Gv: Trình bày những diễn biến tâm trạng của ông khi kê đơn? Định hướng: Sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc; Chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt nhưng lại thấy trái y đức, trái lương tâm, phụ lòng của ông cha; Cuối cùng lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng; thẳng thắn đưa ra những kiến giải hợp lí có cách chữa đúng bệnh Gv: Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy Lê Hữu Trác là một thầy thuốc như thế nào? Gv: Quyết định cuối cùng cho thấy ông không chỉ là một thầy thuốc có tài mà còn có phẩm chất gì? Gv: Ngoài ra, diễn biến tâm trạng còn góp phần làm sáng tỏ những nét phẩm chất cao quý nào khác? GV: Suy nghĩ của em giữa ý muốn “về núi” của tác giả và cảnh sống nơi phủ chúa? GV: Bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó? Gv: Anh (chị) hãy nhận xét, đánh giá về đoạn trích? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - 1724 – 1791, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê Hưng Yên - Là một danh y: chữa bệnh, soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc 2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự: - Nằm cuối Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển) - Thể kí, bằng chữ Hán, hoàn thành 1783 - Nội dung: + Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa + Đặc điểm nghệ thuật: quan sát, ghi chép những sự việc có thật và thái độ coi của tác giả II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa: a. Quang cảnh nơi phủ chúa: + Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm. + Lối đi quanh co, qua nhiều dãy hành lang + Canh giữ nghiêm nhặt (lính gác, thẻ trình ) + Cảnh trí khác lạ (cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm ) + Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc) + Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rồng, nệm gấm, màn là - Nhận xét, đánh giá về quang cảnh: -> Là chốn thâm nghiêm, kín cổng, cao tường -> Chốn xa hoa, tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng -> Cuộc sống hưởng lạc (cung tần mĩ nữ, của ngon vật lạ) -> Không khí ngột ngạt, tù đọng (chỉ có hơi người, phấn sáp, hương hoa) b. Cung cách sinh hoạt: + vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường + trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo; ngươì truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi + lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải cung kính lễ phép ngang hàng với vua + chúa luôn có phi tần hầu trực tác giả không được trực tiếp gặp chúa “phải khúm núm đứng chờ từ xa” + Thế tử có tới 7-8 thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bêntác giả phải lạy 4 lạy - Đánh giá về cung cách sinh hoạt: => đó là những nghi lễ khuôn phépcho thấy sự cao sang quyền quí đến tột cùng => là cuộc sống xa hoa hưởng lạc, sự lộng hành của phủ chúa => đó là cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua . c. Cách nhìn, thái độ của tác giả: - Khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa - Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây - Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do 2. Tài năng, y đức của Lê Hữu Trác: - Có sự mâu thuẫn, giằng co: + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trối buộc. + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông. - Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm. - Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ - Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà 3. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả: - Quan sát tỉ mỉ (Quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử Cán ở) - Ghi chép trung thực (Từ việc ngồi chờ ở phòng chè đến bữa cơm sáng; từ việc xem bệnh cho thế tử Cán đến việc ghi đơn thuốc; cách thế tử ngồi trên sập vàng chễm chệ, ban một lời khen khi một cụ già quỳ dưới đất lạy bốn lạy; chi tiết bên trong cái màn là, nơi Thánh thượng đang ngự) - Tả cảnh sinh động - Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và sự việc III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ (SGK) D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố 2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”. *RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 1 Tiết 3 Tiếng Việt TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. Mục tiêu bài học. Giúp học viên: - Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. - Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. - Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương tiện: - Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu khác - Học sinh: SGK, vở bài soạn. 2. Phương pháp: thảo luận nhóm, diễn giảng, vấn đáp C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt. Gv: gọi HV đọc phần I SGK và trả lời câu hỏi. Gv: Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội? Gv: tính chung của ngôn ngữ bao gồm những yếu tố nào? Gv: tính chung của ngôn ngữ về mặt quy tắc, phương thức cấu tạo bao gồm những gì? Gv: gọi HV đọc phần II và trả lời câu hỏi: Lời nói - ngôn ngữ có mang dấu ấn cá nhân không? Tại sao? Gv: tổ chức một trò chơi giúp HV nhận diện tên bạn mình qua giọng nói. - Chia làm 4 đội chơi. Mỗi đội cử một bạn nói một câu bất kỳ. Các đội còn lại nhắm mắt nghe và đoán người nói là ai? Các nhóm trình chiếu giấy trong và phân tích: Gv: yêu cầu HV tìm một ví dụ ( câu thơ, câu văn ) mà theo đội em cho là mang phong cách cá nhân tác giả, có tính sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ? Gv: gọi HV đọc phần ghi nhớ SGK. Gv: định hướng HV làm bài tập. Trao đổi cặp. Gọi trình bày. Chấm điểm. I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. - Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp: biểu hiện, lĩnh hội. - Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội. 1.Tính chung của ngôn ngữ. - Bao gồm: + Các âm ( Nguyên âm, phụ âm ) + Các thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang). + Các tiếng (âm tiết ). + Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ) 2. Qui tắc chung, phương thức chung. - Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức. - Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng. Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo. II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân. - Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai. - Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương - Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ - Việc tạo ra những từ mới. - Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung. Phong cách ngôn ngữ cá nhân. III. Ghi nhớ. - SGK III. Luyện tập. Bài tập 1 - Từ " Thôi " dùng với nghĩa mới: Chấm dứt, kết thúc cuộc đời - đã mất - đã chết. - Cách nói giảm - nói tránh - lời nói cá nhân Nguyễn Khuyến. Bài tập 2. - Đảo trật tự từ: Vị ngữ đứng trước chủ ngữ, danh từ trung tâm trước danh từ chỉ loại. - Tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ - Cá tính nhà thơ Hồ Xuân Hương. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố 2. Dặn dò: - Chuẩn bị viết bài làm văn số 1. *RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: